Hoạt động kinh tế xã hội liên quan ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 31 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan ở vùng bờ biển Hải Phòng

1.1.2. Hoạt động kinh tế xã hội liên quan ở khu vực nghiên cứu

1.1.2.1. Cảng và hàng hải

Sự phát triển của thành phố Hải Phịng ln gắn với các hoạt động, dịch vụ liên quan đến cảng biển. Cảng Hải Phòng được xây dựng từ năm 1874, hiện nay đã trở thành một hệ thống gồm các cảng lớn nhỏ khác nhau, bao gồm 3 khu bến cảng chính: khu bến cảng trên sơng Cấm, khu bến cảng Đình Vũ và khu bến cảng Lạch Huyện. Đến tháng 9/2014, tại cảng Hải Phịng có 39 doanh nghiệp quản lý và khai thác cảng với 42 bến cảng biển xếp dỡ hàng hóa. Ngồi ra, cịn có 17 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Hải Phịng hiện có khoảng 10402,5 m cầu bến cảng đang khai thác. Trong một vài năm tới, một số bến cảng mới sẽ được xây dựng và chiều dài cầu tàu sẽ đạt khoảng 12000 m.

Hạ tầng cơ sở hệ thống cảng Hải Phòng [14] gồm: 15 bến cảng tổng hợp, tổng chiều dài cầu cảng 4106 m, tiếp nhận được tàu 40 nghìn DWT; 10 bến cảng container, tổng chiều dài cầu cảng 3880 m, tiếp nhận được tàu 40 nghìn DWT; 12 bến cảng hàng lỏng, tổng chiều dài cầu cảng 1505,5 m, tiếp nhận được tàu 10 nghìn DWT; 5 bến cảng hàng chuyên dùng, tổng chiều dài cầu cảng 911 m, tiếp nhận được tàu 10 nghìn DWT.

Dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn II (với nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản cung cấp lên tới 126 triệu USD) đã dành một phần kinh phí đáng kể cho việc khai chỉnh luồng ra vào mới: sơng Cấm - Đình Vũ - Bạch Đằng - Cái Tráp - cắt qua đảo Cát Hải (kênh Hà Nam) và ra biển theo luồng Lạch Huyện, đảm bảo độ sâu luồng biển đạt 7,2 - 7,5 mét. Trong khai thác dịch vụ cảng biển, vấn đề luồng lạch ra vào cảng thơng thống, có độ sâu lớn và đảm bảo an tồn đối với mọi hoạt động hàng hải là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút chủ tàu, chủ hàng tìm đến làm hàng. Các đoạn luồng vào cảng Hải Phòng bị sa bồi và thường xuyên phải nạo vét để đạt độ sâu có thể thuận lợi cho việc khai thác cảng:

Từ km 0 - km 9,8 (từ Bến Bính đến cửa ngồi kênh Đình Vũ): từ -5,9m đến -6,1m. Từ km 9,8 - km 19 (từ cảng Đình Vũ đến đầu trong kênh Hà Nam): -7,3 đến -7,6m. Từ km 19 - km 25,3 (kênh Hà Nam): -7,2m.

Từ km 25,3 - km 38,8 (luồng Lạch Huyện): -7,8m.

Từ km 38,8 - km 42,85 (luồng biển, ngang thị trấn Cát Bà): -8m.

Lượng hàng hóa qua cảng Hải Phịng tăng liên tục trong hơn 40 năm gần đây. Theo thống kê của Cảng vụ Hàng hải Hải Phịng, lượng hàng hóa qua cảng vào năm 2012 (50,1 triệu tấn) gấp khoảng 25 lần năm 1980 (2 triệu tấn). Đến năm 2020, tổng lượng hàng hóa thơng qua các cảng biển khu vực Hải Phịng đã tăng lên gấp hơn 3 lần năm 2012 (trên 153 triệu tấn), và đến năm 2021 đã tăng lên 159 triệu tấn. Sự bùng nổ về phát triển cảng ở Hải Phòng xuất hiện vào đầu thế kỷ 21 với lưu lượng hàng hóa và số lượt tầu ra vào cảng tăng nhanh chóng. Chỉ trong thời gian khoảng 13 năm, từ 2000 - 2013, lượng hàng hóa thơng qua cảng tăng gấp hơn 9 lần, số lượt tầu vào cảng tăng hơn 1,5 lần. Tổng lượng hàng qua cảng của Hải Phòng năm 2013 đạt 55,4 triệu tấn, bình quân cho 10400 m cầu tàu đạt 5327tấn/m cầu tàu/năm [14]. Tốc độ tăng lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh hơn nhiều tốc độ tăng của lượt tàu vào cảng hàng năm đã cho thấy tỷ lệ tàu có tải trọng lớn vào cảng Hải Phịng ngày càng tăng.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, luồng bị sa bồi nặng nề, nhưng mức tăng trưởng của hàng hóa qua cảng biển Hải Phòng vẫn tăng từ 15-20%/năm. Khi luồng luôn đạt độ sâu chuẩn tắc, mức tăng trưởng sẽ cịn lớn hơn nhiều. Theo ước tính mỗi năm tùy theo lượng mưa lũ luồng vào cảng Hải Phòng bị sa bồi từ 1.500.000 m3 – 3.000.000 m3 phù sa. Cảng Hải Phịng năm 1904 có cốt luồng -5m với lượng nạo vét trong năm là 72.200 m3

