Các mối đe doạ trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 53 - 63)

4.3. Các mối đe doạ tới loài Sơn Dương

4.3.1. Các mối đe doạ trực tiếp

* Săn bắn, bẫy bắt

Mối đe dọa lớn nhất đối với Sơn dương hiện nay là săn bắt và mất sinh cảnh là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giảm mạnh về số lượng quần thể và cấu trúc đàn. Làm giảm khả khả năng sinh sản so các đàn sống biệt lập nhau, quá trình giao lưu đối với các đàn hạn chế.

Săn bắn và bẫy bắt Sơn dương diễn tra trên đảo với cường độ rất mạnh.

Trước năm 1988, số lượng Sơn Dương còn khoảng 1.000 – 1.200 cá thể (Báo cáo ĐDSH 2008). Tuy nhiên đến năm 2015 theo số liệu phỏng vấn và điều tra thực địa cho thấy số lượng và quần thể Sơn dương giảm mạnh chỉ còn khoảng từ 21-23 cá thể. Chứng tỏ hoạt động săn bắt của người dân diễn ra thường xuyên liên tục với cường độ cao. Theo thông tin từ ông Vũ Hữu Tỉnh - trước đây đã từng làm thợ săn nhưng hiện nay là thành viên tổ xung kích trong dự án bảo tồn Vọoc cho biết loài Sơn dương thường bị săn bắt bằng súng và đánh bẫy. Khi săn bằng súng thường người săn đứng bên sườn dãy núi này và bắn sang con vật đang đứng hoặc đang nằm nghỉ ở dãy bên kia. Hoặc một người ném đá đánh động, người cịn lại dùng súng ẩn mình gần lối Sơn dương chạy qua và bắn. Nhưng hiện nay số lượng vật này cịn lại trên đảo là rất ít, để bắt gặp trực tiếp hầu như rất khó vì vậy thợ săn chỉ có thể đánh bẫy mà thôi. Hai loại bẫy được dùng là bẫy vương và bẫy cần giật trong đó bẫy cần giật vẫn là chủ yếu. Bẫy cần giật là loại bẫy một đầu cần được cố định, đầu còn lại được cột 1 đầu dây kéo căng xuống đất để tạo lực giật và 1 đầu dây kết thành thòng lọng để sát mặt đất nơi Sơn dương đi qua. Còn bẫy vương là loại bẫy dùng dây kết thành thòng lọng, được cố định hai bên và chăng vừa tầm với đầu Sơn dương đi qua. Trước đây dây bẫy được kết từ vỏ cây Báng hoặc một số loại dây leo trong rừng nên thợ săn thường đánh bẫy vào mùa khô (tháng 10 đến

tháng 4 năm sau). Về mùa mưa dây rất dễ mục, con vật bị sập bẫy cũng dễ dàng thoát được. Nhưng hiện nay người dân dùng dây nilon hoặc dây thừng làm bẫy nên đánh bẫy Sơn dương được thực hiện quanh năm chứ khơng cịn theo mùa như trước nữa.

Hình 4.10: Ảnh điều tra thực địa

Nguồn ảnh: Nguyễn Xuân Khu

Hình 4.11: Ảnh phá bẫy Sơn dương Hình 4.12: Ảnh Sơn dương mắc bẫy

Nguồn ảnh: Nguyễn Xuân Khu

Bên cạnh đó các hoạt động săn bắt Sơn dương ra thì các lồi thú khác vẫn xảy ra thường xuyên do người dân nén lút vào rừng để khai thác như:

Chồn bạc má, Cầy hương, Cầy vịi mốc, Cầy giơng khoảng 30-40 con/1 năm.

Rắn hổ mang, Tắc kè, Đon khoảng 100 đến 120 con một năm (Hạt kiểm lâm

VQG Cát Bà, 2015). Các loài khác vẫn thuộc đối tượng bị săn bắt nhưng số

lượng của chúng ngày nay cịn lại rất ít nên khó bắt hơn như Trăn đất, Mèo rừng, Kỳ đà….

