Cơ cấu tổchức

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 29 - 30)

Cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao các nước thường được sắp xếp khác nhau và được quy định căn cứ vào truyền thống và đặc trưng của các mối quan hệ giữa nước cử đại diện với nước nhận đại diện. Thông thường trong đại sứ quán có các bộ phận: văn phòng, phòng chính trị, phòng kinh tế, phòng văn hoá, phòng lãnh sự, tuỳ viên quân sự. b. Thành viên Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được chia làm ba loại:

Viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ. (Điều 1, Công ước Viên 1961).

- Viên chức ngoại giao: là những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao (còn được gọi là những người có thân phận ngoại giao). bao gồm: đại sứ, công sứ, tham tán, các tuỳ viên quân sự, các bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, thứ ba và tuỳ viên (văn hoá, báo chí...)

- Nhân viên hành chính - kỹ thuật: Là những người làm các công việc mang tính hành chính - kỹ thuật của cơ quan đại diện, bao gồm: nhân viên tài vụ, phiên dịch, văn thư, đánh máy...

- Nhân viên phục vụ: là những người làm công việc phục vụ cho cơ quan đại diện, gồm: lái xe, gác cổng, làm vườn, nấu ăn, thợ điện, nước...

Về nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện, tuy nhiên, công dân của nước nhận đại diện hoặc công dân của một nước thứ ba có thể giữ chức vụ ngoại giao nếu được nước nhận đại diện đồng ý. Đối với nhân viên hành chính - kỹ thuật và nhân viên phục vụ thì không cần phải có sự đồng ý này. (Điều 8, Công ước Viên 1961). Nước nhận đại diện có thể bất kỳ lúc nào và không nói rõ lý do, báo cho nước cử đại diện biết rằng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc bất cứ một viên chức nào của cơ quan đại diện ngoại giao là người bị bất tín nhiệm hoặc không được chấp thuận (persona non grata). Nước cử đại diện tuỳ theo từng trường hợp mà triệu hồi đương sự hoặc đình chỉ chức trách của đương sự. (Điều 9, Công ước Viên 1961).

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w