Diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp ít, lại phân bố không đều, nên khó bảo đảm an toàn về lương thực.
Nguồn nước ngọt thiếu, không đáp ứng được yêu cầu cho phục vụ cho sản xuất, đặc biệt về mùa khô bị thiếu nước trầm trọng.
Thiếu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và dịch vụ du lịch.
Hệ thống giao thông chưa thật sự đảm bảo theo nhu cầu phát triển cao. Chất lượng lao động cho một số lĩnh vực khoa học công nghệ chưa cao, số lao động được đào tạo để phục vụ cho một số ngành mũi nhọn như du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cũng thiếu và yếu.
Ngoài ra, thiên tai về bão lụt hàng năm đối với vùng ven biển tương đối lớn, một số ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất nông nghiệp thường bị thiệt hại khá nhiều (có năm nuôi trồng thuỷ sản hầu như bị mất trắng).
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Hiện trạng loài Sơn Dương
Từ kết quả phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà và điều tra thực địa. Tổng số có khoảng 21 cá thể Sơn dương tại 5 khu vực được ghi nhận trong quá trình điều tra. Tất cả các ghi nhận về sự có mặt của loài đều dựa trên các bằng chứng gián tiếp như vết trà sát, dấu phân. Kết quả được trình bày trên (bảng 4.1).
Bảng 4.1: Số lượng cá thể Sơn Dương tại đảo Cát Bà
Khu vực Số cá
thể
Tổng
(cá thể) Căn cứ ước lượng
Gia Luận Áng Mồ 02 05
- Số lượng dấu vết ghi nhận
- Thời gian dấu vết - Số đo kích thước các dấu vết - Vị trí tương đối giữa các tuyến - Tình hình điều tra thực tế Hang Lấp 03 Đỉnh Ngự Lâm Mé Cồn 01 01 Trà Báu Tùng Ngói 03 04 Sau TKL Trà Báu 01 Vạn Tà Hang Tối 02 06 Sẵn Trâu 04
Giỏ Cùng Đáy giỏ cùng 02 05
Lưới liềm 03
Tổng 21 cá
thể
Qua bảng số liệu 4.1. cho thấy khu vực Vạn Tà hiện có số lượng Sơn dương là nhiều nhất (6 cá thể). Tiếp đến là 2 khu vực Gia Luận và Giỏ Cùng với 5 cá thể. Khu vực Đỉnh Ngự Lâm, gần sát với Trung tâm của Vườn chỉ
ghi nhận được duy nhất 1 cá thể. Số liệu về số lượng Sơn dương tại 3 khu vực Vạn Tà, Gia Luận và Giỏ Cùng cho thấy đây là những nơi thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG và luôn được bảo vệ tốt.
Cơ sở dữ liệu hiện tại của VQG Cát Bà về Sơn dương không cho phép so sánh xu thế biến đổi của kích thước quần thể Sơn dương theo thời gian. Tuy nhiên, theo những theo quan sát trực tiếp của tác giả (đã công tác tại VQG 20 năm) và thông tin phỏng vấn từ các thợ săn có kinh nghiệm cho thấy số lượng quần thể Sơn dương hiện tại so với trước đây dường như giảm mạnh. Trước đây Sơn dương phân bố hầu hết ở các vùng trên đảo và số lượng còn khá nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới áp lực của săn bắt số
lượng Sơn dương bị giảm và vùng phân bố cũng bị thu hẹp.
Như vậy số các thể còn lại trên đảo phân bố chủ yếu xã Gia Luận, Trà báu, Vạn Tà và Giỏ Cùng. Về số lượng cá thể ước lượng còn khoảng từ 21 – 23 cá thể. Tuy số lượng ước lượng chưa chính xác tuyệt đối nhưng kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ hiệu quả loài Sơn dương tại đảo Cát Bà.