bùn tại cửa Nam Triệu. Năm 1922, cảng Hải Phịng có cốt luồng -7m với lượng nạo vét 922.600 m3 bùn tại cửa Nam Triệu. Năm 1983 khi chưa đắp đập Đình Vũ, mớn nước luồng -5.0 m với lượng nạo vét 1.256.000 m3 bùn tại cửa Nam Triệu và 274.000 m3 bùn trong sông Cấm. Năm 1992 sau khi đắp đập Đình Vũ , mớn nước luồng -4,2 m với lượng nạo vết tổng cộng 1.700.000 m3.

Theo Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, chỉ riêng trong năm 2013 đã có 29 cơng trình được nạo vét với tổng khối lượng lên đến 1,74 triệu m3 bùn đất. Trong đó khối lượng nạo vét luồng là 830.000m3 (47,5%) và khối lượng nạo vét thủy diện cảng và xây dựng mới cơng trình hàng hải là 916.000m3 (52,5%). Hệ thống luồng cảng Hải Phịng có chiều dài 73 km, hàng năm luôn bị sa bồi (sa bồi lớn đột biến xảy ra từ tháng

5 đến tháng 10 hàng năm) nên độ sâu khai thác không bảo đảm và thiếu ổn định; thường xuất hiện những dải cạn cục bộ gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tàu ra vào khiến một số tàu lớn phải chuyển tải, gây lãng phí về kinh tế, thời gian.

Hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng gồm nhiều cảng của các doanh nghiệp và Cục Hàng hải quản lý. Khối lượng nạo vét và kinh phí hằng năm rất lớn. Chỉ riêng năm 2019, theo kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải của khu vực cảng/tuyến luồng Hải Phòng và Phà Rừng, được nạo vét đến chuẩn tắc H= -14,0/-7,0/ đến -5,0 và -1.8m, khối lượng nạo vét tổng cộng đã lên tới 2,7 triệu m3. Tổng kinh phí cho hoạt động này đã lên tới khoảng 459 tỷ đồng. Năm 2020, tổng kinh phí nạo vét được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt cho các cảng khu vực Hải Phòng cũng đã tăng lên 528 tỷ đồng.

Theo quy hoạch phát triển của thành phố Hải Phịng, các cảng biển ở khu vực phía trong sơng Cấm sẽ dần di chuyển ra phía ngồi và Hải Phịng sẽ mở rộng quy hoạch khu bến Lạch Huyện về phía Tây, tăng diện tích từ 600 ha với chiều dài cảng 10 km theo quy hoạch kỳ trước lên thành 2.000 ha với chiều dài cảng 55 km, công suất dự báo đạt khoảng 100 triệu TEU. Bến số 1 và số 2 cảng Lạch Huyện đã đi vào hoạt động (5/2018). Hai bến có tổng chiều dài 750m, tiếp nhận tàu container sức chở 14.000 TEU, tàu tổng hợp có trọng tải 160.000 DWT. Bến số 3 và bến số 4 cảng Lạch huyện Công ty CP Cảng Hải Phịng cũng đang được xây dựng và dự kiến hồn thành vào năm 2025. Trong đó, bến số 3 dự kiến sẽ được đưa vào khai thác từ năm 2022. Tính đến nay, cảng Lạch Huyện là một trong những cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, là cảng trọng điểm lớn nhất miền Bắc, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở từ 6.000 – 8.000 TEU và tàu tổng hợp tải trọng 50.000 – 100.000 DWT. Cảng Lạch Huyện giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Đây là cảng tổng hợp đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hoá vận tải bằng đường biển ngày càng tăng của các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

