Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 87)

khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Quốc hội và Chính phủ, cần tiếp tục hồn thiện các quy định của pháp luật như sửa đổi bổ sung quy định về thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng của Luật Đất đai theo hướng cơ cấu thành một điều luật độc lập với các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh và trong bản thân điều luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; cũng cần phân biệt hai trường hợp: Thu hồi đất để tạo quỹ “đất sạch” theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, địa phương; Thu hồi đất để thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư cụ thể.

Bổ sung một số trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng quy định tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể: Thu hồi đất để tạo quỹ đất thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phế duyệt; Thu hồi hồi đất để thực hiện các dự án bồi thường, dự án BOT; Thu hồi đất để thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngồi.

Việc hồn thiện thể chế chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải dựa trên sự thiết lập tính khả thi của các quy định trong hệ thống pháp luật

liên quan lĩnh vực này, phải xuất phát từ nhu cầu thiết thân của xã hội, của đối tượng TĐC thu hồi đất và đáp ứng từng bước nhu cầu đó. Vì thế, các chính sách trong quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất cần hạch toán căn bản về các phương diện của lợi ích (kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường) cho người dân đến chỗ ở mới được thụ hưởng để họ có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nội dung này cần hạch toán và lồng ghép chặt chẽ trong triển khai chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương; và cần xem đó là yêu cầu “cứng”. Đồng thời, sớm xây dựng cụ thể về hệ tiêu chí đo lường mức sống của người dân để xác định mức sống tối thiểu theo khu vực, cũng như xác định rõ thế nào là mức sống nơi

ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ đối với khu vực thu hồi đất và TĐC. Cần lượng hóa cụ thể về việc “bảo đảm người bị thu hồi đất có nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ”: khơng chỉ phải thỏa mãn những tiêu chí về nhà ở, giao thơng, trường học, trạm xá, chợ, mà cịn quan trọng hơn là phải đáp ứng được tiêu chí về bảo đảm phục hồi sinh kế - đời sống bền vững. Đồng thời, cần rà soát lại bổ sung/ sửa đổi để hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo tính thống nhất và tạo tiền đề pháp lý đầy đủ trong phối hợp triển khai và phân công giữa các cơ quan Nhà nước. Đây là các căn cứ khoa học và pháp lý để xác định, theo dõi, đánh giá, giám sát được mức độ quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Tăng cường chú trọng thể chế hóa pháp luật về địa vị vai trò và trách nhiệm trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và vị trí của các cá nhân cơng chức trong quản lý Nhà nước về tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. Về dài hạn, cần xác lập cơ sở pháp lý cho việc hoạch định và thông qua Luật thu hồi đất.

Đẩy mạnh cơng khai hóa, minh bạch hóa q trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó để đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên liên quan thì Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công khai minh bạch từ việc thông báo công khai thu hồi, thời gian, kế hoạch, phương án….để người dân được biết.

Xác lập cơ chế và tăng cường chế tài xử lý đủ mạnh để xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm trễ kéo dài trong nhiều năm. Đặt quy định “cứng” đối với công tác giám sát, kiểm tra là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động quản lý Nhà nước để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường, điều chỉnh kịp thời chính sách bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm hướng các tác động xã hội của dự án thu hồi đất diễn ra theo chiều thuận thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững. Thiết lập hệ thống thông tin, báo cáo và đánh giá.

Tiếp tục hồn thiện hơn nữa chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác Quản lý Nhà nước về bồi thường.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Tăng cường cơng tác tuyền truyền pháp luật đất đai, chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân để nhân dân biết và chấp hành; phát huy tốt hơn nữa vai trò của các tổ chức quần chúng, các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nơng dân… trong cơng tác Quản lý, thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất

Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất Quản lý Nhà nước về cơng tác bồi thường trên phạm vi tồn quốc, có sự phân cơng, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Tổ chức bộ máy phải được kiện tồn để có đủ đội ngũ cán bộ, cơng chức có kiến thức và năng lực cơng tác phù hợp; làm việc mang tính nghề nghiệp chuyên trách và ổn định. Đó là những cơng chức thay mặt Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cơng dân trong q trình thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất. Đồng thời là những người thực thi cơng vụ với tính chun nghiệp cao trong lĩnh vực công tác này.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến cơng tác bồi thường cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương. Phải thường xuyên quan tâm thực hiện có kết quả việc đánh giá phân loại công chức trong đội ngũ chun trách để có hình thức động viên, khen thưởng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế. Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp

với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức chuyên trách này, để khắc phục tâm lý thiếu an tâm, lo ngại trong môi trường làm việc đôi khi rất căng thẳng.

Thứ tư, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đầu tư xây dựng các khu dân cư xong trước khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, đảm bảo về qui mơ diện tích trên cơ sở hạn mức giao đất của địa phương, vị trí hợp lý, đồng bộ về hạ tầng, cơng trình phúc lợi để người dân đồng tình.

Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương cần tăng cường và nâng cao trách nhiệm trong công tác Quản lý Nhà nước, tập trung chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong Quản lý Nhà nước, chú trọng đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác; công khai, minh bạch, dân chủ, cơng bằng q trình xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất. Trong công tác quản lý nhà nước phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, bảo đảm cơng dân khơng bị thiệt thịi do những bất cập của chính sách; cơng tác quản lý, nhất là trong thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng cần phải xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ dân chủ, cơng khai, đúng chính sách, pháp luật, sát thực tế, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Trong q trình thực hiện cần làm tốt cơng tác tun truyền, vận động người dân hiểu, đồng thuận, tự giác chấp hành.

