Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 45 - 53)

4.2. Phân bố của Sơn dương

4.2.2. Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh

Từ kết quả điều tra thực địa Sơn dương phân bố

Sinh cảnh tại Vườn Quốc gia Cát Bà có thể chia ra làm 10 dạng chính. Cụ thể như sau

(1) Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (2) Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (3) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi (4) Rừng ngập nước trên núi đá vôi

(5) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy (6) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi

(7) Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất (8) Rừng trồng

(9) Rừng ngập mặn (10) Núi đá trọc

Trong quá trình điều tra, đề tài chỉ ghi nhận sự có mặt của Sơn dương ở 6 dạng sinh cảnh. Bao gồm: Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi, Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi, Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi, Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi, Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy, Núi đá trọc. Được trình bầy trên bản đồ phân bố theo sinh cảnh hình 4.3

Từ bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ các dấu vết ở sinh cảnh rừng Rừng thứ sinh

nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi chiếm một nửa (52,6%) chứng tỏ

đây là dạng sinh cảnh phù hợp nhất với hoạt động sống của Sơn dương. Tiếp đến là sinh cảnh cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi có số dấu vết chiếm 24,5%. Tiếp đến là sinh cảnh Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi chiếm tỷ lệ 13,4 %. Ở các sinh cảnh khác như: Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi, khu núi đá trọc, rừng phụ tre nứa là có rất ít cây hoặc cung cấp không đủ thức ăn cũng như bảo vệ Sơn dương trước các điều kiện bất lợi nên có thể hiểu vì sao chỉ có 9,5% lượng dấu vết ở sinh cảnh này. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là dấu vết xuất hiện ở sinh cảnh Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy 0,1%. Bởi sinh cảnh này chiếm tỷ lệ diện tích ít, nứa mọc rải rác trên đỉnh núi. Đây là nơi Sơn Dương thường hay đứng quan sát và chốn tránh kẻ thù

Bảng 4.3: Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh Dạng SC Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (2) Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (1) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi (3) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi (6) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy (5) Núi đá trọc (10) Tổng Số dấu vết 60 15 4 28 1 6 114 Tỷ lệ 52,6% 13,4% 3,5% 24,5% 0,1% 5,9% 100%

Đặc điểm các sinh cảnh này như sau:

- (1) Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tương đối lớn và tập trung ở các độ cao dưới 300 m tại khu vực trung tâm VQG. Trong đó, phần lớn diện tích nằm về phía Tây Bắc xã Chân Trâu (chiếm 43,6% tổng diện tích của kiểu rừng này) một phần nằm về phía Nam xã Gia Luận, phía Đơng xã Phù long

Do được phát triển trên khu vực núi đá vôi nên trong kiểu rừng này sự phân bố cây thường không đều, độ tàn che trung bình khoảng 0,7. Thực vật chiếm ưu thế trong kiểu rừng này là các loài cây lá rộng thường xanh thuộc

các họ như họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Mortaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Ba mảnh vỏ

(Euphorbiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Long Não (Lau racea), họ Cúc (Asteraceae). Rừng chia

thành 4 tầng rõ rệt.

Ngoài ra, thực vật ngoại tầng cũng rất phong phú với nhiều lồi thân thảo, thân bị, leo chằng chịt làm tăng thêm sự rậm rạp của kiểu rừng này.

Hình 4.4: Sinh cảnh Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi.

- (2) Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi

Thảm rừng thứ sinh nghèo lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vơi có diện tích 4.900,2 ha, chiếm 27% diện tích đất thảm thực vật rừng (Lê Thái Hà, Trần Thế Liên, 2007). Đây là kiểu rừng khá phổ biến và

chiếm diện tích lớn nhất so với tất cả các loại thảm trên quần đảo Cát Bà. Phân bố thành từng mảng tương đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100m - 300 m. Thành phần thực vật tạo rừng khơng chỉ là các lồi thực vật nhiệt đới mà

cịn thể hiện tính chỉ thị cao cho loại hình rừng này như: Nghiến (Excentrodendron

tonkinense),Trai (Garcinia fagraeoides), Teo nông (Streblus spp.)….