1.1.2.2. Khai thác khoáng sản

Khoáng sản trong vùng nghiên cứu chủ yếu là cát vật liệu xây dựng tập trung ở các bãi ven sơng, lịng sơng, bãi cát biển, doi cát ven lịng lạch, cồn cát chắn cửa sông ở khu vực Cát Hải, Tiên Lãng và Đồ Sơn, với các bãi cát lớn như cát sơng Đá Bạc, cửa Nam Triệu, phía Nam đảo Đình Vũ, cửa Cấm, v.v. Hạt cát nhỏ, mịn, nhiều bùn sét và

chất hữu cơ, có màu nâu, xám nâu; thành phần chủ yếu là thạch anh, mica và sét. Cát san lấp có trữ lượng ước tính hàng trăm triệu tấn. Tuy nhiên, việc khai thác loại cát phục vụ san lấp này cần hết sức hạn chế vì những tác động mơi trường tiêu cực. Hiện nay, trữ lượng khống sản cát lịng sơng, ven biển trên địa bàn Hải Phịng ước tính khoảng 142 triệu m3, phân bố chủ yếu tại các khu vực lịng sơng Cấm từ km5 - km8; sông Văn Úc từ km14 - km16, km22 - km24; sông Lạch Tray từ km0 - km3+500, km5 - km8+500, km17 - km18, km22 - km24+500 và các khu vực cửa sơng ven biển như cửa Nam Triệu, Đồ Sơn, phía Nam Đình Vũ, cửa sơng Văn Úc, Lạch Huyện. Khống sản cát ở Hải Phòng bị nhiễm mặn nên chủ yếu sử dụng cho san lấp mặt bằng.

Theo báo cáo của Sở TN&MT, từ tháng 4 - 2006 đến tháng 4 - 2013, ngành đã tham mưu, đề xuất với UBND thành phố cấp giấy phép khai thác khoáng sản cát cho 15 doanh nghiệp với tổng số 17 giấy phép. Đến thời điểm hiện tại có 13 giấy phép cịn hiệu lực, trong đó tại khu vực cửa Lạch Huyện có 4 doanh nghiệp được cấp phép với trữ lượng gần 10 triệu m3; khu vực Nam đảo Đình Vũ, quận Hải An có 4 doanh nghiệp được cấp phép với tổng trữ lượng hơn 16 triệu m3; khu vực ven biển thuộc quận Đồ Sơn có 3 doanh nghiệp được cấp phép với tổng trữ lượng gần 2 triệu m3; khu vực cửa sơng Văn Úc thuộc huyện Tiên Lãng có 1 doanh nghiệp được cấp phép khai thác với trữ lượng hơn 350.000 m3; khu vực bãi Soi Mờ, huyện An Lão có 1 doanh nghiệp được cấp phép với trữ lượng hơn 600.000 m3. Căn cứ vào số giấy phép khai thác được cấp nói trên thì tổng diện tích khu vực được phép khai thác cát trên địa bàn thành phố là hơn 800 ha và với trữ lượng hơn 28,6 triệu m3. Trong những năm tới, hoạt động khai thác cát làm vật liệu xây dựng sẽ tấp nập ở vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng, góp phần gây đục vùng nước và sa bồi các luồng lạch. Bên cạnh hoạt động được cấp phép nhưng chấp hành khơng nghiêm theo quy định, cịn khá phổ biến hiện tượng khai thác cát trái phép. Đã xảy ra một số sự cố nghiêm trọng do khai thác cát xây dựng làm sạt lở các bờ sông ở sông Cấm và Văn Úc.

1.1.2.3. Hoạt động du lịch

Hải Phòng là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, là một mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế và du lịch Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh. Với tiềm năng lớn, du lịch là một trong những thế mạnh của Hải Phịng, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao vùng biển. Trong mối quan hệ với Hà Nội và Quảng Ninh thành phố có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và thám hiểm vùng bờ và hải đảo. Hải Phịng đã và đang hình thành, phát triển các

cụm du lịch: cụm Đồ Sơn với các sản phẩm đặc trưng là nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao và vui chơi giải trí; cụm Cát Bà và phụ cận với các sản phẩm chủ yếu liên quan đến du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng và thể thao [15].

Hoạt động du lịch và dịch vụ đi kèm tại Hải Phòng chủ yếu tập trung ở Đồ Sơn và Cát Bà. Các hoạt động du lịch ở Cát Bà diễn ra hết sức sôi động, đặc biệt từ khi Cát Bà được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới. Theo tài liệu của UBND huyện Cát Hải, đến tháng 6 năm 2014, tồn huyện, chủ yếu trên đảo Cát Bà, có 8 khu du lịch sinh thái, 165 khách sạn và nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, với trên 3.000 phòng nghỉ và trên 5.000 giường, 55 nhà hàng, 77 phương tiện chuyển khách đường bộ và 59 phương tiện tàu thuyền phục vụ hoạt động du lịch trên biển.

