Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của khai thác cát và

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát

1.2.4. Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của khai thác cát và

vét luồng hàng hải ở Việt Nam

Ở nước ta, các phương pháp nghiên cứu, mô phỏng thay đổi các điều kiện TĐL, vận chuyển bùn cát, biến động địa hình (BĐĐH) đáy, xói lở bồi tụ đã được áp dụng thành cơng ở nhiều vùng biển khác nhau [753-76]. Các kỹ thuật đo, phân tích hàm lượng chất gây ơ nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và hợp chất hữu cơ bền PCBs khá hiện đại và thực hiện thành cơng ở vùng ven biển Hải Phịng, Quảng Ninh [77-78]. Việc sử dụng các mơ hình tốn để mơ phỏng lan truyền khuyếch tán chất gây ô nhiễm cũng đã được thực hiện khá nhiều ở các vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và một số nơi khác [79-81]. Mặc dù phương pháp và kỹ thuật có thể hồn tồn đáp ứng được các u cầu để đánh giá những ảnh hưởng do hoạt động khai thác cát đến môi trường nước và các HST nhưng các yêu cầu này chưa được coi trọng một cách đúng mức. Phần lớn nội dung đánh giá tác động của hoạt động khai thác cát mới chỉ dừng lại ở đánh giả ảnh hưởng làm tăng độ đục mà bỏ qua những tác động rất quan trọng khác như bồi tụ, xói lở, ô nhiễm môi trường nước (dinh dưỡng, hữu cơ, kim loại nặng, PCBs) và tác động đến sinh vật, HST.

Vấn đề nạo vét bùn cát để duy trì độ sâu cần thiết cho các tuyến luồng hàng hải luôn được đặt ra và trở thành một trong những vấn đề quan trọng ở các cảng Hải Phòng, Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống làm căn cứ tin cậy để qui hoạch các vùng nhận chìm ở biển và đề

xuất các vị trí nhận chìm cũng như tái sử dụng vật liệu nạo vét. Gần đây, khi đầu tư xây dựng cảng Lạch Huyện giai đoạn khởi động, các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã phối hợp sử dụng các cơng cụ đo đạc và mơ hình số trị 2 chiều để đánh giá mức độ phát tán các chất ơ nhiễm do nạo vét và nhận chìm đến mơi trường vùng biển Hải Phịng. Tuy nhiên, kết quả của mơ hình cũng chưa đủ thuyết phục về việc chọn lựa vị trí nhận chìm do chưa có đủ dữ liệu hệ thống làm đầu vào cho mơ hình và các tính tốn. Do vậy, khi tiến hành nạo vét luồng hàng hải và vùng cảng từ năm 2018, vật liệu nạo vét đã được đổ vào các vị trí trên đất liền ven biển, chưa thể nhận chìm ở biển.

Hàng năm, các sơng Bạch Đằng, Cấm và Lạch Tray đưa ra vùng bờ biển khoảng 7,3 triệu tấn bùn cát [8]. Lượng bùn cát này một phần được vận chuyển ra xa bờ nhưng một phần khác khá lớn lắng đọng ở khu vực cửa sông ven biển gây sa bồi luồng tàu khu vực cảng Hải Phịng. Theo tính tốn của Tổng cơng ty Bảo đảm An tồn hàng hải (ATHH) miền Bắc, lượng bùn cát sa bồi hằng năm vào luồng lên đến 2,5-3 triệu tấn. Để đảm bảo an toàn cho những tàu lớn cập cảng, việc duy tu luồng phải thường xuyên, liên tục hàng năm.

