Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 32 - 34)

Luật quốc tế dành cho viên chức ngoại giao những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt và toàn diện nhất, giúp họ có thể thực hiện một cách hiệu quả chức năng được nhà nước mình giao cho khi công tác ở nước nhận đại diện

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối. họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào (Điều 29) - Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu: Nơi ở của viên chức ngoại giao (bao gồm nhà riêng, căn hộ trong khu tập thể, phòng trong khách sạn) được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy chế ngoại giao và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao. Tài liệu, thư tín ngoại giao, tài sản và phương tiện đi lại của viên chức ngoại giao cũng không thể bị kiểm soát. Viên chức ngoại giao có quyền gửi những văn thư, báo cáo cho chính phủ nước mình bằng công hàm mật, ký hiệu, mã hiệu… mà không bị chính quyền nước sở tại kiểm soát. (Điều 30)

- Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và hành chính: Về hình sự: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự một cách tuyệt đối. Tức là viên chức ngoại giao không thể bị bắt giam, truy tố hoặc đưa ra xét xử trước toà án của nước nhận đại diện dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù họ có phạm tội nghiêm trọng đến đâu (Điều 31). Trong trường hợp này, nước nhận đại diện chỉ có thể tuyên bố bất tín nhiệm đối với viên chức ngoại giao này, yêu cầu nước cử đại diện triệu hồi đương sự về nước, yêu cầu xét xử đương sự hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại… Chỉ có chính phủ nước cử đại diện mới có quyền khước từ quyền này đối với viên chức ngoại giao của mình. Tuy nhiên, việc khước từ này phải được thể hiện một cách chính thức, rõ ràng bằng văn bản. Về dân sự: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử, nhưng quyền này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Cụ thể, họ sẽ không được miễn trừ xét xử dân sự trong ba trường hợp sau: trong một vụ kiện liên quan đến bất động sản tư trên lãnh thổ nước nhận đại diện (Trừ phi viên chức ngoại giao có bất động sản do nhân danh nước cử đại diện và để phục vụ cho đoàn ngoại giao); Trong một vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý, người thừa kế hoặc người hưởng gia tài theo di chúc, với tư cách cá nhân chứ không nhân danh nước cử đại diện; Trong một vụ kiện về bất kỳ một nghề tự do hoặc hoạt động thương mại gì của viên chức ngoại giao làm ngoài chức vụ chính thức của mình ở nước nhận đại diện. (Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 31). Về hành chính: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xử phát hành chính một cách tuyệt đối. Ngoài ra, viên chức ngoại giao còn được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án, trừ trường hợp họ phải chấp nhận sự tài phán liên quan đến các vụ việc dân sự kể trên. Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp thi hành án thì việc thi hành đó phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của viên chức ngoại giao. Viên chức ngoại giao cũng không bị bắt buộc phải ra làm chứng trừ khi chính họ từ chối quyền này.

- Quyền được miễn thuế: Viên chức ngoại giao được miễn các khoản thuế và lệ phí, trừ thuế và lệ phí đối với bất động sản tư có trên lãnh thổ của nước nhận đại diện, thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể (Điều 34).

- Quyền miễn trừ hải quan: Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự)

đối với đồ dùng cá nhân của họ và thành viên của gia đình họ. Hành lý cá nhân

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 32 - 34)