Năm 2012, Hải Phịng mới chỉ có khoảng 100 khách sạn với 3.900 buồng và 7.340 giường khách, đón tiếp 3,57 triệu lượt khách (khách Quốc tế là 709 nghìn lượt) với tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành khoảng 1.681,45 tỷ đồng [16]. Đến năm 2020, Hải Phịng hiện có trên 500 cơ sở lưu trú du lịch, với hơn 12.000 phòng, trong đó có 56 tàu thủy lưu trú du lịch với 375 phòng; 66 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 34 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 25 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 7 chi nhánh, đại lý nội địa. Hải Phịng hiện có 6 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 2 dự án xây dựng khách sạn 5 sao khác đang được thực hiện. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, TP Hải Phịng ước đón và phục vụ 7,51 triệu lượt khách, đạt 70% so với kế hoạch năm, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Sản phẩm tour du lịch của Hải Phịng ngày càng đa dạng và lơi cuốn, với hệ thống di tích đền miếu và giá trị văn hoá truyền thống lễ hội, tài nguyên di sản văn hố, v.v. Điều đó đã góp phần làm phong phú các tour du lịch trên địa bàn. Khu du lịch Đồ Sơn gần đây đã khai trương bể bơi nước mặn tạo sóng lớn nhất Châu Á ở Hon Dau Resort, xây dựng khách sạn 5 sao hình cánh buồm Pullman tại đảo nhân tạo Hoa Phượng. Cát Bà hiện nay đang làm tốt việc mở rộng tour, tuyến bằng thuyền trên vịnh với tàu, xuồng cao tốc và bơi thuyền kayak, ngoài ra đang nghiên cứu và phát triển thêm chương trình du lịch lặn biển tại nơi có san hơ, v.v.

Tuy nhiên, để phát triển du lịch, mà trọng tâm là du lịch biển, Hải Phịng cần giữ gìn cảnh quan, sinh thái tự nhiên, bảo vệ mơi trường và hạn chế khả năng đục hóa vùng nước Đồ Sơn và Cát Bà.

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Hải sản năm 1997 [178], vịnh Bắc Bộ, có trữ lượng khoảng 681.166 tấn hải sản, trong đó cá đáy 251.962 tấn, cá nổi 390.000 tấn. Vùng biển nơng ven bờ Hải Phịng có 2 ngư trường có liên quan trực tiếp đến vùng nghiên cứu.

Ngư trường Cát Bà có diện tích 450 hải lý vng, phân bố tôm rảo, tôm sắt, tôm

vàng, tôm he, bãi cá nổi phân bố từ cửa sơng Thái Bình đến Quảng Ninh. Đây là ngư trường khai thác ổn định, nơi tập trung và đẻ trứng của số lớn các lồi tơm kinh tế phạm vi từ 30m nước trở vào, chủ yếu 5 - 10 m nước.

Ngư trường Long Châu - Ba Lạt có diện tích khoảng 400 hải lý vng, độ sâu

25 - 35 m nước với các loại cá trích ở tầng trên, cá hồng, cá phèn ở tầng đáy và bãi mực Hịn Dáu - cửa Thái Bình, Long Châu - Cát Bà.

Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản ở các ngư trường nói trên (năm 1999) là 16.500 tấn, trong đó cá 13.950 tấn chiếm trên 70%, tơm 502 tấn, moi 1.672 tấn, hải sản khác 284 tấn.

Hiện nay, các ngư trường khai thác chính ở vùng biển Hải Phịng và các vùng lân cận là: Ngư trường Bạch Long Vĩ, độ sâu 30 - 50 m, là ngư trường khai thác truyền thống của nghề lưới kéo đáy; năng suất khai thác cao tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đơng và Đơng Bắc đảo Bạch Long Vĩ; các loài chiếm sản lượng cao gồm cá miễn sành hai gai, cá nục sò, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, tiếp đến là các loài cá hồng, cá trác và cá bạc má. Ngư trường Cát Bà (còn gọi là ngư trường Cát Bà - Bắc Long

Châu) có đối tượng khai thác chính là các lồi tơm, trong đó tơm he, tơm sắt và tơm

rảo; ngoài ra, đây cũng là ngư trường khai thác cá hồng, cá song và một số loài cá kinh tế khác. Ngư trường Long Châu - Ba Lạt (còn gọi là ngư trường Nam Long Châu) kéo dài suốt từ phía Nam đảo Long Châu đến cửa Ba Lạt [19].

Năng suất khai thác ở khu vực đảo Cát Bà và lân cận biến động khá mạnh giữa các năm và các mùa vụ khai thác [20]. Đối với lưới kéo cá, năng suất khai thác trung

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w