Trong tương lai, khi cảng nước sâu Lạch Huyện hồn thành, lượng hàng hóa vào khu vực cảng Hải Phịng sẽ được giảm tải. Tuy nhiên, lượng bùn cát từ lục địa ra khu vực này sẽ khơng có biến động nhiều trong khi tác động của các đập chứa thượng nguồn đối với vùng hạ lưu ngày càng trở nên rõ rệt. Trước kia, khi chưa có sự điều tiết của các đập chứa thượng nguồn, dòng bùn cát từ lục địa bị đẩy ra xa bờ hơn và di chuyển phần lớn ra biển. Tuy nhiên, hiện nay do sự vận hành của các hồ chứa, lưu lượng nước cực đại giảm mạnh, dịng bùn cát từ lục địa có xu hướng tập trung ở khu vực gần bờ hơn. Đới lắng đọng bùn cát, ngưng bông kết keo của TTLL bị đẩy sâu vào khu vực cửa Nam Triệu- Bạch Đằng [82-84]. Do đó, xu hướng bồi lắng khu vực cảng Hải Phòng vẫn tiếp tục tăng lên trong tương lai. Do vậy, các hoạt động nạo vét ở khu vực này là khó tránh khỏi và vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Theo tính tốn của Dự án đầu tư xây dựng cảng Lạch Huyện giai đoạn khởi động, trong quá trình xây dựng, khoảng 37 triệu tấn bùn cát sẽ được nạo vét và trong quá trình hoạt động, khoảng 3,6 triệu tấn bùn cát sẽ được nạo vét hàng năm ở vùng cảng này. Do đó, cần có các biện pháp cần thiết để giảm thiểu, hạn chế các tác động tiêu cực do nạo vét, đổ thải bùn cát đến môi trường sinh thái của khu vực cũng như giảm tối đa sự chuyển bùn cát từ các bãi đổ trở lại các tuyến luồng vào cảng Hải Phòng.

Việc thiếu quy hoạch các bãi đổ bùn cát nạo vét gây khó khăn cho việc phát triển các cảng, khu vực hậu cần cảng và kinh tế hàng hải, khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát, giảm thiểu những tác động do nạo vét, đổ chất nạo vét đến môi trường và các HST biển và vùng bờ biển. Hơn nữa, bùn cát do nạo vét ở khu vực cảng Hải Phịng chủ yếu có thành phần bùn sét được hình thành sau q trình ngưng keo kết bơng của TTLL. Vật liệu này khó có thể sử dụng cho san lấp mặt bằng do cần một thời gian dài (ít nhất 15-20 năm) đủ rắn chắc.

1.2.5. Nghiên cứu về lượng hóa mức độ ảnh hưởng mơi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải

Để lượng hóa các mức độ tác động, ảnh hưởng hoặc đánh giá hiệu quả của q trình quản lý, tính bền vững của HST, sử dụng hợp lý tài nguyên [85-86] ... người ta xây dựng các tiêu chí, chỉ thị và chỉ số đánh giá. Trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên biển và ven bờ, chỉ thị và chỉ số đã được xây dựng và áp dụng nhiều trên thế giới và Việt Nam [87-90].

Tiêu chí có thể được hiểu là những chuẩn mực cụ thể được đặt ra và dùng để đưa ra các đánh giá cụ thể và khách quan nhất về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó. Các chuẩn mực đó có thể là những chuẩn mực về thời gian, chuẩn mực về năng suất, chuẩn mực về mặt chất lượng, cùng với đó chính là việc xem xét về sự tuân thủ theo đúng các quy định đã được đề ra. Kết quả được đưa ra cuối cùng sẽ phản ánh sự bền vững cũng như tính hiệu quả của những tiêu chí được sử dụng trong quy trình đánh giá. Một cách ngắn gọn và chính xác hơn thì tiêu chí sẽ là những chuẩn mực về các yêu cầu khác nhau được đưa ra nhằm mục đích phân tích và đánh giá về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó được quan tâm. Kết quả của q trình đó sẽ phản ánh những tiêu chí được sử dụng có thực sự hiệu quả và có tính bền vững hay khơng. Hiện nay, tiêu chí được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của con người. Mỗi một lĩnh vực khác nhau thì các tiêu chí được đưa ra đều có sự khác nhau để có thể đánh giá và phản ánh được đúng bản chất, tình hình của mỗi sự việc, sự vật trong từng giai đoạn cụ thể. Các tiêu chí có thể được xem xét thay đổi trong những giai đoạn cụ thể. Điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian, hồn cảnh xã hội cũng như năng suất trung bình ở thời điểm đó của từng lĩnh vực cụ thể. Mọi sự thay đổi của tiêu chí đều cần phải phản ánh đúng bản chất của tình hình xã hội thời điểm được thay đổi nhằm đảm bảo tính khách quan cũng như chính xác nhất của tiêu chí cho việc đánh giá.

Đối với hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải, các đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường thường tập trung vào đánh giá tác động của chúng đối với HST

biển (san hô, cỏ biển) hoặc đối với chất lượng môi trường nước tại điểm khai thác/nạo vét. Việc lượng hóa tác động của hoạt động khai thác cát bằng phương pháp tiêu chí/ chỉ số/ chỉ thị cịn ít được nghiên cứu và sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau. Santo và nnk, 2002 đã xác định một số chỉ thị tác động môi trường của hoạt động khai thác cát bằng phương pháp ứng dụng GIS và ảnh máy bay.

Đánh giá tác động môi trường là công cụ chủ đạo trong quy hoạch và đánh giá tác động của con người đến môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động sinh thái ít được quan tâm trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của một dự án [91]. Theo cách truyền thống, các đánh giá tác động sinh thái được xây dựng dựa trên sự tổng hợp kiến thức về cách HST phản ứng với những xáo trộn do con người gây ra. Các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến HST do hoạt động của con người gây ra được đánh giá dựa trên điều kiện hiện tại của môi trường về khả năng chống chịu được các tác động giả định được so sánh và vì vậy nó khó cho được kết quả cụ thể và lượng hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp chỉ thị/chỉ số thì có thể khắc phục được hạn chế này. Mặc dù có những chỉ trích về tính chủ quan trong đánh giá tác động bằng phương pháp tiêu chí/ chỉ số, tham vấn chun gia song vẫn khơng thể phủ nhận được tính hiệu quả của phương pháp trong đánh giá tác động môi trường và hỗ trợ ra quyết định [91]. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát/nạo vét luồng hàng hải thơng qua tiêu chí, chỉ số phù hợp hơn trong việc đánh giá tác động sinh thái [92].

Như vậy, Chương 1 trình bày các nội dung hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu đề tài luận án, tóm tắt như sau.

Lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị của Hải Phịng tạo cho thành phố có điều kiện phát triển mạnh về kinh tế - xã hội đồng thời với việc bảo tồn thiên nhiên các giá trị đa dạng sinh học cao, đặc biệt ở vùng bờ biển. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển cảng và hàng hải cũng như đơ thị hóa với nhu cầu vật liệu san lấp để xây dựng và mở rộng các khu dân cư, cơ sở du lịch, khu công nghiệp... ở vùng bờ biển của thành phố đã có ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường và sinh thái. Các cơng trình nghiên cứu về khai thác cát ven bờ và nạo vét luồng hàng hải nói chung cho thấy: khai thác các mỏ cát ở vùng nước nông ven bờ trong điều kiện nguồn bùn cát cung cấp từ các sông suy giảm sau khi xây dựng các đập ở thượng nguồn, đồng thời xây mới, mở rộng, duy trì các luồng hàng hải và cảng biển gây nên các tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, bao gồm: sự thay đổi độ sâu (ở

vị trí khai thác cát/nạo vét và nhận chìm), thay đổi chế độ dòng chảy, vận chuyển bùn cát, thay đổi cân bằng bùn cát và biến động bồi xói ở các vùng khai thác cát và nạo vét luồng, chất lượng môi trường nước biển và hệ sinh vật biển.