Phương pháp ước lượng số lượng Sơn dương hiện tại của đề tài còn hạn chế và có thể chưa phản ánh kích thước quần thể Sơn dương tại VQG Cát Bà. Nguyên nhân là do phương pháp mới chỉ dựa trên các dấu vết quan sát gián tiếp (dấu chân, dấu phân, vết ngủ, vết chà sát…). Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính, đây vẫn có thể coi là phương pháp khả thi và cho kết quả tương đối. Trong thời gian tới, nếu điều kiện cho phép với phương pháp tiên tiến và hiện đại hơn thì việc xác định số lượng cá thể sơn dương có thể sử dụng phương pháp thu thập các mẫu phân mới rồi xác định ADN, từ các mẫu phân tích ADN có thể xác định được chính xác nhất số lượng cá thể Sơn dương có tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, việc đặt bẫy máy ảnh với số lượng lớn và hệ thống trong thời gian đủ dài cũng cho phép
ước lượng số lượng Sơn dương tại mỗi khu vực chính xác hơn. Tuy nhiên, trong khuân khổ đề tài tốt nghiệp do không có kinh phí nên phương pháp này không được áp dụng.
4.2. Phân bố của Sơn dương
Từ kết quả nhiên cứu cho thấy, Sơn dương Cát Bà chỉ xác định được tại 05 khu vực, chủ yếu trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn. Bản đồ phân bố của Sơn dương được trình bày tại hình 4.1.
4.2.1. Phân bố của Sơn dương theo đai cao
Kết quả điều tra cho thấy Sơn dương hoạt động ở các độ cao khác nhau từ 100-300m (bảng 4.2). Các dấu vết được ghi nhận nhiều nhất ở độ cao từ 101m - 200m, chiếm 53% tổng số dấu vết ghi nhận. Độ cao này thường là ở sườn hoặc gần đỉnh của các dãy núi nên cách xa các vườn, nương của người dân ở các Áng. Lý do Sơn dương thường hoạt động ở độ cao này có thể do 1) Các khu vực từ sườn đến gần đỉnh thường phong phú về chủng loại thức ăn và nhiều hang ngủ thích hợp với hoạt động kiếm ăn, nghỉ ngơi của Sơn dương; 2) Đây có thể là những nơi an toàn hơn so với các độ cao khác; 3) do tập tính của loài sau khi kiếm ăn thường tìm các vách đá có mái chìa ra hoặc trong hang rộng để nghỉ và nhai lại thức ăn. Những vách này thông thường chỉ có ở sườn và gần đỉnh núi. 4) Cuối cùng, theo thông tin từ những thợ săn có kinh nghiệm cho biết Sơn dương thường hoạt động lưng chừng sườn núi cho đến đỉnh núi nhưng tần suất xuất hiện ở sườn hay đỉnh thường vẫn theo mùa.
Tiếp đến, Sơn dương cũng hoạt động khá mạnh ở độ cao 1m - 100m, chiếm 44,4% tổng số dấu vết ghi nhận được. Nguyên nhân có thể do lượng thức ăn ở độ cao này khá dồi dào, có nhiều mầm non là thức ăn ưa thích của chúng. Đặc biệt vào mùa khô trên cao thường khan hiếm thức ăn hơn.
Ở cấp độ cao từ 201m - 300m, số lượng dấu vết của Sơn dương được ghi nhận ít nhất, chỉ chiếm 2,6% tổng số dấu vết. Nguyên nhân có thể do cấp độ cao này gần khu vực đỉnh nên địa hình cheo leo hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại, kiếm ăn của chúng.
