Phương hướng nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 76)

trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Cũng như nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, các địa phương trên địa bàn cả nước trong đó có huyện Hiệp Đức, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đang từng bước nâng cao hiệu quả Quản lý về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất với những phương hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà

nước thu hồi đất phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Thể chế hóa chủ trương

của Đảng về tạo quỹ “đất sạch” theo Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX. Theo đó, Luật Đất đai cần phải giải quyết hai vấn đề: Cơ chế tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; Công tác bồi thường, hỗ trợ và kết quả lấy ý kiến của người dân.

Phấn đấu hồn thành hàng năm cơng tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất các dự án có phương án bồi thường, hỗ trợ phê duyệt và hoàn thành bàn giao mặt bằng đúng tiến độ đối với các dự án có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phê duyệt theo Luật Đất đai 2013; tập trung hồn thành sớm cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án, cơng trình trọng điểm, cấp bách thuộc Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà

nước thu hồi đất phải đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân có đất bị thu hồi. Khi thực hiện dự án, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư phải thực hiện việc thỏa thuận và thống nhất với người có đất bị thu hồi về mức bồi thường, hỗ trợ để được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm nơi ở mới của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; có cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân phải di chuyển chổ ở được tự lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp với nhu cầu ở, khả năng thanh toán bằng việc nhận tiêu chuẩn tái định cư do cơ quan Nhà nước chuẩn bị hoặc thực hiện tái định cư tự nguyện theo phương thức nhận tiền để tự lo nơi ở mới.

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong thực tế thường xuyên thay đổi, dẫn tới tình trạng người dân có đất so bì, khiếu nại ở dự án thu hồi đất qua nhiều năm; phương án giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất chưa được chuẩn bị kỹ, quan tâm đúng mức. Do đó, để đảm bảo về quyền lợi của người có đất bị thu hồi cần phải đưa vào Hiến pháp và Luật Đất đai sửa đổi một số nguyên tắc khi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng...; nguyên tắc Nhà nước bảo đảm quyền của người sử dụng đất, để người dân yên tâm khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả; quy định trách nhiệm đăng ký đất đai của tất cả những người sử dụng đất vào Hiến pháp và Pháp luật đất đai sẽ góp phần giải quyết thấu lý, đạt tình vấn đề khiếu nại về đất đai bảo đảm vừa đúng luật và hợp lịng dân.

Thứ ba, tăng cường cơng tác Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà

nước thu hồi đất. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ dưới nhiều hình thức, để người dân nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện mọi thủ tục liên quan đến chính sách pháp luật về bồi thường. Đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường, thu hồi đất, thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, nhanh gọn các quy trình, áp giá đền bù và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.

UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, nhất là các xã vùng Đông của huyện tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý hiện trạng các dự án, cơng trình nằm trong trong diện quy hoạch, thu hồi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, xây dựng các cơng trình trên đất lấn, chiếm nhằm đợi dự án đền bù, bồi thường.

Tập trung chỉ đạo hoàn thành đúng tiến độ việc đo đạc lập bản đồ địa chính, kê khai đăng ký, cấp GCN theo dự án xây dựng hệ thống hồ sơ thuộc diện đền bù, bồi thường. Lập hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đối với những hộ dân bị thu hồi đất, đến nơi ở mới; phần diện tích vi phạm pháp luật đất đai không đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất thì kê khai, đăng ký để quản lý. Tiếp tục phản ánh, kiến nghị cấp có thẩm quyền những chính sách bất cập về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Rà soát sửa đổi, bổ sung bảng giá đất thời kỳ 2015-2019 trên địa bàn huyện, đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các trường hợp sai phạm. Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 3431/QĐ-UBND ngày 13/11/2018 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cấp xã trong cơng tác Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là vấn đề then chốt, cần được quan tâm và chú trọng; là cơ sở để xác định và làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm; là thước đo để đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền

trong cơng tác Quản lý về cơng tác bồi thường.

Rà sốt, bổ sung, điều chỉnh hoặc kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành sửa đổi, khắc phục những bất cập, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật liên quan cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phát triển đơ thị và tình hình thực tiễn huyện Hiệp Đức; rà soát, xây dựng, ban hành đồng bộ quy định về phân cơng tổ chức thực hiện và trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật và thực tiễn; xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Thứ tư, Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và sự phối hợp của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và chủ trương quy hoạch thu hồi đất, kế hoạch bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất. Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường công tác chỉ đạo; Mặt trận, các đồn thể đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi ý thức, hành vi ứng xử, phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai thực hiện cơng tác bồi thường; bồi dưỡng nâng cao năng lực Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất cho cấp xã, thị trấn.

Thường xuyên kiểm tra công tác Quản lý bồi thường của các cơ quan chức năng; kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bồi thường, thu hồi đất. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh về công tác bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.

Tổng hợp lấy ý kiến của nhân dân và các cơ quan chuyên môn trong việc Quy hoạch các cụm công nghiệp, các dự án, công trình, qua đó có kế hoạch bồi thường, đền bù, hỗ trợ hợp lý; Tăng cường thu hút đầu tư đối với những ngành công nghiệp sạch, lựa chọn các nhà đầu tư ở các lĩnh vực ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát q trình triển khai, thực hiện cơng tác Quản lý, Kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất tại các xã, hạn chế các trường hợp khiếu nại về công tác bồi thường, hỗ trợ tại địa phương.

Trong từng phương hướng, UBND huyện phân cơng rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian hoàn thành. UBND huyện giao UBND các xã căn cứ vào Chỉ

thị của Ban Thường vụ Huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện và tình hình thực tiễn cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn để xây dựng kế hoạch với mục tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể, thông qua Ban Thường vụ huyện ủy và tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện; kịp thời báo cáo đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong q trình triển khai thực hiện.

Hy vọng với những phương hướng trên đây cùng sự chung sức, chung lòng của các cấp, các ngành, cùng nhau quyết tâm, nỗ lực và sáng tạo trong triển khai các nhiệm vụ để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2019 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)