việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đang lưu giữ và đối chiếu với các quy định hiện hành thấy rằng trình tự, thủ tục cơng tác bồi thường, hỗ trợ, nghiên cứu đã thực hiện đúng quy định. Về cơ bản các hộ dân bị thu hồi đất ủng hộ với chủ trương thu hồi đất của chính quyền địa phương. Kết quả điều tra cho thấy khơng có đơn thư khiếu nại vượt cấp. Có một số hộ gia đình, cá nhân chưa thống nhất cao theo phương án đã duyệt do giá bồi thường đất ở thấp hơn giá thị trường nhưng lại khơng có đơn khiếu nại. Điều đó cho thấy việc thực hiện chính sách đã đúng theo quy định. Các hộ gia đình đã có trách nhiệm và tinh thần hợp tác cao trong việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện.
Cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện hầu hết là kiêm nhiệm và được trưng dụng từ nhiều ngành. Do đó, nhân lực trực tiếp thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất vừa thiếu, vừa yếu, khơng ổn định. Việc truyền đạt chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân chưa được thông suốt, chưa thuyết phục được nhân dân. Trong khi đó, đây là cơng việc khó khăn phức tạp, phải tiếp xúc với nhiều đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau. Điều kiện và phương tiện làm việc của các Ban thiếu thốn. Thù lao cho người làm công tác này chưa hợp lý, nên chưa động viên được cán bộ tâm huyết với công việc, dẫn đến hiệu quả thấp. Công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất hiện nay chủ yếu là do chính quyền thực hiện. Cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể đã có nhưng chưa được thực hiện tốt. Cơng tác vận động, thuyết phục, tuyên truyền chính sách bồi thường của Đảng và Nhà nước chưa thường xuyên. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai quy hoạch, phân khu chức năng thực hiện chưa đầy đủ. Nhiều nơi đã có quy hoạch nhưng lại chưa được tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân. Vì thế, khi thực hiện bồi thường người dân mới biết là mình đã làm nhà hoặc trồng cây vào nơi quy hoạch. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ khi thực hiện công tác bồi thường. Nhiều phần tử xấu đã lợi dụng kẽ hở này để trục lợi và lôi kéo nhân dân khiếu kiện, gây ra những căng thẳng bức xúc trong xã hội.
Công tác thống kê đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu của người có đất bị thu hồi chưa rõ ràng, rành mạch, dẫn đến việc lập phương án bồi thường không đúng quy định, làm chậm tiến độ thẩm định. Nhiều trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ đã trình duyệt, làm cho quá trình thẩm định phải bổ sung chỉnh sửa nhiều lần cũng làm chậm
tiến độ thực hiện dự án.
Tiến độ thực hiện và chất lượng các khu tái định cư chưa đáp ứng được yêu cầu nên đã phát sinh mâu thuẫn là khơng có đất để bố trí cho số hộ thuộc diện tái định cư. Đến khi có đất để bố trí tái định cư thì đơn giá, chính sách lại thay đổi do đó người dân khơng chấp nhận phương án bồi thường đã phê duyệt. Đây là trở ngại lớn đã và đang làm chậm tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ các cơng trình, dự án, ảnh hưởng chung đến cơng tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Thời gian qua, việc thực hiện thu hồi đất trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thẩm quyền luật định.
- Các dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện đều thuộc danh mục thu hồi đất do HĐND tỉnh thông qua và được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
- Thẩm quyền thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai, theo đó UBND huyện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình; UBND tỉnh quyết định thu hồi đất của tổ chức; riêng thu hồi đất có cả hộ gia đình và tổ chức do UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện thực hiện.
- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Thơng báo thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thông báo rộng rãi và được niêm yết công khai tại trụ sở
UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa thơn, làng để người dân biết, thực hiện, khơng có trường hợp nào phải cưỡng chế thi hành.
- Việc xác định giá đất căn cứ vào giá đất cụ thể do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thu hồi đất, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với đơn vị tư vấn độc lập để tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng giá đất cụ thể, trình Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.
- Nguồn kinh phí để chi trả cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc kinh phí của dự án, được bố trí sử dụng theo quy định.
