Xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn Sơn dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 65)

Việc xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn là một trong những công việc quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và lồi nói riêng. Khi vùng ưu tiên bảo tồn được xác định, các nỗ lực bảo tồn sẽ hiệu quả hơn. Sơn dương tại VQG Cát Bà cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Một số đàn Sơn dương sống biệt lập và đang được bảo vệ tốt, trong khi đó một số đàn lại có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. Vì vậy, việc xác định các vùng ưu tiên càng trở nên cấp thiết đối với loài Sơn dương tại VQG (bảng 4.11)

Bảng 4.11: Bảng phân vùng ưu tiên bảo vệ

TT Vùng Tiêu chí Tổng điểm

1 2 3

1 Giỏ Cùng 3 3 3 9

2 Vạn Tà 3 3 3 9

3 Trà Báu 3 3 3 9

4 Trung tâm Vườn 3 3 0 6

5 Gia Luận 3 3 3 9

Cộng 15 15 12 42

Căn cứ vào các tiêu chí trên, tổng số 5 khu vực phân bố thì có 04 khu vực đáp ứng với 03 tiêu chí và được lựa chọn là vùng ưu tiên bảo tồn. Còn khu vực Trung tâm Vườn với số lượng Sơn dương ít 01 cá thể, khơng được lựa chọn là khu vực ưu tiên bảo tồn. Tuy nhiên cần phải đưa ra các giải pháp để bảo vệ nguồn gen tại khu vực này. Với số lượng cá thể Sơn dương trên đảo cịn q ít việc đưa ra các giải pháp kịp thời là rất quan trọng. Giải pháp trước mắt tại khu vực này, cần tăng cường kiểm tra, giám sát bảo vệ loài và sinh cảnh. Sau đó cần có những giải pháp an tồn di dời cá thể Sơn dương này hòa nhập với các đàn Sơn dương khác gần với khu vực phấn bố có kích thước

4.4.1. Giải pháp quản lý bảo vệ

4.4.1.1. Bảo vệ loài và sinh cảnh của Sơn dương

Từ kết quả nghiên cứu Sơn dương hiện tại phân bố ở 05 khu vực: (1) Giỏ Cùng, (2) Vạn Tà, (3) Trà Báu, (4) Trung tâm VQG Cát Bà, (5) Gia Luận. Để bảo tồn tốt quần thể và số lượng các cá thể Sơn dương phải nhất thiết bảo vệ tốt sinh cảnh sống của lồi và số lượng lồi hiện có. Với những giải pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường cơng tác tuần tra kiểm sốt chặt chẽ khu vực Sơn dương phân bố. Chốt chặn những đường đi lối lại của người dân có thể xâm nhập vào rừng.

- Tuyệt đối không để các hoạt động bất lợi của con người ảnh hưởng loài như: (Săn bắn, bẫy băt, phát nương làm rẫy, Khai thác rừng trái phép,…)

- Kiểm tra thường xuyên tuần tra kiểm soát những khu vự trên địa bàn quản lý. Đặt biệt những khu vực phân bố Sơn dương, không để người dân vào đánh bẫy.

- Dựa trên những khu vực ưu tiên bảo tồn đã được xác định. Đề xuất với Hạt kiểm lâm giao cho các trạm kiểm lâm thuộc đơn vị Hạt quản lý những khu vực ưu tiên bảo tồn loài Sơn Dương gần nhất với những địa bàn trạm quản lý. Trạm kiểm lâm có nhiệm vụ nắm bắt các khu vực ưu tiên bảo tồn nằm trên địa bàn mình quản lý cả ở ngồi thực địa và trên bản đồ. Sau khi các trạm nắm được các khu vực ưu tiên bảo tồn, các trạm tiến hành theo dõi, giám sát thường xuyên những khu vực này, ngặn chặn và trục xuất mọi hoạt động của người dân khi di chuyển vào những khu vực này, một số hoạt động của người dân như: Hoạt động khai thác LSNG, hoạt động săn bắn bẫy bắt, hoạt động khai thác mật ong,…

- Tại những khu vực ưu tiên bảo tồn này, trạm kiểm lâm cần nắm được số lượng quần thể sinh sống tại khu vực, các mối đe doạ có thể sảy ra với loài

và sinh cảnh của loài tại khu vực này và vùng di chuyển của loài trong khu vực theo mùa. Để từ đó trong q trình tuần tra trong khu vực này, cán bộ kiểm lâm sử dụng máy định vị cầm tay ghi nhận tất cả những dấu vết của loài và đường di chuyển của loài.