* Khai thác gỗ, củi

Một số loài trong rừng vẫn được người dân khai thác nhưng với lượng ít. Có thể do lượng các cây gỗ lớn ít, vận chuyển khá khó khăn vì vậy người dân khai thác một số cây về chủ yếu làm hoành nhà nhỏ hoặc làm chuồng chăn nuôi. Do vậy, cường độ và phạm vi tác động của khai thác gỗ vào sinh cảnh tự nhiên ở mức thấp, tính khẩn cấp của tác động cũng vì thế được giảm so với trước đây. Kết quả được trình bầy tại bản 4.5

Bảng 4.5: Thống kê lượng củi khai thác ở vùng đệm VQG Cát Bà

TT Loại sản phẩm Xã Củi (ster) Tổng Trong VQG Ngoài VQG 1 Gia Luận 80 40 40 2 Phù Long 30 10 20 3 Hiền Hào 20 0 20 4 Xuân Đám 110 0 110 5 Trân Châu 115 60 55 6 Việt Hải 75 65 10 7 T.T Cát Bà 30 0 30 Tổng 460 175 275

(Nguồn: Thống kê huyện Cát Hải 2015)

Việc khai thác củi làm nguyên liệu đốt của người dân ảnh hưởng lớn tới sản lượng cũng như chất lượng rừng cũng từ đó làm mất dần đi tính ĐDSH

vốn có của quần đảo. Qua bảng trên thống kê được trung bình mỗi năm người dân trên đảo sử dụng khoảng 460 ster củi, điều đó cho thấy chất đốt của người dân trên đảo khơng cịn phụ thuộc vào rừng như ngay xưa nữa. Lượng củi khai thác của xã Gia Luận chỉ ở mức trung bình so với các xã khác. Tuy nhiên, cường độ tác động tương đối lớn bởi hình thức khai thác của người dân không chỉ chặt hạ các cây gỗ mà còn nhắm tới các cây gỗ nhỏ, cây tái sinh cho dễ vác. Các cây gỗ chắc, cây có giá trị thường bị khai thác bởi khi đun sẽ ít khói, than lâu tàn vì thế hoạt động này ảnh hưởng tương đối mạnh tới sinh thái đảo.

Việc khai thác gỗ, củi thường xuyên của người dân xung quanh vùng đệm không chỉ ảnh hưởng tới sinh cảnh sống của lồi Sơn Dương mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới loài. Hoạt động khai thác gỗ, củi đã làm thay đổi môi trường sống, tập tính sống của lồi Sơn Dương, làm giảm khơng gian sống, giảm khả năng di chuyển của chúng, khơng chỉ có thế hoạt động khai thác gỗ củi cịn làm suy giảm nguồn thức ăn của lồi.

* Cháy rừng

Các vụ cháy rừng xảy ra từ trước tới nay phần lớn do người dân dùng lửa khai thác mật ong, bắt Tắc-kè và một số nguyên nhân chủ quan khác như (khi đốt nương làm rẫy, đốt hương, đốt lửa hun khói xua ong) những hoạt động đốt lửa này vào mùa khơ rất dễ bắt lửa khó có thể dập tắt được. Thường thì nhiều tổ ong nằm ở khu vực chuyển giao giữa rừng le và rừng thứ sinh nên ở những nơi này sẽ cháy rất dễ, kết hợp với gió lùa làm đám cháy lan rộng nhanh chóng. Chính vì vậy sau mỗi vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn về thành phần thực vật trên núi đá, sinh cảnh bị tác động và thay đổi hoàn toàn tác động xấu đến hoạt động sống của các loài động vật khu vực xung quanh. Có những vụ cháy lớn ảnh hưởng tới hệ động thực vật và hoạt động xã hội của người dân trên toàn đảo. Để phục hồi lại được hệ động thực vật, trạng thái rừng như cũ địi hỏi mất rất nhiều thời gian, có thể là hàng chục, hàng trăm năm.

Cháy rừng được coi như là mối đe doạ rất lớn tới loài và sinh cảnh của loài Sơn Dương. Cháy rừng làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn của loài, làm mơi trường sống của lồi bị thay đổi hồn tồn, giảm sự di chuyển của chúng, cháy rừng làm mất những khu rừng, khơng có rừng lồi sẽ khơng hoạt động tại đó, ngồi ra cháy rừng có thể gây ra cái chết cho lồi. Bên cạnh đó canh tác nơng nghiệp, phát nương lam rẫy cũng làm mất sinh cảnh sống của loài và tạo tiếng động khiến cho loài rời khỏi khu vực phân bố (bảng 4.6).

