Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 31 - 32)

v Quyền miễn trừ:

- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở: Chính quyền nước sở tại không được phép vào trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao nếu không có sự đồng ý của người

đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn ngừa nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao khỏi bị xâm chiếm hoặc làm hư hại, để đảm bảo an ninh cho cơ quan đại diện ngoại giao không bị quấy rối hoặc phẩm cách của cơ quan không bị xâm hại. Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, tài sản trong trụ sở kể cả phương tiện đi lại của cơ quan này không thể bị khám xét, trưng thu, trưng dụng, tịch biên hoặc áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án. (Điều 22, Công ước Viên 1961). Tuy nhiên, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không được dùng vào những mục đích không phù hợp với chức năng của cơ quan này. Ví dụ cơ quan đại diện ngoại giao không được phép dùng trụ sở của mình để che giấu cho các tội phạm đang bị truy nã hoặc sử dụng trụ sở và hoạt động kinh doanh, thương mại. (Khoản 3, Điều 41) - Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu: Hồ sơ lưu trữ và tài liệu, giấy tờ của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm vào bất cứ lúc nào và ở đâu. Điều này có nghĩa là ngay cả khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt hoặc có xung đột vũ trang thì quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, giấy tờ này vẫn được đảm bảo. (Điều 24) - Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao, valy ngoại giao: Khi thực hiện chức năng của mình, túi ngoại giao giao và thư tín ngoại giao không bị mở, không bị giữ. Tuy nhiên, trong túi ngoại giao chỉ được chứa đựng các tài liệu ngoại giao và đồ đạc dành cho việc sử dụng chính thức. Với yêu cầu này thì tất cả bưu phẩm và thư tín ngoại giao cần phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết. (Khoản 2, 3, 4 Điều 27)

- Quyền miễn thuế và lệ phí: Cơ quan ngoại giao được miễn các loại thuế và lệ phí đối với trụ sở của mình, trừ các khoản phải trả cho các dịch vụ cụ thể; được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với các đồ đạc phụ vụ cho công việc chính thức của cơ quan; Các khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức của mình cũng được miễn thuế và lệ phí. (Điều 23) v Quyền ưu đãi:

- Quyền tự do thông tin liên lạc: Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền tự do liên lạc với chính phủ nước mình và các cơ quan đại diện khác, các lãnh sự tại bất cứ nơi nào, bằng tất cả các phương tiện hợp pháp, kể cả giao thông viên ngoại giao và các điện tín bằng mật mã hoặc bằng số hiệu. Nếu được nước sở tại đồng ý, cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể đặt một máy phát tín hiệu bằng vô tuyến điện. (Khoản 1 Điều 27) - Quyền treo quốc kỳ, quốc huy: Cơ quan đại diện ngoại giao và người đứng đầu cơ quan đại có quyền treo quốc kỳ, quốc huy tại trụ sở của mình, kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. (Điều 20)

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 31 - 32)