- Trong thời gian tới cần thực hiện thêm các cuộc điều tra thực địa kết hợp với cài đặt bẫy ảnh chi tiết cho từng khu vực, và trong từng khu vực tiến hành điều tra và cài đặt bẫy ảnh ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm xác định, theo dõi quần thể Sơn dương hoạt động trong các khu vực này và ghi nhận bằng bẫy ảnh để xác minh quần thể Sơn dương tồn tại và phát triển trong các khu vực ưu tiên bảo tồn. Tuy khu vực này đã được khảo sát hoặc gần vùng khảo sát nhưng đó chỉ mới là những cuộc cuộc điều tra chưa tỉ mỉ, đồng nhất và tổng thể để xác nhận các khu vực có sự hoạt động của Sơn dương. Vì vậy, cần có cuộc khảo sát lại tỉ mỉ hơn nhằm đánh giá đúng tình hình của lồi trong khu vực đó. Việc bắt gặp trực tiếp rất khó nên cần được ghi nhận bằng các dấu vết mới và các hình ảnh từ máy bẫy ảnh.

- Cài đặt bẫy ảnh để xác định số lượng chính xác có bao nhiêu cá thể trong khu vực ưu tiên bảo vệ. Các bẫy cần cài đặt phân bố đều ở các địa điểm hoạt động, nghỉ ngơi của Sơn dương. Cụ thể là cài đặt gần hang ngủ và dọc lối đi của chúng. Khi đặt ở lối đi cần chú ý chọn các vị trí đặt là lối độc đạo, lúc qua đoạn này chúng chỉ có thể đi qua vị trí ấy chứ khơng cịn lựa chọn nào khác. Điều đó sẽ thu được hiệu quả ghi nhận cao và tận dụng được tối đa các bẫy ảnh dùng khảo sát.

- Ở các khu vực ưu tiên bảo vệ cần thành lập thêm trạm kiểm lâm hoặc các tổ tuần tra bảo vệ rừng, tổ xung kích, tăng cường các đợt tuần tra nhằm ngăn chặn triệt để các vụ săn bắt, đánh bẫy Sơn dương của thợ săn, ngăn chặn tốt các hoạt động khai thác tài nguyên rừng tác động xấu tới sinh thái của khu vực.

- Trong q trình khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng, phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vơi, khốn bảo vệ rừng, Vườn ưu tiên khoanh nuôi, phục hồi những lâm phần rừng ven các khu ưu tiên bảo tồn nhằm tạo khu vực sống ổn định và mở rộng diện tích sinh thái thích hợp cho lồi Sơn Dương.

4.4.1.2. Phục hồi quần thể Sơn dương

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy quần thể Sơn dương cịn lại rất ít, phân bố rải rác trên diện tích rộng để phục hồi quần thể ta tiến hành các giải pháp cụ thể sau:

- Trồng bổ sung cây thức ăn cho Sơn dương và cây rừng tạo đường biên an tồn cho Sơn dương có thể tự di dời hịa nhập với các đàn khác.

- Đối với những khu vực phân bố Sơn dương đơn lẻ sống biệt lập vì chia cắt sinh cảnh khó có thể hịa nhập với các đàn khác ta có thể sử dụng biện pháp di dời cá thể đến những nơi khác có Sơn dương phân bố. Tạo điều kiện cho Sơn dương phát triển.

4.4.1.3. Tăng cường thực thi pháp luật

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật cho cộng đồng dân địa phương.

- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát phát hiện các dấu hiệu vi phạm để xử lý kịp thời.

- Thường xuyên nắm bắt thông tin các đối tượng đi rừng để phục bắt quả tang nếu có tang vật vi phạm xử lý nghiêm minh để làm gương cho những đối tượng khác.

