II. CÁC BIỆN PHÁP HÒA BÌNH GIẢIQUYẾT TRANH CHẤPQUỐC TẾ Đánh dấu là đã hoàn thành
g. Cơ chế giảiquyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế (Tòa trọng tài thường trực Permanent Court of Arbitration PCA)
thường trực - Permanent Court of Arbitration - PCA)
Giài quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế, theo đó, các quốc gia là các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận trao cho một hoặc một số cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan.
Chính thức thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động năm 1902, có trụ ở La Hay (The Hague), Hà Lan. Hiện nay PCA giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế, bao gồm: Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia; Tranh chấp giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế; Tranh chấp giữa hai hay nhiều tổ chức quốc tế; Tranh chấp giữa một quốc gia với thể nhân; Tranh chấp giữa một tổ chức quốc tế với một thể nhân.
Thẩm quyền của PCA: Nguyên tắc cơ bản cho việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho Hội đồng trọng tài (sau đây gọi là Tòa Trọng tài) được thành lập theo quy chế thích hợp cho từng vụ kiện do các bên liên quan thỏa thuận gửi lên PCA, hay còn gọi là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể tồn tại dưới dạng tuyên bố riêng biệt của mỗi bên, hoặc có thể là một điều khoản được quy định trong một điều ước quốc tế, hoặc dưới dạng các cam kết pháp lý khác, trong đó nêu rằng, mọi tranh chấp nảy sinh giữa các bên sẽ được giải quyết tại PCA.
PCA sẽ trao quyền phán xử cho một Hội đồng trọng tài với các tranh chấp nằm trong thẩm quyền giải quyết của PCA.Để xác định rõ thẩm quyền của PCA đối với các tranh chấp, thỏa thuận trọng tài được tách biệt ra khỏi các tuyên bố pháp lý mà nó chứa đựng thỏa thuận trọng tài trong đó.
Việc chọn lựa luật áp dựng cho phán quyết trọng tài sẽ do các bên tự thỏa thuận lựa chọn. Trong trường hợp không có thỏa thuận lựa chọn, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định lựa chọn luật áp dụng trên nguyên tắc chung của luật quốc tế.
Hiện PCA đang là nơi đăng ký của 5 thiết chế trọng tài xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia với nhau, 55 thiết chế trọng tài xét xử về các tranh chấp giữa các nhà đầu tư với các quốc gia, 34 thiết chế trọng tài xét xử về các thỏa thuận,
hợp đồng giữa các quốc gia, chính quyền đang đại diện cho một thực thể lãnh thổ nào đó, và các tổ chức quốc tế.
CHƯƠNG 4: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ
4.1. Khái niệm và phân loại trách nhiệm pháp lý quốc tế
4.1.1. Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là hệ quả pháp lý phát sinh khi quốc gia có hành vi sai phạm quốc tế (gọi tắt là trách nhiệm quốc gia – state
responsibility). Nguồn của luật quốc tế điều chỉnh trách nhiệm quốc gia là tập quán quốc tế; cho đến nay không có bất kỳ điều ước quốc tế chung nào được ký kết trong ngành luật này. Văn bản quan trọng nhất về trách nhiệm quốc gia là một văn bản không ràng buộc, đính kèm theo một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc – Các điều khoản về trách nhiệm quốc tế của quốc gia cho hành vi sai phạm quốc tế năm 2001 (Articles on International Responsibility of States for Internationally Wrongful Acts – viết tắt là ARSIWA). Khác với các dự thảo điều khoản từng được soạn thảo, ILC không khuyến nghị Đại hội đồng thông qua như một công ước quốc tế hay triệu tập một hội nghị ngoại giao để thông qua công ước như thế. Về nguyên tắc văn bản ARSIWA chỉ nên được xem là ý kiến học giả hoặc luật mềm, nhưng nhiều điều khoản trong ARSIWA đã từng được các toà án quốc tế công nhận là phản ánh tập quán quốc tế.
