Hậu quả của rủi ro tín dụng tại các Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 28)

9. Bố cục luận văn

1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng tại các Quỹ tín dụng nhân dân

1.2.4.1 Đối với nền kinh tế

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của QTDND là một tổ chức trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi của nhân dân trong nền kinh tế để cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay lạị Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những QTDND bị thiệt hại mà quyền lợi của các bên gửi tiền tại các QTDND cũng bị ảnh hưởng.

Hoạt động của QTDND liên quan đển các hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn, vì vậy khi QTDND gặp phải rủi ro tín dụng thì người đi vay và gửi tiền đều hoang mang, lo sợ và kéo theo những hậu quả nghiệm trọng cho toàn hệ thống các TCTD. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế ở khu vực nông thôn.

1.2.4.2 Đối với Quỹ tín dụng nhân dân

Rủi ro tín dụng xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của QTDND. Khi có rủi ro tín dụng QTDND không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng QTDND phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn. Điều này làm cho QTDND mất cân đối trong thu chi, giảm lợi nhuận của QTDND, kế hoạch sử dụng vốn của QTDND cũng bị ảnh hưởng. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho QTDND hoạt động kinh doanh không có hiệu quả.

Nếu khoản vay bị mất khả năng thu hồi thì QTDND phải sử dụng các nguồn vốn khác để trả cho người gửi tiền, đến khi QTDND không đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì QTDND sẽ mất khả năng thanh toán, dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản, làm thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh, giảm năng lực tài chính, giảm uy tín, sức cạnh tranh. Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND sẽ ngày càng xấu dẫn đến thua lỗ hoặc đứng bên bờ vực phá sản nếu không có biện pháp QTRRTD kịp thời và hiệu quả.

1.2.5 Các chỉ số phản ánh rủi ro trong hoạt động tín dụng của QTDND

1.2.5.1 Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của QTDND thì quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng.

Nếu quy mô tín dụng quá lớn (xét trên tổng dư nợ của QTDND), vượt quá khả năng quản lý của QTDND thể hiện qua sự gia tăng các chỉ tiêu: dư nợ/tổng tài sản; dư nợ/số lượng cán bộ tín dụng so với mức trung bình của các QTDND; số lượng khách hàng/số lượng cán bộ tín dụng;…thì mức độ rủi ro tăng lên.

Nếu QTDND mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho từng khách hàng: cho vay vượt quá nhu cầu của khách hàng thì sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay… gây ra rủi ro cho QTDND.

1.2.5.2 Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, dư nợ cho vay có đảm bảọ Do đó, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:

- Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ QTDND cũng caọ Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì khi có suy thoái kinh tế vào ngành lĩnh vực đó thì sẽ dẫn đến rủi ro cao cho QTDND.

- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này phải dựa trên cơ cấu vốn của QTDND. Nếu cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, trong khi đó cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là QTDND đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, dẫn đến nhiều rủi ro về thanh khoản cho QTDND.

- Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Nếu tỷ lệ khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì QTDND cơ sở đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ.

1.2.5.3 Nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay khi đến hạn phải trả cho QTDND cả vốn và lãi nhưng người đi vay không trả được vốn hoặc lãi đúng thời hạn, điều này gây nên tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của QTDND cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng, là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảọ Nợ quá hạn vi phạm những đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự mất niềm tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được cấp luôn được xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và giá trị hoàn trả. Nợ quá hạn có thể xác định tại mọi thời điểm qua hệ thống sổ sách chứng từ và hồ sơ tín dụng tại QTDND. Trên hệ thống CIC– Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

- Khách hàng đang nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Khách hàng đang bị nợ quá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và khoản lãi và gốc trong thời hạn còn lạị

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Khách hàng bị nợ quá hạn từ 10 - 90 ngàỵ - Khách hàng được gia hạn nợ lần đầụ

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Khách hàng nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngàỵ

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên.

- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

- Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầụ

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ haị

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Khách hàng nợ quá 360 ngày

- Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầụ

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ haị

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNNVN nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Có thể nói nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại hơn 90 ngày hoặc các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhưng khách hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc QTDND có những bằng chứng xác thực chứng minh được mức rủi ro tăng cao cho khoản tín dụng hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay được thanh toán đầy đủ. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của các QTDND, tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng tại QTDND càng cao và ngược lạị

=

1.2.5.4 Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của QTDND.

Trên bảng cân đối kế toán, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn

Nợ xấu Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu

thất có khả năng xảy rạ Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của QTDND.

Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

- Dự phòng chung: được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy

ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNNVN, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

- Dự phòng cụ thể: được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy

ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)

Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được NHNN quy định theo từng thời kỳ.

Bảng 1.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ Nhóm nợ Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Nhóm 1 0% 0,75% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100% Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng và sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Văn Tiến 2005 thì “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an

toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”.

Theo Trần Trung Tường 2011 thì “Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/ công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM”.

Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận.

Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc QTDND tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn.

1.3.1.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng

- Đối với bản thân Quỹ tín dụng nhân dân

Các nhà kinh tế thường gọi tín dụng là ngành kinh doanh rủi rọ Thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ- tín dụng. QTDND phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hàng gây rạ Vì vậy, rủi ro tín dụng của QTDND không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế.

Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của QTDND sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì QTDND có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của QTDND. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của QTDND không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản QTDND. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các QTDND.

- Đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của QTDND liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các TCTD khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của QTDND phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nông thôn và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình khu vực nông thôn. Hoạt động kinh doanh của QTDND không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh các hộ gia đình khu vực nông thôn chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của QTDND sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế hộ gia đình nông thôn có nhiều rủi rọ Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho người dân, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hộị Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với QTDND mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hộị

1.3.2 Những nội dung cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh tín dụng của QTDND. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng của QTDND, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra và còn dự báo được những loại rủi ro mới có thể xuất hiện đối với QTDND, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.

Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu giúp cho QTDND có những giải pháp tối ưu để xử lý kịp thờị Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro rất phức tạp, do vậy, cần xây dựng bảng tổng hợp các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng điển hình để hỗ trợ cho hoạt động QTRRTD. Dấu hiệu rủi ro tín dụng được chia làm hai nhóm: nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng và nhóm dấu hiệu từ phía QTDND.

- Nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng

Xu hướng tài chính của khách hàng: khó khăn trong thanh toán tiền lương, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Các hoạt động cho vay: Mức độ cho vay thường xuyên gia tăng, trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với QTDND trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên yêu cầu QTDND cho đáo hạn.

Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấụ

+ Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. Hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân tán, việc lập kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 28)