Hình 4.5: Sinh cảnh Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi

- (3) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi

Rừng phục hồi ở Cát Bà có diện tích là 8,1 ha chiếm diện tích nhỏ trong đất thảm thực vật rừng. Chiều cao gỗ trong lâm phần trung bình khoảng 8 – 15m, đường kính 15 – 20 cm, độ tàn che trung bình 50 – 60%. Đây là kiểu rừng phục hồi sau khai thác trên núi đá vơi, với diện tích nhỏ (phản ánh tình trạng quản lý bảo vệ là khá tốt của VQG và địa phương), với đặc điểm thực vật trên núi đá vôi sinh trưởng và phát triển rất kém cho nên trên những khu vực sườn hay đỉnh núi đá, việc phục hồi rừng diễn ra khó khăn và rất chậm.

Hình 4.6: Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi - (6) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vơi

Thảm thực vật này có diện tích 8.016,7 ha chiếm 45,0% diện tích đất thảm thực vật rừng (Lê Thái Hà, Trần Thế Liên, 2007). Đây là kiểu thảm chủ yếu phân bố trên trên các khu vực có núi đá vơi, do vậy khả năng sinh trưởng và phát triển của các lồi cây khó khăn và rất chậm chạp. Thực vật bao gồm chủ yếu các lồi cây gỗ nhỏ, có khả năng chịu gió mạnh, chịu hạn và chịu nhiệt độ cao như:

Ơ rơ (Streblus iliciflia), Ruối (Streblus laciflorus), Mạy tèo (Streblus

maciophylus), Thị đá (diospyros sp), Táu ruối (Vatica odorata), Thơi ba (Alangium chinesis), và cũng có nhiều lồi cây bụi khác với độ cao trung bình 5-

6 m. Tuy độ che phủ không cao (khoảng 30 %) nhưng đây là nơi sinh sống chủ yếu của các loài động vật quý hiếm trong khu vực Cát Bà như Voọc Cát Bà, Khỉ vàng, Sơn dương, Trăn đất. Kiểu thảm này có thể khoanh ni xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung bằng cây bản địa để tạo thành rừng.

Hình 4.7: Sinh cảnh Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi - (5) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy

Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ 41,6 ha chiếm 0,02% diện tích đất thảm thực vật rừng. Phân bố chủ yếu dọc các khe suối hoặc trên các sườn núi đá vôi, phân bố nhiều ở xã Việt Hải, xã Xuân đám, xã Hiền Hào, xã Gia Luận.

- (10) Núi đá trọc :

Đất lâm nghiệp ngoài các kiểu thảm thực vật ra, cịn có 2.502,0 ha núi đá trọc khơng cây hoặc cịn lại rất ít cây, chiếm 14 % diện tích đất lâm nghiệp (Lê Thái Hà, Trần Thế Liên, 2007). Núi đá trọc phân bố chủ yếu trên các đỉnh, hoặc là các phiến đá lớn xương xẩu, các loài cây thực vật đa số không thể tồn tại lâu dài được, chỉ có một số ít cây bụi, cây cỏ mọc nhưng rất thưa thớt.

Hình 4.9: Sinh cảnh núi đá trọc

Kết quả điều tra cho thấy Sơn dương thích hợp nhất ở độ cao từ 101m – 200 m và sinh cảnh thích hợp nhât là: Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi. (bảng 4.5) Bảng 4.4: Khu vực phân bố ưa thích của Sơn dương theo độ cao và sinh cảnh

Khu vực Cấp độ cao Sinh cảnh

Có sự hoạt động của loài Sơn Dương hoặc gần nơi hoạt động của lồi Sơn dương Khu vực có những hoạt động bất lợi ảnh hưởng đến Sơn dương

101m - 200m - Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi

- Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi. > 201m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)