Cũng lưu ý rằng trong luật pháp quốc tế, không có sự phân chia thành các hình thức trách nhiệm pháp lý như trong hệ thống pháp luật quốc gia. Thông thường, luật pháp quốc gia thường chia trách nhiệm pháp lý thành trách nhiệm trách nhiệm dân sự – trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hợp đồng (contractual) và trách nhiệm ngoài hợp đồng (tortious).Pháp luật Việt Nam phân chia trách nhiệm thành trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật. Trong luật pháp quốc tế, trách nhiệm pháp lý của một quốc gia chỉ đơn thuần là các nghĩa vụ phát sinh do vi phạm luật pháp quốc tế. Cũng lưu ý rằng trong chỉ duy nhất luật hình sự quốc tế, luật pháp quốc tế có quy định riêng về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm này chỉ áp dụng cho các cá nhân.Ví dụ nếu một quốc gia xâm lược quốc gia khác thì hành vi xâm lượng sẽ làm phát sinh trách nhiệm pháp lý cho quốc gia, còn trách nhiệm hình sự sẽ áp dụng cho lãnh đạo của quốc gia đó nếu có vi phạm luật nhân đạo quốc tế.
Điều 1 ARSIWA quy định rằng “Mỗi hành vi sai phạm quốc tế của một Quốc gia đều làm phát sinh trách nhiệm quốc tế đối với Quốc gia đó.” Quy định này đã được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng như một quy định hay nguyên tắc pháp lý quốc tế từ rất lâu (như Toà PCIJ) cho đến hiện nay.Các phần dưới sẽ giới thiệu sơ lược về (1) hành vi sai phạm quốc tế, (2) Nội dung của trách nhiệm pháp lý quốc tế, (3) các hoàn cảnh loại trừ tính sai phạm quốc tế, và (4) vi phạm quy phạm jus cogens.
- Căn cứ vào hành vi và hậu quả, trách nhiệm pháp lý quốc tế được phân thành trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan và trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan.
- Căn cứ vào cách thức thực hiện, trách nhiệm pháp lý quốc tế được phân thành trách nhiệm pháp lý quốc tế vật chất và trách nhiệm pháp lý quốc tế phi vật chất.
4.2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan
4.2.1. Khái niệm
- Là nghĩa vụ quốc tế được đặt ra đối với chủ thể luật quốc tế thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
4.2.2. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý
a. Cơ sở pháp lý:
- Dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật: Điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của Tòa án và trọng tài quốc tế, các văn bản của tổ chức quốc tế và văn bản đơn phương của quốc gia.
b. Cơ sở thực tiễn
- Có hành vi trái pháp luật. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng nhất để xác lập trách nhiệm pháp lý quốc tế cho chủ thể thực hiện hành vi.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra (về vật chất và tinh thần). Dùng để xác định mức độ chủ thể thực hiện hành vi phải gánh chịu.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi (có thể thông qua hành vi của cá nhân, tổ chức đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế).
4.3. Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan
4.3.1. Khái niệm
- Là nghĩa vụquốc tế được đặt ra đối với chủ thể luật quốc tế thực hiện hành
vimà pháp luật quốc tế không cấm nhưng hành vi này gây thiệt hại cho chủ thể khác.
4.3.2. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý
a. Cơ sở pháp lý:
- Dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật: Điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của Tòa án và trọng tài quốc tế, các văn bản của tổ chức quốc tế và văn bản đơn phương của quốc gia.
b. Cơ sở thực tiễn
- Có sự kiện là phát sinh hiệu lực áp dụng của các quy phạm pháp lý nêu trên. Là loại thiệt hại nằm ngoài ý chí của chủ thể sử dụng, bất chấp các biện pháp đảm bảo mà quốc gia hữu quan đã áp dụng trong khi sử dụng.
- Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra (về vật chất và tinh thần). Dùng để xác định mức độ chủ thể thực hiện hành vi phải gánh chịu.Và đây cũng là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận định trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi (có thể thông qua hành vi của cá nhân, tổ chức đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế).
4.4. Các hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế
4.4.1. Biện pháp vật chất
a. Đền bù (reparation) là việc bồi thường thiệt hại vật chất được thể hiện bằng
tiền, hàng hoá hoặc các dịch vụ. Tổng số thiệt hại cần đền bù, theo nguyên tắc, thường ít hơn nhiều so với thiệt hại thực tế gây ra bởi chiến tranh.
