Về hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 65)

9. Bố cục luận văn

2.2.2 Về hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro

QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện công tác phân tích và đánh giá rủi do trong công tác QTRRTD thông qua phân loại nợ vay của khách hàng theo 5 nhóm nợ như sau:

Bảng 2.9. Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ các QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc liêu năm 2013 – 2017

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 502.177 100 487.832 100 494.957 100 520.202 100 533.660 100 Trong đó Nhóm 1 496.969 98,96 480.578 98,51 487.311 98,46 514.953 98,99 524.850 98,35 Nhóm 2 804 0,16 402 0,08 923 0,19 286 0,05 2753 0,52 Nhóm 3 795 0,16 102 0,02 224 0,05 505 0,1 1083 0,20 Nhóm 4 1.551 0,31 3.470 0,71 1.266 0,26 834 0,16 590 0,11 Nhóm 5 2.058 0,41 3.280 0,67 4.577 0,92 3.624 0,7 4.384 0,82 Nợ xấu (từ nhóm 3-5) 4.404 0,88 6.852 1,4 6.067 1,23 4.963 0,95 6.057 1,13

Qua Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các QTDND chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ. Trong năm 2013, nợ xấu các QTDND là 4.404 triệu đồng, chiếm 0,88% trên tổng dư nợ; năm 2014 là 6.852 triệu đồng, chiếm 1,4%; năm 2015 là 6.067 triệu đồng, chiếm 1,23%; năm 2016 là 4.963 triệu đồng, chiếm 0.95%; và năm 2017 là 6.057 triệu đồng, chiếm 1,13% . Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Bạc Liêu chiếm tỷ trọng thấp là do NHNN tỉnh thường xuyên chỉ đạo các QTDND tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay, tích cực đôn đốc xử lý thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ xấụ

Tỷ lệ nợ quá hạn nhóm hai cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ, nhóm nợ này chủ yếu phát sinh do chậm lãị Nợ nhóm một chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, theo số liệu thống kê, nợ nhóm một chủ yếu là nợ của khách hàng nợ trong hạn có khả năng thu hồi, chỉ có một phần rất nhỏ là nợ quá hạn dưới 10 ngày có khả năng thu hồi nhóm một và không có các khoản nợ khác thuộc nhóm một. Điều này cho thấy công tác quản trị và thu hồi nợ của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng có xu hướng tích cực.

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với TCTD, gây tổn thất cho TCTD, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho TCTD. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá rủi ro tín dụng của một TCTD nói chung và các QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng là tỷ lệ nợ xấụ Điều đó có nghĩa, việc phân tích quản trị rủi ro tín dụng trong QTDND tỉnh Bạc Liêu cũng là việc phân tích tình hình nợ xấu tại QTDND.

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2013 – 2017

Nguồn: NHNN- Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu

Qua Biểu đồ 2.7 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Bạc Liêu trong ba năm 2014 - 2016 có xu hướng giảm, nhưng đến 2017 lại tăng. Nguyên nhân là do NHNN tỉnh Bạc Liêu từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017 tổ chức nhiều cuộc thanh tra chuyên đề về chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn theo chỉ đạo của Trung ương, kết quả thanh tra cho thấy nhiều QTDND thực hiện việc phân loại nợ chưa đúng theo quy định, đã được đoàn thanh tra chấn chỉnh, yêu cầu phân loại các khoản nợ trên vào nhóm có rủi ro cao hơn. Việc phân loại nợ chưa đúng quy định nguyên nhân là do việc chưa am hiểu các quy định về công tác theo dõi, phân loại nợ của cán bộ tác nghiệp và do một số Quỹ còn cố ý che giấu nợ để mức nợ xấu không vượt qua mức 3% theo đề án tái cơ cấu nợ xấu bằng các hình thức cơ cấu nợ, thẩm định thời hạn trả nợ không đúng quy định (cho trả gốc và lãi cuối kỳ thực tế thu khách hàng hàng tháng,…).

Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ tương đối thấp, tuy nhiên, trong cơ cấu nợ xấu, thì nợ nhóm 5 có tỷ trong cao nhất, chủ yếu là nợ quá hạn trên 360

0,88% 1,40% 1,23% 0,95% 1,13% .000 .200 .400 .600 .800 1.000 1.200 1.400 1.600 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ nợ xấu (%) Tỷ lệ nợ xấu (%)

nợ xấu; năm 2014, nợ nhóm năm là 3.280 triệu đồng, chiếm 47,87% trong tổng số nợ xấu; năm 2015 nợ nhóm năm là 4.577 triệu đồng chiếm 75,44%; và năm 2016 chiếm 73,02%. Con số này cũng cần phải xem xét lại, các QTDND cần có những giải pháp thích hợp để giảm hơn nữa cơ cấu nợ xấu, cũng như nợ nhóm 5 không có khả năng thu hồi trong tổng dư nợ.

2.2.3 Về kiểm soát, khắc phục, phòng ngừa rủi ro

Để quản trị tín dụng hiệu quả và chủ động kiểm soát rủi ro tín dụng hàng năm, cũng như trong từng mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, các QTDND tỉnh Bạc Liêu có định hướng tín dụng vào những ngành nghề nhất định, phù hợp với mục tiêu hoạt động của mình.

