thu hồi đất
Phương thức quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất được hiểu là các cách thức thực hiện quyền lực Nhà nước để áp dụng hiệu quả các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để quản lý, điều hành việc đền bù giá trị đất và tài sản trên đất của chủ sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nhằm thuận lợi trong việc tái thiết cuộc sống cho người dân bị di dời đến nơi ở mới theo hướng bền vững; cũng như đáp ứng tốt u cầu quản lý kiểm sốt q trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng trưởng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Hiện đã có 13 Điều của Luật đất đai năm 2013 (từ Điều 74 đến Điều 87) quy định trên nhiều vấn đề: quy định nguyên tắc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất; các điều kiện được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích quốc gia, cơng cộng; bồi thường về chi phí đầu tư vào đất cịn lại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng; bồi thường đất và chi phí đầu tư vào đất cịn lại khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế, cơ sở tôn giáo…
Từ các quy định đề cập trên cho thấy rằng, Luật đất đai đã chú trọng công tác Quản lý Nhà nước về hỗ trợ, bồi thường, thu hồi đất; quan tâm đến nhu cầu sinh kế đời sống của người có đất thu hồi bằng việc xác lập cơ chế bồi thường bằng đất, bằng tiền, bằng nhà; các quy định hỗ trợ để ổn định cuộc sống, nâng định mức bồi thường đất nông nghiệp, quy định về đào tạo chuyển đổi nghề cho người nông dân… Tuy vậy, một số quy định về hỗ trợ, bồi thường trong pháp luật hiện hành vẫn chưa giải quyết triệt để các bất cập, vướng mắc cũng như chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Do vậy, để tăng cường cơng tác Quản lý, có những phương thức Quản lý hiệu quả, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất, theo đó việc áp dụng những phương thức quản lý nhà nước về hỗ trợ, bồi thường, thu hồi đất cần lưu ý:
Một là, cần coi việc bồi thường đất không chỉ dừng lại ở tư cách là tài sản, mà cần quan niệm đó cịn là tài ngun, là tư liệu sản xuất.
Pháp luật đất đai hiện hành vẫn xác lập nguyên tắc khi Nhà nước lấy đất thì bồi thường đất cùng loại, nếu trường hợp khơng có đất cùng loại thì bồi thường tiền có giá trị tương đương. Cách thức tiếp cận này dựa trên cơ sở xem đất đai là tài sản có thể được thanh tốn bằng tiền bồi thường để mua một thửa đất tương đương.
Trên thực tế, đất đai ngồi có ý nghĩa là tài sản, thì nó là tư liệu sản xuất, là tài ngun thiên nhiên và nguồn sống của con người. Bởi đất là tư liệu sản xuất của người bị thu hồi đất, yêu cầu nhà đầu tư dự án thu hồi đất bên cạnh việc bồi thường giá trị như một tài sản, thì họ phải có trách nhiệm bồi thường về sinh kế và thu nhập cho người bị thu hồi đất. Do vậy, khơng thể và khơng nên chỉ phó mặc gánh nặng hỗ trợ đào tạo nghề thuộc về trách nhiệm Nhà nước đối với người bị thu hồi đất, mà cần phải yêu cầu các nhà đầu tư dự án thu hồi đất có trách nhiệm bàn bạc với người
bị thu hồi đất về cơ hội giải quyết việc làm - sinh kế mới cho họ; thậm chí nhà đầu tư phải có trách nhiệm về việc chi trả cho người bị thu hồi đất một khoản tiền tương đương với mức thu từ sử dụng đất trước đây đến thời điểm khi người bị thu hồi đất có việc làm và nguồn thu nhập mới, thực hiện theo nguyên tắc: càng chậm trễ, chi trả đền bù càng lớn nhằm ràng buộc các nhà đầu tư dự án thu hồi đất khơng kéo dài trì hỗn. Từ ngun tắc này buộc nhà đầu tư phải tính tốn kỹ lưỡng trong bài tốn đầu tư và chính quyền địa phương sở tại cũng khơng nên đánh đổi bằng mọi giá vì phong trào dự án. Qua đó sẽ giảm thiểu tình trạng tham nhũng xảy ra từ dự án thu hồi đất cũng như góp phần giữ gìn nguồn lực đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hai là, đa dạng hóa các hình thức bồi thường để đảm bảo sự lựa chọn hợp lý và nhận được sự đồng thuận xã hội.
Nếu áp dụng hình thức bồi thường mà thiếu sự đồng thuận của người dân sẽ phát sinh các khiếu kiện về đất là tất yếu. Hầu hết các nước trên thế giới áp dụng các cơ chế bồi thường theo hướng linh hoạt nhằm đạt tới sự đồng thuận xã hội. Trong đó, có hai cơ chế tiêu biểu được áp dụng phổ biến, đó là “chia sẻ lợi ích”;
“góp đất và điều chỉnh lại đất đai”. Qua đó, việc xây dựng các nguồn vốn cho phát triển ở các địa phương, cũng như tạo lập các quan hệ đối tác mang tính dài hạn giữa nhà đầu tư dự án và cộng đồng cư dân địa phương sở tại được nhiều quốc gia áp dụng lựa chọn cơ chế “chia sẻ lợi ích”. Nội dung của cơ chế “chia sẻ lợi ích” bao hàm: chuyển một phần nguồn thu vào ngân sách cho chính quyền địa phương và chia sẻ một phần nguồn thu cho các đối tượng bị ảnh hưởng; chính quyền địa phương sở tại được bình đẳng với chủ đầu tư trong quá trình tham gia vào những quyết định vận hành dự án; tạo điều kiện phát triển hạ tầng cho địa phương sở tại, đào tạo nghề và tạo việc làm mới ở khu vực phi nông nghiệp; địa phương thụ hưởng nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong khu vực dự án; giảm giá điện, nước sinh hoạt đối với dân cư địa phương sở tại; khôi phục và phát triển đời sống của cư dân địa phương … Do đó, cần tiếp thu các giá trị từ cơ chế “chia sẻ lợi ích” để tham khảo áp dụng khi tiếp cận phương thức hỗ trợ, bồi thường cho người dân khi triển khai những dự án khai th6ác thủy điện, khai khoáng … để bổ sung vào việc hoàn thiện dự Luật đất đai (sửa đổi)...
