Địa hình, địa thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 28)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.2. Địa hình, địa thế

Đảo Cát Bà có độ cao phổ biến trong vùng là 100m, những đỉnh có độ cao trên 200m khơng nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m. Các đảo nhỏ

có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau:

+ Kiểu địa hình núi đá vơi

+ Kiểu địa hình thung lũng giữa núi

+ Kiểu địa hình đồi đá phiến + Kiểu địa hình bồi tích ven biển 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa chất

Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.

3.1.3.2. Thổ nhưỡng

Kết quả điều tra thực địa, xây dựng bản đồ lập địa cấp II, cho thấy các xã trong và ngoài VQG Cát Bà vì nền đá mẹ hầu hết là đá vơi cùng với các điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính như sau:

Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi (Fv): - Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv).

- Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vơi dốc tụ hỗn hợp (Th):

- Đất dốc tụ thung lũng(Tl): - Đất bồi chua mặn (Db ): - Đất mặn Sú vẹt (D 4 P 2 ):

3.1.4. Khí hậu - thuỷ văn 3.1.4.1. Đặc điểm khí hậu 3.1.4.1. Đặc điểm khí hậu

Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, có gió mùa Tây Nam về mùa hạ và gió mùa Đơng

Bắc về mùa đơng, ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa hình, và ảnh hưởng của biển, nhất là ảnh hưởng của các yếu tố độ cao, hướng núi, thảm thực vật rừng mà chế độ khí hậu cũng có sự khác nhau giữa các khu vực, trong vùng.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là: 23,60 C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 28 - 290 C, cao nhất 320 C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình từ 16 - 170 C, thấp nhất 100C, đơi khi xuống tới 50C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giữa hai mùa chênh lệch từ 11 - 120C.

Tổng số ngày nắng trong năm giao động từ 150 đến 160 ngày, tháng cao nhất có 188 giờ nắng, tháng 5, tháng7.

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình quân cả năm là: 1.500 - 2.000 mm/năm. Một năm có hai mùa rõ rệt.

- Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): lượng mưa trong mùa này chiếm gần 80 - 90 % tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7,8,9.

- Mùa khô (từ tháng 11 - tháng 4 năm sau): Đầu mùa khơ thường hanh, cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn (từ tháng 2 đến tháng 4).

Độ ẩm khơng khí trung bình cả năm là 86%, thấp nhất vào tháng1 là 73%, cao nhất tháng 4 đạt 91%. Lượng bốc hơi nước hàng năm khoảng 700mm, trong các tháng khô hanh thường xảy ra khô hạn thiếu nước.

Sương mù thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian này cịn có mưa phùn (20 - 40 ngày/năm) đã làm giảm đáng kể chế độ khô hạn trong vùng.

* Gió bão

Trong vùng, có hai loại gió chính: về mùa khơ là gió Đơng - Đơng bắc, về mùa mưa là gió Đơng, Đơng Nam. Ngồi ra, bão thường xuất hiện từ tháng

6 đến tháng 10, bình qn có 2,5 trận bão/năm. Bão thường kéo theo mưa lớn gây lụt lội, nhất là trong các thung, áng. Bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng nặng đến các hệ thống đê, các khu vực canh tác nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.4.2. Đặc điểm hệ thống thuỷ văn, hải văn * Đặc điểm thủy văn

Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo khơng phát triển. Những dịng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình 5 lít/s (mùa mưa 7,5 lít/ s), mùa khơ 2,5 l/s). Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 - 2000m3/ ngày, mức độ khai thác cho phép khoảng 1000m3/ ngày.

* Hệ thống suối

Hệ thống suối ở Cát Bà gồm các con suối sau:

Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cung cấp đủ nước cho sinh hoạt.

Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng về mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11lít/giây.

Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ) Mùa mưa nhiều nước, về mùa khơ, chỉ đạt 26 lít/giây.

Nguồn nước ao Ếch: ao Ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vơi, diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh. Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh năm như

* Đặc điểm hải văn

- Thuỷ triều theo chế độ nhật triều thuần nhất, mức nước trung bình 3,3- 3,5 m. Mùa mưa (tháng 5 - tháng 9) thuỷ triều lên cao vào buổi chiều. Mùa khô (tháng 10-tháng 4 năm sau) thuỷ triều lên cao vào buổi sáng.

- Thủy triều và mực nước: Thủy triều có tính nhật triều đều rõ ràng (trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng). Biên độ cực đại gần 4m. Do ảnh hưởng của địa hình nên thường chậm pha hơn Hòn Dấu đến 30 phút.

Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường (mỗi kỳ 11 - 13 ngày). Biên độ giao động 2,6 - 3,6m, xen kẽ là 2 kỳ nước kém (mỗi kỳ 3 - 4 ngày, có biên độ 0,5 - 1m).

Trong năm, biên độ triều lớn vào các tháng 6, 7 và tháng 11, 12, còn nhỏ hơn vào các tháng 3, 4 và tháng 8, 9.

- Sóng vùng Cát Bà thường nhỏ, chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Đơng Nam, trung bình 0,5 - 1m, lớn nhất có thể đạt tới 2,8m.

- Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 - 12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp. Chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên có độ đục cao vào mùa hè do dịng nước đục từ Đồ Sơn lên (hướng Tây Nam). Vùng ven bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh: chảy về bến Gót ở bên phải và chảy về Hoàng Châu về bên trái với tốc độ cực đại 90cm/s. Dịng triều xuống có hướng ngược lại. Nhìn chung điều kiện khí tượng thủy văn bao gồm cả thủy văn biển ở đây thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch của quần đảo Cát Bà. Trong tương lai đảo Cát Bà và vịnh Hạ Long sẽ trở thành vùng kinh tế - du lịch và mơi trường phát triển mạnh nhất, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

3.1.5. Thảm thực vật rừng

Khu hệ thực vật

Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn... trong vùng đã hình thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên quần

đảo Cát Bà. Trước đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ phần lớn diện tích đất đai của đảo. Hiện nay rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán của rừng. Tuy nhiên, rừng Cát Bà vẫn được coi là một khu rừng độc đáo trên núi đã vôi của cả vùng biển Đông Bắc Việt Nam, với diện tích 13.200 ha (số liệu năm 1997) chiếm 60% diện tích núi đá vơi của đảo, ở đây còn lưu giữ được kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa đai thấp (còn 852ha rừng nguyên sinh hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt) với hơn 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật.

Rừng ngập mặn phân bố nhiều ở phía Tây Bắc của đảo, với các lồi cây chủ yếu như: Sú, Vẹt, Đước, Giá, Bần, Trang, Mắm, ... Rừng ngập mặn cũng là cảnh quan đặc sắc của vùng triều cửa sông ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn thường phát triển ở độ cao 1,8m trên nền đáy bùn phù sa. Rừng ngập mặn có ý nghĩa trong việc cố định bùn, chống xói lở và là nơi cư trú của nhiều lồi chim di cư và cũng là nơi cung cấp nguồn giống thủy hải sản.

Khu hệ động vật

Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát Bà vẫn có đến 53 lồi thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với 46 họ thuộc 16 bộ; 46 lồi bị sát với 16 họ thuộc 2 bộ; 21 loài lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ. Đặc biệt có lồi Voọc đầu vàng là lồi đặc hữu chỉ có ở Cát Bà.

Động vật biển: Theo số liệu điều tra của Viện Hải dương học tại Hải Phịng cho biết, hiện nay có 900 lồi cá, 500 lồi thân mềm, 400 lồi giáp xác. Trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như Cá Hồng, Cá Song, Cá Thu, Cá Chim... Một trong những loài quý hiếm của Cát Bà là Cá Heo lớn và Cá Heo Bé. Ngồi ra hệ động vật đáy cũng vơ cùng phong phú. Qua thống kê đã thấy có 178 lồi san hơ, 375 lồi động vật đáy khác, 97 loài động vật phù du, 7 loài rắn biển, 4 loài rùa, 1 loài thú.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.1. Đặc điểm kinh tế Nông nghiệp Nông nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng GTSX và 2,3% GDP huyện năm 2004). Ngành đang từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tươi và chăn nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mơ hình canh tác vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong khu vực đảo và đó mang lại hiệu quả tương đối cao. Hướng sản xuất theo mơ hình này tập trung vào cỏc loài cây, con cú sản lượng và giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Lâm nghiệp

Do diện tích rừng trên đảo Cát Bà phần lớn thuộc diện tích của VQG Cát Bà quản lý, nên diện tích đất Lâm nghiệp thuộc địa bàn các xã vựng đệm không nhiều. Cho đến nay, Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm VQG đó chỉ đạo thực hiện được một số cơng việc như sau: (1) Trồng rừng tập trung 15 ha. (2) Trồng rừng phân tán 150.000 cây. (3) Chăm sóc rừng: 38 ha và 94) Tu bổ rừng: 5 ha.