- Duy trì tổ đội khốn bảo vệ rừng tại các xã: Phù Long, Việt Hải, Gia Luận và thôn Hải Sơn xã Trân Châu, ba xã này nằm trên đường ranh giới và trong ranh giới của Vườn Quốc gia Cát Bà. Cuộc sống của những người dân trong xã từ trước tới nay dựa vào nông nghiệp, trồng trọt, đánh bắt thủy sản và một phần du lịch, bên cạnh đó cịn dựa vào săn bắt động vật hoang dã, chặt

đối với rừng và động vật hoang dã là rất lớn ở các khu vực xung quanh kề cận với những xã này. Bên cạnh đó, những xã này cịn là nơi sinh sống của những thợ săn và những người đi bẫy chuyên nghiệp.

4.4.1.4. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Đối tượng lựa chọn để tuyên truyền gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau như: (1) Chính quyền địa phương: Đây là đối tượng có tầm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế chính trị xã hội thơng qua những chính sách, chủ trương phát triển kinh tế của địa phương. (2) Những người dân thường sống dựa vào nghề rừng. (3) Học sinh.

Trong những năm qua VQG Cát Bà đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truền nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Đồng thời thường xuyên tới các thơn, xóm để giáo dục, tun truyền nhằm nâng cao nhận thức cho họ. Đặc biệt là thơng tin về các lồi có nguy cơ biến mất khỏi đảo trong số đó là loài Sơn Dương. Giải pháp này đi đôi cùng các chương trình hỗ trợ ngành nghề nâng cao kinh tế sẽ thu đươc hiệu quả cao.

Tuyên truyền cho người dân không tham gia khai thác tài nguyên rừng trái phép. Vận động người dân đem nộp súng săn, thu giữ và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng súng săn và các loại bẫy để săn bắn động vật hoang dã.

Tuyên truyền cho người dân về các giá trị của ĐDSH và tác dụng của môi trường để họ hiểu và cùng bảo vệ rừng. Nên có các buổi tuyên truyền thảo luận chủ đề bảo vệ các loài động vật hoang dã tới các nữa tuổi trong các cuộc họp địa phương, các buổi sinh hoạt của đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các buổi giao lưu văn hoá văn nghệ tại đại phương.

Thường xuyên đôn đốc các trạm đến từng thôn tuyên truyền về công tác PCCCR vào những tháng cao điểm có thể sảy ra cháy rừng chủ yếu vào mùa hanh khô (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) đó là những tháng có thể sảy ra cháy rừng. Các biển cảnh báo cháy rừng được đặt ở những nơi có thể sảy ra

cháy rừng cao nhất, nơi gắn với những hoạt động của người dân địa phương. Các cấp độ cảnh báo ln đặt trong tình trạng nguy cơ cháy cao nhất nhằm cảnh giác trong công tác PCCCR.

Soạn thảo các tài liệu, sách giới thiệu về hệ động thực vật của Vườn Quốc gia và việc thường xuyên kết hợp với đài truyền thanh các xã, phát thanh công tác bảo vệ nguồn tài nguyên thiên rừng và biển; Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà và tổ chức nhiều buổi họp dân với nhiều ban ngành trong toàn huyện để truyền thông công tác bảo vệ rừng, phát triển kinh tế cộng đồng trong các xã cả vùng lõi và vùng đệm luôn được diễn ra thường xuyên. Để người dân hiểu được ngay những nội dung cần tuyên truyền là rất khó chính vì vậy cơng tác tun truyền trên các hệ thống loa truyên thanh của xã là rất cần thiết địi hỏi cần có thời gian lâu dài và thường xun. Ngồi ra, có thể tuyên truyền bằng các băng – rôn, các khẩu hiệu ngắn dễ hiểu nhằm giúp cho người dân hiểu được tầm quan trọng của Tài nguyên thiên nhiên, giúp cho họ hiểu được sự có mặt của các lồi động vật hoang dã đang có mặt ở đảo Cát Bà là nguồn tài nguyên vô giá khơng chỉ của Việt Nam mà cịn là tài ngun vô giá của thế giới.

4.4.1.5. Tăng cường nghiên cứu khoa học

- Để làm tốt công tác bảo tồn nguồn gen loài Sơn dương cần phải có những cơng trình nghiên cứu khoa học chun sâu để duy trì, phát triển nguồn gen động vật quý hiếm này.

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ. Tranh thủ hỗ trợ về nguồn nhân lực và tài chính để bảo tồn nguồn gen Sơn dương.