Bảng 4.6: Vị trí ghi nhận khu vực cháy rừng và canh tác nông nghiệp

Khu vực

Thứ tự điểm cháy, canh tác nông

nghiệp

Tọa độ các điểm cháy

X Y Gia Luận 1 0707063 2302677 2 0705872 2305905 3 0707130 2302431 1 0707168 2302952 Đỉnh Ngự Lâm 1 0708242 2300624 2 0708522 2300330

Qua kết quả điều tra cho thấy tần suất bắt gặp các mối đe dọa trên các tuyến điều tra đó là: Săn bắt, Cháy rừng, Phá rừng. Trong đó tần suất bắt gặp lớn nhất là tuyến số 13,11,12. Tuyến ít nhất là tuyến số: 08,03,01 (bảng 4.7).

Bảng 4.7: Biểu tính tần suất xuất hiện mối đe dọa trên tuyến Khu vực điều tra Tuyến Điều tra Địa danh

Mối đe dọa

Độ dài tuyến điều tra (km) Tần suất bắt gặp mối đe dọa trên km điều tra Săn bắt (bẫy) Cháy rừng Phá rừng Tổng số Giỏ Cùng 01 Sau trạm Giỏ Cùng- Tùng Vạn 4 0 0 4 12 3 02 Đáy Giỏ Cùng – Áng Cạn 4 0 0 4 11 2,7

03 Áng Gẫy – Ba Trái Đào 3 0 0 3 10 3,3

Vạn Tà 04 Vạn Tà – Hang Tối 5 0 0 5 12 2,4 05 Chắn Đọn – tà Miếu 4 0 0 4 9,5 2,3 06 Săn Trâu – Vạn Tà 3 0 1 4 8,5 2,1 Trà Báu 07 Ông Cậm – Trà Báu 4 0 0 4 10,5 2,6 08 Tùng Ngòi – Trà Báu 2 0 0 2 8,0 4 09 Trà Báu – Áng Cá 0 0 0 0 6 0 10 Tùng cây bịng - m 0 0 0 0 12,5 0 Trung tâm VQG

11 Trung tâm Vườn –

Mé Cồn

6 2 2 10 6 0,6

12 Trung tâm Vườn –

áng Mồ

10 1 1 12 10,5 0,8

Gia Luận 13 Áng Nứa – Hang Lấp 3 1 3 7 12 1,7

Các cá thể Sơn dương ở 5 khu vực nghiên cứu vẫn đang bị thợ săn đánh bẫy. Trong q trình khảo sát chúng tơi phát hiện một số bẫy ở những nơi có dấu vết lồi này, các bẫy được thợ săn đặt ở các lối đi độc đạo hoặc khu vực yên ngựa mà chắc chắn Sơn dương đi qua nên khả năng bị sập bẫy rất lớn vì vậy cần tăng cường tuần tra theo dõi để bảo vệ những cá thể cịn lại.Theo nguồn thơng tin từ người dân địa phương, cán bộ kiểm lâm tuần tra cung cấp

và kết quả khảo sát khu hệ thú của Viện Điều tra và Quy hoạch, mật độ loài Sơn dương đã giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, áp lực săn bắt lồi cũng đang diễn ra ráo riết, chỉ trong hai năm 2006, 2007 có

tới 7 cá thể bị săn bắt (bằng chứng các vụ săn bắt Sơn dương được cán bộ

Kiểm lâm và người dân địa phương tham gia vào công tác bảo vệ rừng của Vườn cung cấp). Tuy nhiên, đây chỉ là con số ghi nhận được qua các vụ vi

phạm nhưng thực tế có thể sẽ cao hơn nhiều.

Hoạt động săn bắt động vật hoang dã đang diễn ra với cường độ mạnh không chỉ ở vùng nghiên cứu mà xảy ra khắp các khu vực trên toàn đảo. Đây là một trong những nguyên nhân chính đang làm giảm tính ĐDSH trên đảo vì vậy ưu tiên ngăn chặn hoạt động này cần được đặt lên hàng đầu.