Kết quả cụ thể:
là: 81,01 ha, trong đó:
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng - an ninh: 0 ha;
+ Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội của huyện: 81,01 ha; + Thu hồi của hộ gia đình, cá nhân: 79,2 ha;
+ Thu hồi của tổ chức: 1,81 ha.
- Tổng diện tích đã bồi thường, giải phóng mặt bằng: 81,01 ha, trong đó: + Đất nơng nghiệp: 80,78 ha;
+ Đất phi nơng nghiệp: 0,23 ha (trong đó đất ở 0.12 ha); + Đất chưa sử dụng: 0 ha.
- Số hộ bị ảnh hưởng: 1.022 hộ
- Tổng số tiền đã chi trả bồi thường, hỗ trợ: 33.090.931.748 đồng, trong đó: + Bồi thường thu hồi đất: 7.450.607.658 đồng;
+ Bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi: 14.841.495.053 đồng (trong đó bồi
thường nhà ở và cơng trình xây dựng 4.682.531.365 đồng);
+ Hỗ trợ thu hồi đất: 10.798.829.037 đồng (trong đó hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 625.337.800 đồng; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm 8.281.121.374 đồng; hỗ trợ khác 1.892.369.863 đồng).
- Số lượng dự án triển khai trên địa bàn: 22 dự án, trong đó, tất cả các dự án đều bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.
Hiện tại huyện Hiệp Đức đã thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất, nên Trung tâm sẽ kết hợp cùng Ban Bồi thường để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, tại huyện cũng thành lập thêm tổ thẩm định làm nhiệm vụ thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ. Ban bồi thường, hỗ trợ huyện là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định. Ban bồi thường huyện là cơ quan thường trực, là đầu mối chuyên môn và tham mưu giúp UBND huyện về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho tất cả các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương. Thành viên của Ban bồi thường tham gia với tư cách Thường trực của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ do UBND huyện thành lập. Ban bồi thường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các ban, ngành
huyện đối với các hoạt động liên quan.
Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và tạo việc làm chủ yếu được chi trả bằng tiền mặt mà chưa có giải pháp cụ thể, nhất là đối với các hộ gia đình bị thu hồi 70% diện tích đất nơng nghiệp, số lao động trong độ tuổi lao động ngày càng dư thừa, khơng có cơng ăn việc làm dẫn đến nảy sinh tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh trên địa bàn.
Qua thực tiễn về việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Hiệp Đức cho thấy hiện nay công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, giá đất bồi thường thiệt hại chưa phù hợp
+ Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tên thị trường, có trường hợp sự chênh lệch này tỷ lệ còn khá cao.
+ Giá đất bồi thường ở các địa phương lại khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp dụng khung giá đất riêng dẫn đến thắc mắc, trong cư dân ở những địa bàn giáp ranh giữa huyện này với huyện kia.
Thứ hai, chính sách hỗ trợ
+ Chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất khó.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng số lao động địa phương, những người có đất bị thu hồi.
+ Chính sách hỗ trợ khơng đủ, đặc biệt người có đất bị thu hồi hết đất nông nghiệp, thu hồi hết đất, khơng biết làm gì, vì khơng có tay nghề, chun mơn kĩ thuật để xin vào làm các doanh nghiệp…
Thứ ba, công tác công khai quy hoạch chưa thường xuyên
– Việc cán bộ làm công tác bồi thường không công khai kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân biết làm cho người bị thu hồi đất khơng có được những thơng tin cần thiết, diễn ra khá phổ biến.
– Một vài cán bộ đất đai cố tình làm sai có tính lợi ích cá nhân dẫn đến khơng công bằng trong bồi thường, gây ra nhiều bức xúc, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài.
Thứ tư, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cịn nhiều bất cập,
cũng là khó khăn trong việc bồi thường thiệt hại mà chúng ta phải đề cập.
+ Nhiều địa phương đã cấp “sổ đỏ” nhưng chưa giao cho người dân do cán bộ địa chính quan liêu, hoặc người dân ngại tốn kém tiền bạc chi phí cho việc lấy chứng nhận quyền sử dụng đất… cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến công tác bồi