Ví dụ, theo quyết định của Hội nghị Crưm (1945), Đức phải đền bù lên tới 20 tỷ USD, mặc dù trên thực tế thiệt hại đã gây ra cho Liên Xô khi đó rất khó có thể bù đắp; hoặc theo phán quyết của tòa án quốc tế (ICJ) Liên hợp quốc (1996) chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường cho Iran 131 triệu USD vì vụ quân đội Mỹ bắn rơi máy bay dân sự Iran.
b. Phục hồi (restitution) là việc xây dựng lại tình trạng đã tồn tại trước khi bị
hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Một trong các hình thức phục hồi là trả lại hiện vật tài sản đã bị quốc gia tham chiến tịch thu trái phép từ lãnh thổ của quốc gia đối địch. Đối tượng phục hồi có thể là tài sản bị tịch thu bất hợp pháp trong thời bình hoặc việc huỷ bỏ một văn bản pháp luật bất kỳ nào đó. Trong thực tiễn tư pháp đã phổ biến thuật ngữ “phục hồi pháp luật”, tức là làm thay đổi tình huống pháp lý, ví dụ: rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi điều khoản của luật đã được thông qua vi phạm các quy phạm Luật quốc tế; xem xét lại các phán quyết tư pháp trái luật đã được thông qua đối với người hoặc tài sản. Trong một số trường hợp có thể áp dụng hai hình thức phục hồi là vật chất và pháp lý.
Ví dụ, năm 1993, Viện thường trực của Tòa án trọng tài Liên hợp quốc đã phán quyết rằng Tiệp Khắc có trách nhiệm phục hồi lại bất động sản như tình trạng ban đầu cho Trường Đại học Tổng hợp của Hungary theo yêu cầu của Trường này mà không cần một sự thương lượng nào khác.
c. Bù lại (compensation) là một dạng trách nhiệm vật chất quy định cho quốc gia
gây ra thiệt hại mà không thể đền bù bằng sự phục hồi, thiệt hại này thường có liên quan đến các quan hệ tài chính, bao gồm cả việc bị mất lợi ích do bỏ lỡ cơ
hội. Đây là loại hình thức trách nhiệm tương đối phổ biến. Bù lại, theo thông lệ, được dự định thanh toán bằng một khoản tiền.
Ví dụ, trong vụ việc về tàu "Saiga" Saint Vincent và Grenadines đòi Guinea bồi thường sau việc bắt và giữ trái phép tàu "Saiga" và thủy thủ đoàn. Tòa án quốc tế LHQ về luật biển đã ra phán quyết bồi thường thiệt hại với số tiền là
2.123.357 USD (đô la Mỹ)
4.4.2. Biện pháp phi vật chất
a. Trừng phạt (sanction) là biện pháp tiêu cực được áp dụng đối với quốc gia (có
thể đối với cả tổ chức quốc tế) vi phạm các cam kết quốc tế, tuy nhiên biện pháp và loại trừng phạt phụ thuộc vào mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội và tổng thể thiệt hại đã gây ra. Ví dụ, đối với quốc gia xâm lược có thể áp dụng các biện pháp như: hạn chế tạm thời chủ quyền quốc gia; chiểm đóng một phần lãnh thổ; chiếm đóng sau chiến tranh; phi quân sự hóa toàn phần hoặc từng phần lãnh thổ; cấm không được trang bị loại vũ khí nào đó; bao vây kinh tế; tạm đình chỉ các quan hệ ngoại giao, kinh tế, giao thông vận tải hoặc các quan hệ khác. Các biện pháp trừng phạt vì xâm phạm đến hòa bình và an ninh quốc tế đã được trù định tại các điều 39, 41 và 42 Hiến chương Liên hợp quốc và trong các Hiến chương của một số tổ chức quốc tế khu vực. Các biện pháp trừng phạt nêu trên gần như đã áp dụng đối với Đức, Ý và Nhật Bản sau kết thúc Thế chiến II. Năm 1945, các quốc gia đồng minh đã giành cho mình quyền lực tối cao, thực hiện việc giải trừ vũ khí và phi quân sự hóa Đức, loại bỏ các tổ chức Đức Quốc xã, đồng thời nhấn mạnh hình phạt là hình thức trách nhiệm có thể được áp dụng cho những tội ác khi vi phạm nghiêm trọng Luật quốc tế. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với Iraq, loại bỏ lực lượng vũ trang, buộc Iraq phải rút quân khỏi lãnh thổ Kuwait và cấm Iraq sở hữu vũ khí tên lửa hoặc vũ khí hóa học.
b. Đáp trả thiếu thân thiện (retorsion), là hành vi trừng phạt được một quốc gia
này thực thi nhằm chống lại một quốc gia khác với mục đích nhằm phục hồi quyền đã bị vi phạm. Hành vi này thể hiện dưới các hình thức: triệu hồi đại sứ về nước; trục xuất người có hàm, cấp ngoại giao tương tự giữa hai quốc gia; hoặc cấm nhập cảnh.