4.3.1.2. Các mối đe doạ gián tiếp

* Sức ép tăng dân số và khách du lịch

Việc tăng dân số trên đảo Cát Bà không chỉ do gia tăng dân số tự nhiên mà còn từ các khu vực khác di dân tới tìm kiếm cơ hội việc làm cùng với lượng khách du lịch tới đảo đã gây nhiều tác động xấu tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường nơi đây. Cho nên dân số tăng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả tài nguyên ĐDSH, ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Dân số tăng đã gây sức ép lớn đến tài nguyên do nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn ni tăng, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, gây tác động lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên sinh vật cạn kiệt dần, số lượng các lồi ít đi, khối lượng các quần thể sinh vật suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn. (bảng 4.8, 4.9)

Bảng 4.8: Tình hình dân số trong các xã vùng đệm

STT Năm Số hộ Nhân khẩu

1 2010 2.141 15.882 2 2011 2.429 16.554 3 2012 2.720 17.136 4 2013 3.000 17.704 5 2014 3.280 18.279 6 2015 3.577 18.759

(Nguồn thống kê huyện Cát Hải, tổng hợp qua các năm)

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các vụ vi phạm qua các năm STT Năm Số vụ vi phạm 1 2010 16 2 2011 18 3 2012 23 4 2013 55 5 2014 57 6 2015 62

(Nguồn tổng hợp các vụ vi phạm lâm luật- Hạt kiểm lâm)

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ các vụ vi phạm theo từng năm

Biều đồ 4.3: Số lượng khách đến thăm quan VQG Cát Bà

(Nguồn: Phạm Văn Phúc (2015)[11]

Qua ba biểu đồ ta nhận thấy trong những năm gần đây dân số các xã vùng đệm tăng lên rõ dệt. Một phần do các hộ gia đình tách ra ở riêng, một phần do dân trong đất liền chuyển ra làm ăn sinh sống. Đồng nghĩ với việc tăng dân số thì các vụ vi phạm ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn. Ngồi ra, cịn một nguyên nhân khác cũng cần được chú ý, đó là việc hội nhập kinh tế quốc

tế. Mở rộng hoạt động giao lưu hàng hóa cũng như việc dỡ bỏ nhiều hàng rào kỹ thuật có thể dẫn đến những nguy cơ khơng nhỏ trong việc ngăn chặn, kiểm soát các luồng trao đổi và bn bán các lồi động, thực vật quý hiếm cũng như sự xâm nhập của nhiều loài sinh vật lạ.

* Nhu cầu thị trường

Nhu cầu đặc sản thịt thú rừng của các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch và một bộ phận người dân trên đảo có kinh tế khá giả là nguyên nhân dẫn tới nhiều người vẫn vì lợi ích trước mắt tiếp tục săn bắt các loài động vật trên đảo. Khi mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao cùng với nhu cầu các món ăn đặc sản làm mối đe dọa tới các loài động vật hoang dã ngày càng cao đặc biệt là các loài thú lớn. Tại đảo Cát Bà nhu cầu, thị trường tiêu thụ các loài động vật hoang dã là rất lớn, người dân săn bắn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã bán cho các nhà hàng khách sạn trên đảo Cát Bà để tiêu thụ và người tiêu thụ chủ yếu là khách du lịch. Giá bán thường thì thường rất cao nhưng bởi do nhu cầu muốn được thưởng thức thịt thú rừng của những vị khách du lịch do vậy với giá cả rất cao nhưng họ vẫn có nhu cầu muốn được thưởng thức. Một số loài động vật hoang dã mà người dân săn bắn bẫy bắt được để bán cho các nhà hàng khách sạn là: Cầy hương, Cầy mực, Sóc, Sơn Dương, Khỉ vàng, Rắn, Chim,….

Hình 4.13: Bn bán rượu ngân ĐVHD

(Nguồn dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà)

Hình 4.14: Kiểm lâm làm việc với nhà hàng

* Sử dụng tại chỗ

Chính những nhu cầu hằng ngày của các hộ dân như sử dụng cây thuốc khi đau ốm, thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày hay cần làm các vật dụng như cán cuốc, ghế ngồi, hoành nhà… là nguyên nhân để người dân vào rừng khai thác các nguyên liệu cần thiết. Họ có thể khai thác ở các vùng đệm hoặc ở các khu rừng gần nhà nên dễ dàng thoát khỏi sự kiểm soát của kiểm lâm hay các cơ quan chức năng. Chính những động khó kiểm sốt này đã làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm Đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng và bảo tồn loài sơn dương (capricornis milneedwardsii) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)