Bảng 2.10. Tình hình nợ xấu của các QTDND tỉnh Bạc Liêu phân theo ngành kinh tế năm 2015 – 2017

ĐVT: triệu đồng

Ngành kinh tế

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Cho vay sản xuất nông nghiệp 693 15,74 1.611 23,51 2.887 47,59 1.605 32,34 1.995 32,94 Cho vay thương nghiệp, dịch vụ 1.848 41,96 3.770 55,02 2.462 40,58 2.668 53,76 3.673 60,64 Cho vay nuôi trồng thủy sản 911 20,69 1.175 17,15 693 11,42 337 6,79 253 4,18

Cho vay ngành nghề 0 0,00 150 2,19 0 0 0 0 0 0,00

Cho vay khác 952 21,62 146 2,13 25 0,41 353 7,11 136 2,25

Tổng 4.404 100 6.852 100 6.067 100 4.963 100 6.057 100

Nguồn: NHNN- Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu

Đối tượng khách hàng của QTDND chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình, 100% QTDND trên địa bàn tỉnh hoạt động ở khu vực nông nghiệp nông thôn do đó việc cho vay tập trung vào các ngành, lĩnh vực ở khu vực này nhờ cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Qua số liệu Bảng 2.10 ta thấy nợ xấu cho vay thương nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nợ xấu của các QTDND tỉnh Bạc Liêu; cụ thể năm 2013, nợ xấu cho vay thương nghiệp, dịch vụ là 1.848 triệu đồng, chiếm 41,96% trên tổng số nợ xấu; năm 2014, nợ xấu cho vay thương nghiệp, dịch vụ là 2.770 triệu đồng, chiếm 55,02%;

chiếm 60,64%. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp có giá trị cao hơn, nhưng dư nợ xấu trong lĩnh vực này lại thấp hơn thương nghiệp dịch vụ, năm 2017, nợ xấu cho vay sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 32,94% trên tổng nợ xấụ Vì thương nghiệp và dịch vụ là ngành mới phát triển ở khu vực nông thôn, khách vay chủ yếu là người làm nông nghiệp nay chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số hộ cá thể sang hướng kinh doanh, buôn bán, cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ, do chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này nên không tránh được rủi rọ Hơn nữa, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ là nông dân, thu nhập thấp, có thói quen mua chịu nhiều, dẫn tới các hộ kinh doanh làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trong ngành này chiếm tỷ trọng caọ Ngoài ra, nhiều cán bộ tín dụng của QTDND không có kinh nghiệm và kiến thức để thẩm định những phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, nhiều phương án không khả thi vẫn được giải ngân cho vay, dẫn đến sau khi giải ngân món vay đã rơi vào tình trạng rủi rọ

Đối với cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đây là lĩnh vực quen thuộc từ bao đời nay của bà con nông dân. Việc cho vay đối với lĩnh vực này tương đối an toàn, tuy nhiên vẫn phát sinh nợ xấu, qua bảng 2.10 ta thấy, năm 2013, nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 693 triệu đồng, chiếm 15,74% trên tổng nợ xấu; năm 2014 là 1.611 triệu đồng, chiếm 23,51%; năm 2015 là 2.887 triệu đồng, chiếm 47,59%; năm 2016 là 1.605 triệu đồng, chiếm 32,34%; và năm 2017 là 1.995 triệu đồng, chiếm 32,94%. Nguyên nhân là do mặc dù khách hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trồng trọt, chăm nuôi của các hộ vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, chưa quan tâm đúng mức đến việc phòng, chống dịch bệnh, do đó khi thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh hoặc thiên tai xảy ra, sẽ gây thất thu đối với khách hàng và khi đó rủi ro tín dụng xảy ra là không tránh khỏị

Theo NHNN tỉnh Bạc Liêu, công tác kiểm soát, khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại các QTDND Bạc Liêu chưa được chú trọng và quan tâm sâu sát.

- HĐQT có nhiệm vụ xây dựng và ban hành nghị quyết về các chỉ tiêu hoạt động để Ban điều hành thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ, chất lượng tín dụng, thu nợ lãi và gốc…Tuy nhiên, việc nhận thức về chức năng, nhiệm vụ còn nhiều hạn chế nên HĐQT chưa thực hiện hết chức năng nhiệm vụ, hơn nữa chưa được đào tạo và hiểu biết nhiều về quản trị rủi ro, do đó việc cho vay và kiểm soát các khoản vay giao lại cho Ban điều hành thực hiện, vì vậy chưa xây dựng quy chuẩn riêng về kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện chức năng, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của QTDND nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại yếu kém trong hoạt động, có kiến nghị với HĐQT, Ban điều hành và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm sửa chữa, khắc phục để hoạt đưa QTDND hoạt động an toàn, phát triển bền vững; phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những quy định chưa phù hợp của những văn bản quản lý Nhà nước để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thờị Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết bộ phận kiểm soát của QTDND hoạt động chưa hiệu quả, đặc biệt là trong công tác phát hiện, khắc phục và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng

