Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho những người không có thân phận ngoại giao.

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 34 - 35)

định rằng trong hành lý chứa đựng những đồ vật không dùng cho nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu của thành viên gia đình viên chức ngoại giao, hoặc những đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu. (Điều 36)

- Nước nhận đại diện phải miễn cho các viên chức ngoại giao mọi tạp dịch, mọi công vụ bất luận tính chất gì và những đảm phụ quốc phòng như trưng dụng, đóng góp và trú quân. (Điều 35)

v Quyền ưu đãi

- Quyền tự do đi lại: Nước nhận đại diện phải đảm bảo cho tất cả các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được tự do di chuyển và đi lại trên lãnh thổ của mình trừ trường hợp có những luật lệ về các khu vực mà việc đi lại bị ngăn cấm hoặc có sự quy định vì lý do an ninh quốc gia (Điều 26).

- Quyền được bảo vệ: Nước nhận đại diện phải có những biện pháp hợp lý để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, tài sản… của viên chức ngoại giao, tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và phẩm cách của họ (Điều 29). Khi có xung đột vũ trang, nước nhận đại diện phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ những người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao rời khỏi lãnh thổ nước đó trong thời hạn thích hợp nhất. Khi cần thiết, nước nhận đại diện phải cung cấp những phương tiện chuyên chở phù hợp để chở họ và tài sản của họ (Điều 44). Ngay cả trong trường hợp cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nước nhận đại diện cũng phải tôn trọng và bảo vệ nhà cửa cùng những tài sản và giấy tờ, hồ sơ tài liệu của đoàn ngoại giao (Điều 45).

- Quyền ưu đãi về lễ tân: Nước nhận đại diện phải đối xử trọng thị với sự kính trọng thích đáng đối với các viên chức ngoại giao. Do viên chức ngoại giao là đại diện ngoại giao, thay mặt cho nước cử đại diện trong mọi quan hệ đối với nước nhận đại diện, do đó việc tôn trọng đại diện ngoại giao cũng chính là sự tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia với nhau, tạo cơ sở cho một mối quan hệ hữu hảo, thân thiệt và hợp tác giữa hai nước hữu quan.

c. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho những người không có thân phận ngoại giao. ngoại giao.

v Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao: thành viên gia đình của viên chức ngoại giao được hiểu là vợ hoặc

chồng, con của viên chức ngoại giao. Về cơ bản, thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao cũng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như viên chức ngoại giao với điều kiện họ sống chung một hộ với viên chức ngoại giao và họ không phải là công dân nước sở tại. (Khoản 1 Điều 37)

Nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên trong gia đình sống chung một hộ với họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ gần tương đương như viên chức ngoại giao với điều kiện họ không phải là công dân của nước sở tại hoặc không cư trú thường xuyên ở nước sở tại. Tuy nhiên, phạm vi quyền miễn trừ của họ hẹp hơn viên chức ngoại giao, cụ thể: họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính trong khi thi hành công vụ mà thôi. Đồng thời, đối với quyền miễn trừ về thuế, hải quan đối với những vật dụng nhập khẩu chỉ được áp dụng đối với lần đầu nhập khẩu để bố trí chỗ ở (Khoản 2 Điều 37).

v Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho nhân viên phục vụ:

Nhân viên phục vị không phải là công dân nước sở tại hoặc không cư trú thường xuyên tại nước sở tại thì được hưởng quyền miễn trừ đối với: Các hành vi thực hiện trong khi thi hành công vụ của mình; các thứ thuế đánh vào tiền công thu được từ công việc của mình; các điều khoản về bảo hiểm xã hội hiện hành ở nước nhận tại diện tại điều 33 (Khoản 3 Điều 37). Đối với những người phục vụ riêng của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao mà không thuộc nước nhận đại diện hoặc không cư trú thường xuyên ở nước nhận đại diện thì họ được miễn các khoả thuế đánh vào số tiền công mà họ được lĩnh từ công việc của họ, còn về tất cả các mặt khác họ chỉ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ trong chừng mực được nước nhận đại diện cho phép. (Khoản 4, Điều 37).

9.3 Thời điểm hưởng, kết thúc và từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. giao.

Một phần của tài liệu CÔNG PHÁP QUỐC tế 2 (Trang 34 - 35)