Ví dụ, năm 1995, Litva đã triệu hồi đại sứ từ Latvia để phản đối một thỏa thuận thăm dò các giếng dầu đã được ký kết giữa Latvia với một số công ty phương Tây. Theo quan điểm của Litva, lãnh thổ mà trên đó sẽ tiến hành công việc thăm dò là đang có tranh chấp và dự định kế hoạch khai thác có thể gây thiệt hại đến chủ quyền và các lợi ích của Litva. c. Trả đũa (reprecalia) là hành vi của một quốc gia đối với quốc gia có hành vi trái luật, nhằm mục đích khôi phục các quyền đã bị vi phạm, thiệt hại cần khôi phục phải tương đương với thiệt hại đã gây ra. Các hành vi trả đũa có thể bao gồm: cắt các quan hệ ngoại giao; cấm xuất khẩu các loại hàng hoá và các dịch vụ từ lãnh thổ của quốc gia vi phạm. Ví dụ, năm 1994, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký Luật "Về các biện pháp trừng phạt Cuba" để đáp trả vụ máy bay tiêm kích quân sự Cuba tấn công máy bay dân sự
của tổ chức di trú làm bốn phi công thiệt mạng; tạm ngừng các chuyến bay giữa Mỹ và Cuba, đặt ra các rào cản mới cho các nhà ngoại giao Cuba, kể cả các công ty nước ngoài kinh doanh tại Cuba. Trả đũa cần phải chấm dứt nếu đã nhận được sự làm cho hài lòng từ bên đối diện. Luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm áp dụng trả đũa bằng vũ trang với tính chất là phương tiện để giải quyết các tranh chấp, ngoại trừ khi áp dụng quyền tự vệ khi bị xâm lược quy định tại điều 51 Hiến chương LHQ.
d. Sự hài lòng (satisfaction) là tạo điều kiện cho quốc gia vi phạm các cam kết
quốc tế làm thỏa mãn cho quốc gia bị tổn hại về danh dự và nhân phẩm, làm hài lòng quốc gia bị hại có thể bằng các hình thức: có lời xin lỗi chính thức; thể hiện sự hối tiếc, thương xót hay đồng cảm với việc đã xảy ra; bảo đảm rằng những hành vi như vậy sẽ không xảy ra trong tương lai.
Ví dụ, tháng 10/1994, tại nhà ga phía đông ở Warsaw, các công dân Nga đã bị cướp, cảnh sát đã giải quyết khiếu nại và trấn áp bọn cướp. Sau đó, trong chuyến thăm Nga, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan đã đưa ra lời xin lỗi chính thức. Làm hài lòng cho quốc gia bị thiệt hại chỉ thực sự có ý nghĩa khi áp dụng hình thức phục hồi hoặc hình thức bù lại không thể đảm bảo được sự đền bù đầy đủ. Sự hài lòng là một phương tiện để đền bù thiệt hại, không đặt dưới áp lực đánh giá tài chính, không cần thiết mang đặc điểm trừng phạt hoặc dự báo các chế tài sẽ trừng phạt hoặc không nên áp dụng có tính chất làm nhục.
e. Sự khôi phục (restoration) là sự phục hồi lại tình trạng ban đầu của khách
thểnào đó. Ví dụ, khôi phục lại độ trong sạch của nước bị ô nhiễm vì lỗi của mình đã gây ra. Ngoài ra, còn các hình thức trách nhiệm đặc biệt khác như tạm đình chỉ các quyền và đặc quyền ở tổ chức quốc tế, tước quyền biểu quyết, quyền đại diện cho đến khi khai trừ khỏi tổ chức quốc tế. Ví dụ, vì hành vi xâm lược Phần Lan (mặc dù hai nước Liên Xô và Phần Lan đã ký kết điều ước “Về không xâm phạm lẫn nhau” năm 1932) nên Liên Xô đã bị trục xuất khỏi Hội quốc liên năm 1940.