Bảng 4.2: Phân bố dấu vết của Sơn dương theo đai cao
Độ cao 1m - 100m 101m - 200m 201m - 300m Tổng Số dấu vết 51 61 3 115 Tỷ lệ 44,4% 53% 2,6% 100%
Ngoài ra, yếu tố mùa cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Sơn dương theo đai cao. Vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau chúng hoạt động kiếm ăn và ngủ nghỉ ở lưng chừng núi. Mùa này có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nên chúng chuyển xuống sườn núi để tránh rét đồng thời lượng thức ăn ở đây cũng phong phú hơn. Lúc cần thiết chúng có thể xuống gần chân núi để kiếm thêm thức ăn. Từ tháng 5 đến cuối tháng 9 là mùa mưa, khoảng thời gian này ở sườn và chân núi rất nhiều mòng và muỗi. Đây là các loài côn trùng chuyên hút máu thú móng guốc do đó Sơn dương di chuyển lên cao nơi thoáng gió để tránh các loại côn trùng này. Mỗi dãy núi Sơn dương thường kiếm ăn một thời gian cho đến khi các mầm, chồi của cây cỏ, cây bụi bị ăn hết thì chúng di chuyển đến các dãy khác để tìm kiếm nguồn thức ăn mới. Sau một thời gian ước tính các cây cung cấp thức ăn ở khu vực ban đầu đã đâm chồi mới thì chúng lại di chuyển về các dãy núi đó. Đây chính là lý do có thể giải thích vì sao khi khảo sát bắt gặp khá nhiều vết phân mà trên mỗi vết gồm nhiều bãi có các mốc thời gian khác nhau.
4.2.2. Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh
Từ kết quả điều tra thực địa Sơn dương phân bố
Sinh cảnh tại Vườn Quốc gia Cát Bà có thể chia ra làm 10 dạng chính. Cụ thể như sau
(1) Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (2) Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (3) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi (4) Rừng ngập nước trên núi đá vôi
(5) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy (6) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi
(7) Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất (8) Rừng trồng
(9) Rừng ngập mặn (10) Núi đá trọc
Trong quá trình điều tra, đề tài chỉ ghi nhận sự có mặt của Sơn dương ở 6 dạng sinh cảnh. Bao gồm: Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi, Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi, Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi, Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi, Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy, Núi đá trọc. Được trình bầy trên bản đồ phân bố theo sinh cảnh hình 4.3
Từ bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ các dấu vết ở sinh cảnh rừng Rừng thứ sinh
nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi chiếm một nửa (52,6%) chứng tỏ
đây là dạng sinh cảnh phù hợp nhất với hoạt động sống của Sơn dương. Tiếp đến là sinh cảnh cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi có số dấu vết chiếm 24,5%. Tiếp đến là sinh cảnh Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi chiếm tỷ lệ 13,4 %. Ở các sinh cảnh khác như: Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi, khu núi đá trọc, rừng phụ tre nứa là có rất ít cây hoặc cung cấp không đủ thức ăn cũng như bảo vệ Sơn dương trước các điều kiện bất lợi nên có thể hiểu vì sao chỉ có 9,5% lượng dấu vết ở sinh cảnh này. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là dấu vết xuất hiện ở sinh cảnh Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy 0,1%. Bởi sinh cảnh này chiếm tỷ lệ diện tích ít, nứa mọc rải rác trên đỉnh núi. Đây là nơi Sơn Dương thường hay đứng quan sát và chốn tránh kẻ thù
Bảng 4.3: Phân bố của Sơn dương theo sinh cảnh Dạng SC Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (2) Rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (1) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi (3) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi (6) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy (5) Núi đá trọc (10) Tổng Số dấu vết 60 15 4 28 1 6 114 Tỷ lệ 52,6% 13,4% 3,5% 24,5% 0,1% 5,9% 100%
Đặc điểm các sinh cảnh này như sau:
- (1) Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tương đối lớn và tập trung ở các độ cao dưới 300 m tại khu vực trung tâm VQG. Trong đó, phần lớn diện tích nằm về phía Tây Bắc xã Chân Trâu (chiếm 43,6% tổng diện tích của kiểu rừng này) một phần nằm về phía Nam xã Gia Luận, phía Đông xã Phù long
Do được phát triển trên khu vực núi đá vôi nên trong kiểu rừng này sự phân bố cây thường không đều, độ tàn che trung bình khoảng 0,7. Thực vật chiếm ưu thế trong kiểu rừng này là các loài cây lá rộng thường xanh thuộc
các họ như họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Mortaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Long Não (Lau racea), họ Cúc (Asteraceae). Rừng chia
thành 4 tầng rõ rệt.
Ngoài ra, thực vật ngoại tầng cũng rất phong phú với nhiều loài thân thảo, thân bò, leo chằng chịt làm tăng thêm sự rậm rạp của kiểu rừng này.