Xây dựng phòng tiếp dân, trụ sở làm việc của Ban bồi thường, tổ chức tốt công tác tiếp công dân, triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân định kỳ, thường xuyên và đột xuất theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bố trí thời gian tiếp cơng dân, trực tiếp gặp và đối thoại với công dân, kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật các vụ việc khiếu nại liên quan đến công tác đền bù, bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất.

* Giải pháp đối với huyện Hiệp Đức

Để đem lại lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, tạo được tiếng nói đồng thuận giữa các bên cần có sự đánh giá tồn diện về cả hai phương diện lý luận

và thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để đưa ra các giải pháp hồn thiện.

Thứ nhất, tăng cường cơng tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Thành lập Trung tâm thông tin về kế hoạch, dự án thu hồi đất đồng bộ từ huyện đến xã, thị trấn. Hiện nay, huyện Hiệp Đức đã có cổng thơng tin điện tử và mạng văn phịng, người dân có thể truy cập được các thủ tục hành chính qua trang website dịch vụ công, song về thông tin đất đai, các dự án thu hồi đất, hỗ trợ, bồi thường… cịn chưa có hoặc có rất ít. Vì vậy, cần có cổng thơng tin về đất đai chuyên biệt, cập nhật liên tục để phục vụ người dân truy cứu thơng tin thuận tiện, tránh tình trạng mù mờ dẫn đến khiếu kiện đáng tiếc như hiện nay.

Thường xuyên cập nhật, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong công tác bồi thường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất (tập trung ở xã, thị trấn); tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp, giám sát và nâng cao hiệu quả Quản lý về bồi thường, hỗ trợ, khiếu nại, tố cáo trong công tác này giữa Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra, Tư pháp, Liên đoàn lao động huyện...

Đa dạng hóa hình thức tun truyền, nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của người dân trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ. Xây dựng các phương án đền bù chi tiết, đầy đủ và công khai cho dân biết để tránh thắc mắc.

Thứ hai, có chính sách ưu tiên trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm, từng bước ổn định cuộc sống của người dân bị thu hồi đất

Chính quyền địa phương phải coi đào tạo nghề và nâng cao trình độ là ưu tiên hàng đầu và cần phải phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo đúng người, đúng nghề, đúng địa chỉ và đúng nhu cầu.

Có chính sách ưu tiên cho người dân có đất bị thu hồi làm dự án tham gia học nghề và giải quyết việc làm tại chỗ. Riêng đối với những lao động lớn tuổi khó tham gia vào các nhà máy, xí nghiệp thì được đào tạo để đưa vào phục vụ các khu công nghiệp như làm bảo vệ, chăm sóc cây, lao cơng...

Có một thực tế là nhiều hộ nơng dân sau khi được đền bù một khoản tiền lớn do khơng có kế hoạch chi tiêu, sử dụng hợp lý nên dần dần tiền hết mà công ăn việc làm cũng khơng có đã trở nên nghèo khó. Vì thế bên cạnh việc tổ chức học nghề, họ cần được tư vấn, hỗ trợ để sau khi bị mất đất sẽ thích ứng được với cuộc sống mới.

Cần có sự hỗ trợ vốn kịp thời cho hộ chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hướng dẫn phương thức sử dụng vốn có được từ chuyển nhượng, đền bù, giải tỏa; phục hồi, phát triển làng nghề thủ cơng; tổ chức mơ hình canh tác nơng nghiệp sinh thái và sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức liên kết nơng dân ít đất thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác sản xuất các nông sản đặc thù… đảm bảo người nông dân và con em họ sinh sống ổn định.

Thứ ba, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ

Trong thời điểm nước ta đồng loạt sửa đổi và ban hành các đạo luật quan trọng như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Hộ tịch, Luật Đất đai vv... thì việc đưa các đạo luật này áp dụng vào thực tiễn là rất cần thiết. Do vậy, huyện Hiệp Đức cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới, những cơ chế, chính sách mới. Đặc biệt là đưa các quy định của pháp luật thực định đến với đội ngũ cán bộ, các thơn nóc vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí, trình độ pháp luật cịn thấp. Từ đó góp phần nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức pháp luật về thu hồi đất và kinh nghiệm giải quyết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về thu hồi đất nói riêng và chính sách đất đai nói chung tại địa phương.

Bên cạnh đó, UBND các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đất đai nói chung cũng như pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ. Phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm và xử lý nghiêm đối với các địa phương không thực hiện hoặc thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách hình thức.

Cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của buổi tập huấn, thời gian tập huấn phù hợp, đối tượng hưởng thụ tập huấn phải được nhân rộng từ nhiều cơ quan, ban ngành, các tầng lớp dân cư; người tun truyền phải có đủ trình độ, năng lực và làm việc có trách nhiệm, sau mỗi đợt tập huấn có thể tổ chức những đợt thi tìm hiểu, các bài viết thu hoạch bắt buộc chuyên sâu về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

cho các hộ dân có đất bị thu hồi... Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải giải thích pháp luật một cách cụ thể, cặn kẽ, rõ ràng và minh bạch, với thái độ tận tâm để người dân được hiểu và tự giác chấp hành...

Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng quy chế hoạt động và chức năng Ban bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)