Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong Quỹ tín dụng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 40 - 43)

9. Bố cục luận văn

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong Quỹ tín dụng nhân

nhân dân

1.3.3.1 Yếu tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của Quỹ tín dụng nhân dân

Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn tín dụng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác QTRRTD sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thị

Quỹ tín dụng nhân dân cần phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vaỵ Bên cạnh đó, xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách thận trọng, hiệu quả. QTDND cũng cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi và các khoản chi phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ. Cần thiết phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc cho vay bị tổn thất. Hệ thống báo cáo của QTDND phải thông báo kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết và kịp thời về khách hàng vay để đảm bảo liên tục đánh giá được trạng thái rủi rọ

Các quy chế, chính sách cho vay hiện đại quy định tổng mức giá trị một TCTD được phép đầu tư, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân, pháp nhân, một nhóm pháp nhân có liên quan nào vượt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của TCTD đó. Trong vi phạm này, các nhà quản lý TCTD có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng của cả hệ thống TCTD để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền và ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra rủi ro cho cả hệ thống TCTD.

Trong bất kỳ trường hợp nào, do đặc trưng hoạt động, các TCTD luôn phải chịu rủi ro ngành nghề. Do vậy, mỗi TCTD cần có chính sách giới hạn mức dư nợ cho vay cao nhất đối với một ngành kinh tế hoặc cho một khu vực địa lý hẹp. Ngoài ra, mỗi TCTD phải xây dựng một hệ thống kiểm soát các rủi ro này một cách tốt nhất và đánh giá tác động do sự thay đổi theo chiều hướng xấu của chất lượng các

khoản vay và cân đối lỗ, lãị Các TCTD cũng cần phải có một cơ chế tổ chức để giải quyết các rủi ro tăng lên. Ngoài ra, TCTD cần trích lập dự phòng rủi ro một cách nghiêm túc và phù hợp với tình hình dư nợ tại TCTD mình. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong hoạt động TCTD cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác QTRRTD, bởi nếu một mô hình quản trị rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn lớn, nhất là trong hoạt động của QTDND.

1.3.3.2 Yếu tố con người

Công tác QTRRTD rất cần phải đặt yếu tố con người bao gồm: cán bộ QTDND và người đi vay lên hàng đầụ Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại QTDND phải đòi hỏi công khai và minh bạch. Cán bộ được tuyển dụng phải đảm bảo có trình độ và đạo đức.

Việc đánh giá người đi vay cũng hết sức quan trọng, QTDND có thể sử dụng biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong đó xác định cấp độ rủi ro tín dụng cho một khách hàng, một món vay hoặc một loại tài sản được khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung, mọi khách hàng vay, mọi khoản vay đều phải được đánh giá, phân tích kỹ càng.

Chấm điểm khách hàng là một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Việc đánh giá, chấm điểm dựa vào thực tế hoạt động và sử dụng vốn tín dụng của người được cấp tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống một cách khái quát cơ sở lý luận về QTDND, rủi ro tín dụng và QTRRTD trong hoạt động của QTDND. Bao gồm các nội dung chính:

Thứ nhất: Tổng quan về QTDND: khái niệm, vai trò của QTDND đối với nền kinh tế- xã hội, hoạt động cơ bản của QTDND, những điểm khác nhau và giống nhau giữa QTDND và NHTM.

Thứ 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng gồm: khái niệm, phân loại, hậu quả của rủi ro tín dụng, các chỉ số phản ánh rủi ro tín dụng và cơ sở về QTRRTD bao gồm khái niệm, những nội dung cơ bản trong QTRRTD tại QTDND và các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTD tại các QTDND.

Nội dung được nêu trong chương 1 của luận văn sẽ là cơ sở lý thuyết để phân tích thực trạng QTRRTD của QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong chương 2 và cơ sở để đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU GIA ĐOẠN 2013 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 40 - 43)