Thảm thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 32 - 34)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.5. Thảm thực vật rừng

Khu hệ thực vật

Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn... trong vùng đã hình thành nên một kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên quần

đảo Cát Bà. Trước đây vài thập kỷ, rừng đã bao phủ phần lớn diện tích đất đai của đảo. Hiện nay rừng tự nhiên đã bị tác động nhiều, làm biến đổi sâu sắc về mặt cấu trúc, tổ thành và tầng tán của rừng. Tuy nhiên, rừng Cát Bà vẫn được coi là một khu rừng độc đáo trên núi đã vôi của cả vùng biển Đông Bắc Việt Nam, với diện tích 13.200 ha (số liệu năm 1997) chiếm 60% diện tích núi đá vơi của đảo, ở đây còn lưu giữ được kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa đai thấp (còn 852ha rừng nguyên sinh hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt) với hơn 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật.

Rừng ngập mặn phân bố nhiều ở phía Tây Bắc của đảo, với các lồi cây chủ yếu như: Sú, Vẹt, Đước, Giá, Bần, Trang, Mắm, ... Rừng ngập mặn cũng là cảnh quan đặc sắc của vùng triều cửa sông ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn thường phát triển ở độ cao 1,8m trên nền đáy bùn phù sa. Rừng ngập mặn có ý nghĩa trong việc cố định bùn, chống xói lở và là nơi cư trú của nhiều loài chim di cư và cũng là nơi cung cấp nguồn giống thủy hải sản.

Khu hệ động vật

Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quần thể động vật trên đảo Cát Bà vẫn có đến 53 lồi thú với 18 họ thuộc 8 bộ; 160 loài chim với 46 họ thuộc 16 bộ; 46 lồi bị sát với 16 họ thuộc 2 bộ; 21 loài lưỡng cư với 5 họ thuộc 1 bộ. Đặc biệt có lồi Voọc đầu vàng là lồi đặc hữu chỉ có ở Cát Bà.

Động vật biển: Theo số liệu điều tra của Viện Hải dương học tại Hải Phịng cho biết, hiện nay có 900 lồi cá, 500 lồi thân mềm, 400 lồi giáp xác. Trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như Cá Hồng, Cá Song, Cá Thu, Cá Chim... Một trong những loài quý hiếm của Cát Bà là Cá Heo lớn và Cá Heo Bé. Ngồi ra hệ động vật đáy cũng vơ cùng phong phú. Qua thống kê đã thấy có 178 lồi san hơ, 375 lồi động vật đáy khác, 97 loài động vật phù du, 7 loài rắn biển, 4 loài rùa, 1 loài thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)