Hình 4.4: Sinh cảnh Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi.
- (2) Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi
Thảm rừng thứ sinh nghèo lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi có diện tích 4.900,2 ha, chiếm 27% diện tích đất thảm thực vật rừng (Lê Thái Hà, Trần Thế Liên, 2007). Đây là kiểu rừng khá phổ biến và
chiếm diện tích lớn nhất so với tất cả các loại thảm trên quần đảo Cát Bà. Phân bố thành từng mảng tương đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100m - 300 m. Thành phần thực vật tạo rừng không chỉ là các loài thực vật nhiệt đới mà
còn thể hiện tính chỉ thị cao cho loại hình rừng này như: Nghiến (Excentrodendron
tonkinense),Trai (Garcinia fagraeoides), Teo nông (Streblus spp.)….
Hình 4.5: Sinh cảnh Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi
- (3) Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi
Rừng phục hồi ở Cát Bà có diện tích là 8,1 ha chiếm diện tích nhỏ trong đất thảm thực vật rừng. Chiều cao gỗ trong lâm phần trung bình khoảng 8 – 15m, đường kính 15 – 20 cm, độ tàn che trung bình 50 – 60%. Đây là kiểu rừng phục hồi sau khai thác trên núi đá vôi, với diện tích nhỏ (phản ánh tình trạng quản lý bảo vệ là khá tốt của VQG và địa phương), với đặc điểm thực vật trên núi đá vôi sinh trưởng và phát triển rất kém cho nên trên những khu vực sườn hay đỉnh núi đá, việc phục hồi rừng diễn ra khó khăn và rất chậm.
Hình 4.6: Rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi - (6) Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi
Thảm thực vật này có diện tích 8.016,7 ha chiếm 45,0% diện tích đất thảm thực vật rừng (Lê Thái Hà, Trần Thế Liên, 2007). Đây là kiểu thảm chủ yếu phân bố trên trên các khu vực có núi đá vôi, do vậy khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây khó khăn và rất chậm chạp. Thực vật bao gồm chủ yếu các loài cây gỗ nhỏ, có khả năng chịu gió mạnh, chịu hạn và chịu nhiệt độ cao như:
Ô rô (Streblus iliciflia), Ruối (Streblus laciflorus), Mạy tèo (Streblus
maciophylus), Thị đá (diospyros sp), Táu ruối (Vatica odorata), Thôi ba (Alangium chinesis), và cũng có nhiều loài cây bụi khác với độ cao trung bình 5-
6 m. Tuy độ che phủ không cao (khoảng 30 %) nhưng đây là nơi sinh sống chủ yếu của các loài động vật quý hiếm trong khu vực Cát Bà như Voọc Cát Bà, Khỉ vàng, Sơn dương, Trăn đất. Kiểu thảm này có thể khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung bằng cây bản địa để tạo thành rừng.
Hình 4.7: Sinh cảnh Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi - (5) Rừng phụ thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy
Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ 41,6 ha chiếm 0,02% diện tích đất thảm thực vật rừng. Phân bố chủ yếu dọc các khe suối hoặc trên các sườn núi đá vôi, phân bố nhiều ở xã Việt Hải, xã Xuân đám, xã Hiền Hào, xã Gia Luận.
- (10) Núi đá trọc :
Đất lâm nghiệp ngoài các kiểu thảm thực vật ra, còn có 2.502,0 ha núi đá trọc không cây hoặc còn lại rất ít cây, chiếm 14 % diện tích đất lâm nghiệp (Lê Thái Hà, Trần Thế Liên, 2007). Núi đá trọc phân bố chủ yếu trên các đỉnh, hoặc là các phiến đá lớn xương xẩu, các loài cây thực vật đa số không thể tồn tại lâu dài được, chỉ có một số ít cây bụi, cây cỏ mọc nhưng rất thưa thớt.
Hình 4.9: Sinh cảnh núi đá trọc
Kết quả điều tra cho thấy Sơn dương thích hợp nhất ở độ cao từ 101m – 200 m và sinh cảnh thích hợp nhât là: Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm