3.2.1. Đặc điểm kinh tế Nông nghiệp Nông nghiệp
Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng GTSX và 2,3% GDP huyện năm 2004). Ngành đang từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tươi và chăn nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mô hình canh tác vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong khu vực đảo và đó mang lại hiệu quả tương đối cao. Hướng sản xuất theo mơ hình này tập trung vào cỏc loài cây, con cú sản lượng và giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Lâm nghiệp
Do diện tích rừng trên đảo Cát Bà phần lớn thuộc diện tích của VQG Cát Bà quản lý, nên diện tích đất Lâm nghiệp thuộc địa bàn các xã vựng đệm không nhiều. Cho đến nay, Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm VQG đó chỉ đạo thực hiện được một số cơng việc như sau: (1) Trồng rừng tập trung 15 ha. (2) Trồng rừng phân tán 150.000 cây. (3) Chăm sóc rừng: 38 ha và 94) Tu bổ rừng: 5 ha.
Từ năm 2000 đến năm 2004, trên địa bàn vùng đệm đó tiến hành giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên. Kết quả đó giao được 4.690 ha, trong đó rừng tự nhiên là 4.160 ha, rừng trồng là 530 ha.
Kết quả điều tra cho thấy hàng năm người dân đó vào rừng khai thác củi khoảng 2220 ster củi để phục vụ chất đốt trong gia đình. Việc khai thác củi đun bất hợp pháp trong vùng lõi đó tác động đến thảm thực vật rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật trong rừng.
Nuôi trồng thuỷ sản
Những năm qua mặc dù diện tích ni trồng trên địa bàn khơng có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng lại tăng lên rất lớn. Trong đó, việc nuôi trồng thuỷ sản được chia làm hai hình thức là nuôi cá lồng bè và ni đầm hồ. Nhìn chung, việc nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực có sản lượng tăng nhanh với một số lồi cá có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu như Tù hài, Cá Song, Cá Hồng, Cá Thác, Cá Vược… nhưng hiệu quả nuôi trồng trong những năm qua là khơng cao, ngun nhân chính là do thiếu quy hoạch, sắp xếp, bố trí hợp lý về nghề ni cá lồng bè.
3.2.2. Đặc điểm xã hội Giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển theo tinh thần NQTW 2 (khoá VIII), NQTW6 (khoá IX). Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học đã được trang bị tốt hơn theo chương trình “Chuẩn hố”. Các ngành học được duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được đặc biệt quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Kết quả điều tra cho thấy số lượng học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường ở cấp tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%. Số lượng học sinh thi tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt khá cao, đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở đạt tốt nghiệp 100%, bậc trung học phổ thông đạt 99,7%. Đây là kết quả cao không chỉ đối với huyện đảo mà còn là kết quả cao so với thành phố Hải Phòng và so với cả nước nói chung.
Dịch vụ y tế
Mạng lưới y tế đang được nâng cấp đáp ứng bước đầu yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trên đảo. Các xã đã có trạm y tế xã riêng, mỗi trạm có từ 3 đến 7 cán bộ y tế. Trạm thường thực hiện chữa trị các bệnh thông thường cho người dân trong vùng, cịn bệnh nặng cán bộ trạm trực tiếp thực
Ngồi ra, trên địa bàn huyện có một Trung tâm y tế huyện đóng tại thị trấn Cát Bà và một số cơ sở y tế tư nhân là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả.
Đặc điểm giao thông
Giao thông đường bộ: Các đường giao thông trên đảo được tu sửa và mở mới. Đường giao thông qua các xã, thị trấn đều là đường nhựa hoặc bê tơng. Đặc biệt đã hồn thành con đường nhựa chạy xuyên đảo nối với thị trấn Cát Hải qua Phà Cái Viềng. Đây là con đường huyết mạch của đảo nối với đất liền. Ngoài ra, cịn có một số đường dân sinh đi trong nội bộ từng xã, đường mòn du lịch sinh thái khá thuận tiện.
Giao thơng đường thuỷ: Tính đến năm 2004, xuất phát từ đảo Cát Bà đi các nơi có hai tuyến đường thuỷ chính: Tuyến Cát Bà - Cát Hải – Hải Phòng dài 55km và tuyến Cát Bà Hịn Gai (Quảng Ninh) dài 35km. Giao thơng thuỷ là một lợi thế của khu vực đảo Cát Bà nhưng cho đến nay chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khi quan hệ giao lưu kinh tế và thương mại giữa khu vực (huyện) với các địa phương khác được mở rộng thì cần khai thác hiệu quả loại hình giao thơng này.