Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 86 - 88)

9. Bố cục luận văn

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Quỹ tín dụng nhân

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.2.1 Tăng cường năng lực tài chính cho các Quỹ tín dụng nhân dân bằng cách tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của QTDND, là nguồn vốn cuối cùng chống lại rủi ro phá sản. Đây cũng là nguồn vốn có khả năng gây dựng niềm tin cho khách hàng về uy tín và phản ánh quy mô của QTDND. Bởi vậy, QTDND cần có giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, cũng như tạo

nguồn tài chính để thực hiện QTRRTD hiệu quả. Để bổ sung cho vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, các QTDND cần:

- Gia tăng các khoản lợi nhuận để lại: Theo quy định hàng năm QTDND phải trích một tỷ lệ nhất định vào vốn tự có để tái đầu tư cho hoạt động, đây chính là nguồn bổ sung vốn tốt nhất, an toàn và bền vững của các QTDND.

- Thu hút thêm thành viên mới góp vốn cổ phần: Đây là nguồn bổ sung vào vốn điều lệ của QTDND. Để tăng nguồn vốn điều lệ, cần phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để ngày càng có nhiều thành viên tham gia và có nhiều thành viên góp vốn.

3.2.2.2 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp QTDND phát hiện các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tín dụng để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, dự báo được rủi ro trong tương lai, giúp công tác quản trị rủi ro ngày càng hiệu quả.

QTDND cần thiết lập một cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của mình một cách có hiệu quả để giám sát sự vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi được hết nợ từ khách hàng.

QTDND cần có một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu xem xét cho vay đến khi khách hàng vay đã hoàn trả hết nợ. Việc kiểm tra kiểm soát tín dụng phải được tiến hành một cách thường xuyên, rộng khắp không chỉ kiểm tra từng bộ phận tín dụng, thẩm định mà cần phải đi đối chiếu thực tế từng khách hàng, nhờ vậy việc kiểm tra kiểm soát mới đảm bảo tính khách quan và hiệu quả.

3.2.2.3 Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Trong nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có nhiều sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động hiểu quả và hỗ trợ QTRRTD của TCTD nói chung và QTDND nói riêng. Công nghệ góp phần quan trọng trong việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh nhất và giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ chuyên môn trong quá

trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng: giảm thiểu các công việc thủ công như phân tích tình hình tài chính khách hàng, đánh giá tài sản thế chấp, theo dõi nợ gốc, lãi đến hạn, lập các báo cáo…, hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong tìm kiếm, khai thác thông tin từ đó giúp đưa ra các quyết định cấp tín dụng một cách chính xác. Vì vậy, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại là hướng đi đúng đắn cho bất kỳ một TCTD nào cần hướng đến. Vì vậy, các QTDND tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu cần:

- Hoàn thiện hệ thống Internet: Thực hiện cài đặt mạng internet cho bộ phận tín dụng cùng các chương trình chống virus, chống xâm nhập các trang web có nội dung không lành mạnh.

- Nâng cấp máy tính, cài đặt phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý cũng như các hoạt động tín dụng: QTDND có thể thuê hoặc mua ngoài các phần mềm ứng dụng tại các cơ sở phần mềm có uy tín, lựa chọn chương trình, phần mềm phù hợp với các cấp quản lý khác nhau, bổ sung các phần mềm về quản lý dữ liệu, tự động hóa thông tin, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 86 - 88)