Từ năm 2000 đến năm 2004, trên địa bàn vùng đệm đó tiến hành giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên. Kết quả đó giao được 4.690 ha, trong đó rừng tự nhiên là 4.160 ha, rừng trồng là 530 ha.

Kết quả điều tra cho thấy hàng năm người dân đó vào rừng khai thác củi khoảng 2220 ster củi để phục vụ chất đốt trong gia đình. Việc khai thác củi đun bất hợp pháp trong vùng lõi đó tác động đến thảm thực vật rừng, làm ảnh hưởng đến mơi trường sống của các lồi động vật trong rừng.

Nuôi trồng thuỷ sản

Những năm qua mặc dù diện tích ni trồng trên địa bàn khơng có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng lại tăng lên rất lớn. Trong đó, việc ni trồng thuỷ sản được chia làm hai hình thức là nuôi cá lồng bè và nuôi đầm hồ. Nhìn chung, việc ni trồng thuỷ sản trong khu vực có sản lượng tăng nhanh với một số lồi cá có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu như Tù hài, Cá Song, Cá Hồng, Cá Thác, Cá Vược… nhưng hiệu quả nuôi trồng trong những năm qua là khơng cao, ngun nhân chính là do thiếu quy hoạch, sắp xếp, bố trí hợp lý về nghề ni cá lồng bè.

3.2.2. Đặc điểm xã hội Giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển theo tinh thần NQTW 2 (khoá VIII), NQTW6 (khoá IX). Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học đã được trang bị tốt hơn theo chương trình “Chuẩn hố”. Các ngành học được duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được đặc biệt quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Kết quả điều tra cho thấy số lượng học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường ở cấp tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%. Số lượng học sinh thi tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt khá cao, đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở đạt tốt nghiệp 100%, bậc trung học phổ thông đạt 99,7%. Đây là kết quả cao khơng chỉ đối với huyện đảo mà cịn là kết quả cao so với thành phố Hải Phòng và so với cả nước nói chung.

Dịch vụ y tế

Mạng lưới y tế đang được nâng cấp đáp ứng bước đầu yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trên đảo. Các xã đã có trạm y tế xã riêng, mỗi trạm có từ 3 đến 7 cán bộ y tế. Trạm thường thực hiện chữa trị các bệnh thông thường cho người dân trong vùng, còn bệnh nặng cán bộ trạm trực tiếp thực

Ngồi ra, trên địa bàn huyện có một Trung tâm y tế huyện đóng tại thị trấn Cát Bà và một số cơ sở y tế tư nhân là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả.

Đặc điểm giao thông

Giao thông đường bộ: Các đường giao thông trên đảo được tu sửa và mở mới. Đường giao thông qua các xã, thị trấn đều là đường nhựa hoặc bê tơng. Đặc biệt đã hồn thành con đường nhựa chạy xuyên đảo nối với thị trấn Cát Hải qua Phà Cái Viềng. Đây là con đường huyết mạch của đảo nối với đất liền. Ngoài ra, cịn có một số đường dân sinh đi trong nội bộ từng xã, đường mòn du lịch sinh thái khá thuận tiện.

Giao thơng đường thuỷ: Tính đến năm 2004, xuất phát từ đảo Cát Bà đi các nơi có hai tuyến đường thuỷ chính: Tuyến Cát Bà - Cát Hải – Hải Phòng dài 55km và tuyến Cát Bà Hịn Gai (Quảng Ninh) dài 35km. Giao thơng thuỷ là một lợi thế của khu vực đảo Cát Bà nhưng cho đến nay chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khi quan hệ giao lưu kinh tế và thương mại giữa khu vực (huyện) với các địa phương khác được mở rộng thì cần khai thác hiệu quả loại hình giao thơng này.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu

3.3.1. Những thuận lợi

Điều kiện tự nhiên, các giá trị về tài nguyên, lịch sử, du lịch và nhân văn vơ cùng phong phú (đó được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới) hấp dẫn khách đến thăm quan và thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Có tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cát Hải nói riêng, thành phố Hải Phịng nói chung.

Hoạt động sản xuất của vùng đệm mang tính đa dạng, nhiều ngành nghề: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ, chế biến, các ngành kinh tế bổ sung cho nhau, thu hút nhiều lao động tại chỗ, tạo ra nhiều nguồn thu nhập cho nhân dân.

Lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)