Ở Việt Nam, hiện nay nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường một cách tổng quan của các hoạt động phát triển ở vùng bờ và biển nói chung và khai thác cát ven bờ biển cũng như nạo vét luồng hàng hải (bao gồm cả hoạt động nhận chìm chất nạo vét ở biển) nói riêng đã được quan tâm trong những năm gần đây, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường, sinh thái vùng bờ và biển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lượng hóa mức độ ảnh hưởng mơi trường và xây dựng công cụ đánh giá định lượng mức độ này của các hoạt động này còn rất hạn chế trên qui mơ quốc gia và chưa có cơng trình nghiên cứu nào ở khu vực Hải Phịng. Thực trạng này dẫn đến những khó khăn và bất cập trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch quản lý bảo vệ mơi trường sát với thực tế theo định hướng phát triển bền vững của cả nước và của thành phố Hải Phịng nói riêng.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU2.1. Cách tiếp cận 2.1. Cách tiếp cận

2.1.1. Tiếp cận hệ thống và quản lý tổng hợp vùng bờ biển

Theo cách tiếp cận hệ thống, khu vực cửa sơng ven biển Hải Phịng coi là một hệ thống có sự trao đổi, phát tán vật chất (các nguồn chất gây ô nhiễm do hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải) với vùng biển phía ngồi và các cửa sơng. Đó cũng là một hệ động lực có sự phân hố nhất định theo không gian và biến động theo thời gian.

Với cách tiếp cận này, các điều kiện động lực- trầm tích ở khu vực cửa sơng ven biển Hải Phịng đã có sự cân bằng tương đối. Khi hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải diễn ra, một lượng cát/trầm tích khá lớn bị lấy đi, thay vào đó là các hố

sâu đã tạo ra sự mất cân bằng về vật chất. Ngồi ra, lượng chất gây ơ nhiễm và bùn cát do hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải sẽ tham gia vào quá trình lan truyền, khuyếch tán, vận chuyển chung của khu vực và có ảnh hưởng nhất định đến các điều kiện thủy động lực, chất lượng môi trường nước, thay đổi điều kiện bồi xói của khu vực. Tiếp cận hệ thống cho phép đánh giá phạm vi, mức độ ảnh hưởng, động thái di chuyển, phát tán chất ô nhiễm trong các điều kiện khác nhau.

Cũng theo cách tiếp cận này, lượng chất gây ô nhiễm và bùn cát sinh ra do hoạt động khai thác cát/nạo vét luồng khơng chỉ nằm n tại các vị trí khai thác cát/nạo vét luồng mà sẽ di chuyển, phát tán ra các khu vực khác nhau theo chuyển động của các khối nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh q trình vận chuyển, phát tán (bao gồm các q trình tiêu tán do mơi trường) từ các nguồn phát sinh tại các khu vực khai thác cát có ý nghĩa hết sức quan trọng cho nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát/nạo vét luồng đến môi trường nước và các HST ở khu vực nghiên cứu.

Quản lý tổng hợp vùng bờ biển là thể thức quản lý tiên tiến trên cơ sở tiếp cận hệ thống hướng tới phát triển bền vững. Phát triển bền vững được định nghĩa là: “thoả mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” [93]. Trong đó có các tiêu chí: phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ, duy trì hiện trạng mơi trường, khai thác tài nguyên hợp lý phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ là cơ sở để xác định giới hạn khai thác cát phù hợp, duy trì nguồn tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường nước và các HST.

2.1.2. Tiếp cận liên ngành

Đây là cách tiếp cận luôn được sử dụng trong khoa học môi trường. Theo cách tiếp cận này, các tác động do hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải sẽ được phân tích đánh giá ở từng lĩnh vực, ngành liên quan (thủy thạch động lực, sinh thái, mơi trường nước, bồi xói, KTXH...), sau đó sẽ được tổng hợp để rút ra các ảnh hưởng mơi trường chung có tính liên ngành và những ảnh hưởng mang tính chất riêng của từng ngành.

Vấn đề nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực chun mơn sinh học- hóa mơi trường- vật lý biển, thủy thạch động lực để đảm bảo tính đồng bộ để đi đến giải quyết được mục tiêu đã đặt ra của Đề tài.

2.1.3. Kế thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w