Phân bố của Sơn dương theo đai cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 42 - 45)

4.2. Phân bố của Sơn dương

4.2.1. Phân bố của Sơn dương theo đai cao

Kết quả điều tra cho thấy Sơn dương hoạt động ở các độ cao khác nhau từ 100-300m (bảng 4.2). Các dấu vết được ghi nhận nhiều nhất ở độ cao từ 101m - 200m, chiếm 53% tổng số dấu vết ghi nhận. Độ cao này thường là ở sườn hoặc gần đỉnh của các dãy núi nên cách xa các vườn, nương của người dân ở các Áng. Lý do Sơn dương thường hoạt động ở độ cao này có thể do 1) Các khu vực từ sườn đến gần đỉnh thường phong phú về chủng loại thức ăn và nhiều hang ngủ thích hợp với hoạt động kiếm ăn, nghỉ ngơi của Sơn dương; 2) Đây có thể là những nơi an tồn hơn so với các độ cao khác; 3) do tập tính của lồi sau khi kiếm ăn thường tìm các vách đá có mái chìa ra hoặc trong hang rộng để nghỉ và nhai lại thức ăn. Những vách này thơng thường chỉ có ở sườn và gần đỉnh núi. 4) Cuối cùng, theo thông tin từ những thợ săn có kinh nghiệm cho biết Sơn dương thường hoạt động lưng chừng sườn núi cho đến đỉnh núi nhưng tần suất xuất hiện ở sườn hay đỉnh thường vẫn theo mùa.

Tiếp đến, Sơn dương cũng hoạt động khá mạnh ở độ cao 1m - 100m, chiếm 44,4% tổng số dấu vết ghi nhận được. Nguyên nhân có thể do lượng thức ăn ở độ cao này khá dồi dào, có nhiều mầm non là thức ăn ưa thích của chúng. Đặc biệt vào mùa khô trên cao thường khan hiếm thức ăn hơn.

Ở cấp độ cao từ 201m - 300m, số lượng dấu vết của Sơn dương được ghi nhận ít nhất, chỉ chiếm 2,6% tổng số dấu vết. Nguyên nhân có thể do cấp độ cao này gần khu vực đỉnh nên địa hình cheo leo hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại, kiếm ăn của chúng.

Bảng 4.2: Phân bố dấu vết của Sơn dương theo đai cao

Độ cao 1m - 100m 101m - 200m 201m - 300m Tổng Số dấu vết 51 61 3 115 Tỷ lệ 44,4% 53% 2,6% 100%

Ngoài ra, yếu tố mùa cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Sơn dương theo đai cao. Vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau chúng hoạt động kiếm ăn và ngủ nghỉ ở lưng chừng núi. Mùa này có gió mùa Đơng Bắc hoạt động mạnh nên chúng chuyển xuống sườn núi để tránh rét đồng thời lượng thức ăn ở đây cũng phong phú hơn. Lúc cần thiết chúng có thể xuống gần chân núi để kiếm thêm thức ăn. Từ tháng 5 đến cuối tháng 9 là mùa mưa, khoảng thời gian này ở sườn và chân núi rất nhiều mòng và muỗi. Đây là các lồi cơn trùng chuyên hút máu thú móng guốc do đó Sơn dương di chuyển lên cao nơi thống gió để tránh các loại cơn trùng này. Mỗi dãy núi Sơn dương thường kiếm ăn một thời gian cho đến khi các mầm, chồi của cây cỏ, cây bụi bị ăn hết thì chúng di chuyển đến các dãy khác để tìm kiếm nguồn thức ăn mới. Sau một thời gian ước tính các cây cung cấp thức ăn ở khu vực ban đầu đã đâm chồi mới thì chúng lại di chuyển về các dãy núi đó. Đây chính là lý do có thể giải thích vì sao khi khảo sát bắt gặp khá nhiều vết phân mà trên mỗi vết gồm nhiều bãi có các mốc thời gian khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 42 - 45)