Phương pháp ma trận Delphi

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Phương pháp ma trận Delphi

Ma trận Delphi là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu các lĩnh vực khoa học, đặc biệt là khoa học môi trường. Đây là phương pháp rất phổ biển trong nghiên cứu xây dựng các tiêu chí nói chung và tiêu chí mơi trường nói riêng. Bản chất của phương pháp này là sử dụng và phân tích bảng hỏi trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm của các chun gia, vì thế có thể xem là phương pháp ra quyết định theo nhóm có sự đồng thuận cao về một vấn đề cụ thể. Phương pháp này thường được thực hiện qua 3 vịng (có thể nhiều hơn): vịng thử nghiệm với bảng hỏi có nhiều câu hỏi mở và thường do nhóm xây dựng tiêu chí thực hiện, vịng thứ nhất thực hiện sau khi có phản hồi của vịng thử nghiệm và tập trung vào tính phù hợp của các tiêu chí với nhiều chun gia tham gia hơn, ở vịng thứ hai, việc đánh giá tiêu chí được thực hiện song hành với chỉnh sửa các tiêu chí cho sát thực hơn. Các vịng sau có thể được tiếp tục tùy thuộc qui mô, mức độ phức tạp và thời gian xây dựng.

Trong luận án, phương pháp ma trận Delphi được áp dụng chủ yếu khi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng hàng hải đến môi trường vùng bờ biển Hải Phịng. Bộ tiêu chí được xây dựng qua ba vịng. Vịng thử nghiệm có sự tham gia của nhóm chuyên gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2015-2020 (8 chuyên gia) mà nghiên cứu sinh là thành viên. Vòng thứ nhất được thực hiện với bảng hỏi sau khi nghiên cứu sinh đã tổng hợp, phân loại các tiêu chí theo ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường theo kết quả của vòng thử nghiệm và được lấy ý kiến của các chuyên gia ở các chuyên ngành về môi trường, sinh thái, hải dương học, quản lý môi trường và tài nguyên (35 người). Với kết quả vịng thứ nhất, bằng phân tích định tính (ý kiến chuyên gia) và định lượng (mức đồng thuận của chuyên gia) nghiên cứu sinh đã lựa chọn được 11 tiêu chí theo ba trụ cột và gắn với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 thể hiện tầm quan trọng của từng tiêu

chí. Vịng thứ hai được triển khai với sự đánh giá theo một mức điểm cho mỗi tiêu chí của 50 chuyên gia tại buổi seminar luận án của nghiên cứu sinh, sau đó nghiên cứu sinh tập hợp, xử lý thống kê và lựa chọn trên cơ sở mức độ đồng thuận theo các thông số mơ tả tiêu chuẩn trong phân tích thống kê. Bộ tiêu chí đã được áp dụng thử nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát vùng ven bờ biển Hải Phòng để xem xét mức độ phù hợp thực tiễn. Để đánh giá độ tin cậy của đánh giá thống kê, hệ số crossbach’s alpha đã được sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w