- Về trích lập dự phòng để xử lý rủi ro:

Bảng 2.11. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2013 - 2017

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư phòng đã trích 5.430 5.193 6.140 5.720 5.591 Dự phòng chung 3.779 3.621 3.640 3.794 3.878 Dự phòng cụ thể 1.651 1.572 2.500 1.896 1.714

Nguồn: NHNN- Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu

Nhìn chung, các QTDND tỉnh Bạc Liêu thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của NHNN. Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy, số dự

phòng cần trình lập tăng giảm không nhiều qua các năm, năm 2013 tổng dự phòng đã trích là 5.430 triệu đồng, năm 2014 là 5.193 triệu đồng, giảm 4,4% so với năm 2013; năm 2015 là 6.140 triệu đồng, tăng 18,2% so với năm 2014; năm 2016 là5.720 triệu đồng, giảm 6,8% so với năm 2015; và năm 2017 là 5.591 triệu đồng, giảm 2,3% so với năm 2016. Việc trình lập dự phòng đúng quy định, giúp cho các QTDND có quỹ dự phòng kịp thời khắc phục những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động.

2.3 Đánh giá chung về công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêụ

2.3.1 Những kết quả đạt được

Nhìn chung, công tác QTRRTD tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có những ưu điểm như sau:

- Quy trình cho vay tại các tổ chức tín dụng tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu kịp thời nhu cầu cũng như các khoản vay nhỏ lẻ tại các QTDND, góp phần vào việc quản trị rủi ro hiệu quả.

- QTDND đã thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của pháp luật, nợ xấu có tỷ lệ thấp.

- Quản trị rủi ro tín dụng theo ngành nghề được các QTDND thực hiện một cách nghiêm túc và có kiểm soát, phù hợp với mục tiêu hoạt động của Quỹ.

- Cơ cấu sử dụng vốn của các QTDND vẫn duy trì hợp lý, chất lượng tín dụng của các QTDND với tỷ lệ nợ xấu không cao, dự phòng rủi ro được trích lập theo đúng quy định.

2.3.2 Những hạn chế

- Về quản trị, điều hành và kiểm toán nội bộ

+ Về ban hành văn bản, quy định nội bộ: chưa kịp thời sửa đổi điều lệ, quy chế, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật; chưa ban hành đầy đủ, chậm, không rõ ràng hoặc chưa phù hợp với quy định.

+ Về hoạt động của HĐQT, Giám đốc: Chủ tịch HĐQT chưa lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT và phân công nhiệm vụ cho các thành viên bằng văn

bản theo quy định; Chưa tổ chức họp định kỳ hàng tháng theo quy định; Ban điều hành chưa có báo cáo định kỳ tự kiểm tra đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gửi HĐQT, Đại hội thành viên, Ban kiểm soát và NHNN.

+ Về hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Nội dung một số cuộc kiểm tra của Ban kiểm soát còn sơ sài, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, chưa phát hiện được các tồn tại, sai sót trong hoạt động của QTDND.

+ Một số thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định.

+ Một số vi phạm vẫn chưa được chỉnh sửa, khắc phục đầy đủ, các dạng sai phạm đã được Đoàn Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Bạc Liêu nêu tại các kết luận thanh tra kỳ trước, nhưng qua thanh tra cho thấy vẫn còn lặp lại các vi phạm về công tác tín dụng, huy động, kế toán, an toàn kho quỹ,…

- Về hoạt động tín dụng: tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng và tỷ trọng nợ nhóm 5 vẫn còn ở mức cao

- Các vi phạm trong hoạt động tín dụng được phát hiện gồm:

+ Vi phạm nguyên tắc, điều kiện vay vốn: cho khách hàng vay thiếu giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, hoặc mục đích vay vốn chưa phù hợp; Thiếu phương án hoặc phương án sản xuất kinh doanh không khả thi; Khách hàng không có khả năng về tài chính hoặc tài chính yếu kém dẫn đến không trả được nợ trong thời hạn vay vốn.

+ Vi phạm quy định về bảo đảm tiền vay: tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất nhưng chưa công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định; Chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại tài sản đảm bảo; hoặc sử dụng hợp đồng thế chấp hết hiệu lực để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng mớị

+ Vi pham quy định về hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay vốn không đủ giấy phép kinh doanh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân; Lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, thiếu tài liệu chứng minh sử dụng vốn.

+ Vi phạm về quy định thẩm định, xét duyệt cho vay: Thẩm định trước khi cho vay chưa chặt chẽ, chưa đủ các tài liệu để xây dựng hạn mức cho vay; Không có

báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đến thời điểm vay vốn; Định kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng.

+ Vi phạm quy định về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay: Không kiểm tra hoặc kiểm tra sau cho vay còn sơ sài, mang tính hình thức, ghi chung chung theo mẫu in sẵn, chất lượng kiểm tra chưa phản ánh rõ tình hình hoạt động và kết quả sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)