4.4.1.6. Nâng cao sinh kế cho cộng đồng

- Xây dựng các chương trình dự án phát triển vùng đệm nhằm thu hút lao động, tăng thu nhập cho người dân địa phương làm giảm áp lực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ xây dựng các mơ hình sinh kế cho người dân các xã vùng đệm. Cụ thể trong những năm qua Vườn Quốc gia

Cát Bà đã đã phối hợp với tổ chức MCD (Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và

phát triển cộng đồng) xây dựng 05 mơ hình sinh kế cho 03 xã vùng đệm: Phù

Long, Xuân Đám, Hiền Hào với 255 hộ gia đình được hưởng lợi từ Dự án. - Tăng cường chuyển giao công nghệ xây dựng những mơ hình nơng lâm nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững như: Trồng cây đặc sản, cây dược liệu dưới tán rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Nuôi ong nhằm tận thu nguồn hoa rất phong phú và có giá trị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Khoảng 21 – 23 cá thể được ghi nhận tại VQG Cát Bà. So với trước đây số lượng quần thể Sơn dương bị giảm khá mạnh.

2. Sơn dương hiện tại phân bố tại 05 khu vực: Trung tâm VQG, Gia Luận, Trà Báu, Vạn Tà và Giỏ Cùng .

3. Sơn dương phân bố ở các độ cao khác nhau từ 100m – 300m. Độ cao thích hợp nhất từ 100m-200m.

4. Xác định được 6 dạng sinh cảnh rừng Sơn dương sinh sống: (1) Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. (2) Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. (3) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi (4) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy (5) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi. (6) Núi đá trọc

5. Đề tài xác định được 05 mối đe dọa trực tiếp và 5 mối đe dọa gián tiếp đến loài và sinh cảnh của loài Sơn dương. Tổng điểm và xếp hạng chỉ ra rằng, hoạt động săn bắn, bẫy bắt là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Sơn dương và hoạt động phát nương làm rẫy.

6. Xác định được 02 khu vực cần ưu tiên bảo tồn loài Sơn dương (Khu vực trung tâm Vườn và Hang Lấp thuộc xã Gia Luận)

7. Đề xuất được 06 giải pháp nhằm bảo tồn loài Sơn Dương tại đảo Cát Bà. Các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ như: (Bảo vệ loài và sinh cảnh, phụ hồi quần thể, tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao sinh kế cộng đồng). Trong đó giải pháp bảo vệ lồi và sinh cảnh là quan trong nhất.

2. Tồn tại

Tuy đạt được những kết quả như trên, nhưng luận văn tốt nghiệp còn một số tồn tại như sau:

Do khu vực điều tra rất rộng, địa hình rất hiểm trở, số lượng lồi cịn ít, sự di chuyển của lồi trong khu vực rất rộng. Do vậy, việc ghi nhận các dấu vết rất khó khăn, khơng thể ghi nhận được tất cả những dấu vết của loài trên toàn đảo. Tác giả đã khoanh tất cả những vùng có khả khi có sự phân bố của lồi, và tiến hành các cuộc điều tra tổng thể tuy nhiên trong q trình điều tra có thể bỏ sót một số khu vực mà chúng có thể di chuyển đến.

Khi điều tra thực địa không bắt gặp trực tiếp, chỉ dựa vào thông tin qua dấu vết nên số lượng cá thể Sơn dương trong khu vực nghiên cứu có thể thay đổi.

Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, khu vực nghiên cứu là hải đảo (bao gồm hệ sinh thái biển và hệ sinh thái rừng) nên gặp nhiều khó khăn trong q trình di chuyển điều tra ngoại nghiệp.

3. Khuyến nghị

- Cần tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu, thời gian dài hơn, để có thể ước lượng được chính xác số lượng lồi.

- Để xác định chính xác số lượng quần thể Sơn dương cần phân tích AND.

- Tiến hành nghiên cứu đặt bẫy máy ảnh để xác định được cấu trúc tuổi giới tính của lồi để làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp bảo tồn chúng.

Tiếng Việt

1. Phạm Trọng Ảnh, Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên (1990). Bảo vệ và

phát triển bền vững sự đa dạng của Khu hệ thú rừng Việt Nam. Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 65)