Đối với cơ chế “góp đất và điều chỉnh lại đất đai”, đây là một cách thức giải quyết tài chính và quản lý trong phát triển đơ thị. Cơ chế này đã được áp dụng phổ biến rộng rãi ở hầu hết đối với các quốc gia phát triển, các nước có nền cơng nghiệp
mới và đang được áp dụng ở khá nhiều quốc gia ở Đông Nam Á hiện nay như Thái Lan, Indonesia, Malaysia … Nội dung của cơ chế này, đó là: chính quyền có thẩm quyền quyết định thực hiện dự án “góp đất và điều chỉnh lại đất” ở một khu vực địa điểm nhất định khi tiến hành chuyển đất đang sử dụng vào phát triển dự án khu đô thị mới, chỉnh trang lại khu đô thị cũ theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt với một quy hoạch hạ tầng, hệ thống cơ sở sản xuất - kinh doanh, khu dân cư, cơng trình cơng cộng…. Để việc quy hoạch thực hiện theo cơ chế “góp đất và điều chỉnh lại
đất”, căn cứ vào quy mô số dân đang sử dụng đất để bố trí hồn trả cho họ nhận một
diện tích đất đơ thị có giá trị cao hơn giá trị đất họ sử dụng trước đó; với số diện tích đất cịn lại được tổ chức đấu giá nhằm có kinh phí thực hiện dự án. Quy hoạch dựa trên cơ chế này được cộng đồng người dân đang sử dụng đất cùng tham gia thảo luận để đi đến đồng thuận nhằm triển khai dự án. Thực hiện cơ chế này, người bị thu hồi đất luôn được tham gia vào dự án phát triển, tạo động lực chính trong phát triển đơ thị. Do vậy, cần tiếp nhận “cơ chế góp đất và điều chỉnh lại đất đai” cần được tham khảo để hoàn thiện dự luật đất đai về việc áp dụng phương thức hỗ trợ, bồi thường, tái định cư đối với những dự án chỉnh trang khu đô thị cũ và thiết kế khu đô thị mới.
Ba là, nâng cao sự đồng thuận của người dân đối với phương án Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất
Để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra được phương án hỗ trợ, bồi thường, thu hồi đất một cách phù hợp và đạt sự đồng thuận xã hội của người dân, cần bổ sung sửa đổi nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tại Điều 74 Luật đất đai theo hướng: Phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư được duyệt khi và chỉ khi đạt mức tối thiểu 70% ý kiến tham gia đồng ý của người dân địa phương sở tại.
Do mục đích sử dụng, tính chất, các loại đất khác nên giá trị loại đất khác Nhà nước thực bồi thường cụ thể loại đất theo quy định pháp luật như: pháp luật bồi thường nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, pháp luật bồi thường nhà nước thu hồi đất ở, bồi thường nhà nước thu hồi đất tổ chức…
Như vậy qua thực tế thì cơng tác Quản lý Nhà nước, pháp luật bồi thường, hỗ trợ đã phần nào góp phần ổn định đời sống nhân dân, giải quyết được những vấn đề bất cập trong công tác thu hồi đất, đáp ứng được quyền lợi chính đáng của các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất.Tuy nhiên với những quy định pháp luật về bồi thường như trên thì rõ ràng cịnnhiều bất cập cụ thể như sau:
Các quy định hiện hành khơng quy định rõ trường hợp nào thì phải thu hồi, trường hợp nào thì làm thay đổi mục đích sử dụng, hạn chế khả năng sử dụng, nhưthế nào là làm thay đổi mục đích sử dụng, các quy định mang tính chất chungchung, chưa quy định một cách cụ thể, chưa có những phương thức Quản lý đạt hiệu quả cao.
Việc quy định áp giá đất bồi thường cho người bị thu hồi đất vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: Giá đất bồi thường cho người bị thu hồi đất chưa áp sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất; Khơng ít quyết định về giá đất của chính quyền để tính bồi thường đang thiếu cơ sở, bởi đại bộ phận đối tượng bị thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp thường phải chịu thiệt thịi... Thu hồi đất song lại khơng ưu tiên hồn trả bằng đất, mà thường áp dụng chi trả bằng tiền; còn việc thực hiện các dự án lớn đối với tái định cư cho đối tượng bị thu hồi đất ở thì rất nhiều trường hợp chưa được giải quyết thỏa đáng, các điều kiện ở khu tái định cư chưa bảo đảm khả năng sinh kế bền vững. Không bảo đảm công bằng trong những người sử dụng đất chung quanh dự án, cơng trình đang triển khai (đặc biệt là các dự án, cơng trình mở rộng đường giao thơng thuộc khu dân cư); có người đang sử dụng đất ở vị trí thuận lợi (thí dụ giáp mặt đường) nay bị thu hồi tồn bộ đất phải ở nơi khác, có người đang sử dụng đất ở vị trí khơng thuận lợi nay ngẫu nhiên được ở vị trí thuận lợi và đương nhiên nhận được giá trị tăng thêm của quyền sử dụng đất do dự án. Đó là những hạn chế của phương thức Quản lý, triển khai bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung cũng như cơ chế bồi thường đối với đất thuộc các cơng trình cơng cộng, các cơng trình có tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.