Cơ sở và nguyên tắc đánh giá thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 27 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Cơ sở và nguyên tắc đánh giá thực

1.2.3.1. Cơ sở khoa học

Đánh giá thực là đánh giá năng lực người học, đánh giá được mức độ học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Tức là đánh giá những gì học sinh đã làm được, thể hiện ở kĩ năng, sản phẩm mà học sinh tạo ra. Đánh giá yêu cầu học sinh

sử dụng kiến thức thu được để thực hiện nhiệm vụ đặt ra như thế nào, vận dụng kiến thức đã học như thế nào, chúng thường được tích hợp trong dạy học thông qua thuyết trình, làm dự án, thảo luận, bài viết. Đánh giá sản phẩm dựa trên một bài hoàn chỉnh trên cơ sở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề, nêu vấn đề để học sinh giải thích, tính toán, dự đoán, đề xuất giải pháp, lập luận sơ đồ. Quá trình từ hiểu biết trí tuệ sang thực thi đó là một vấn đề lớn trong dạy học và giáo dục. Theo Villegas (1997) bởi vì dạy học phải xây dựng và sửa đổi kiến thức của học sinh, giáo viên sử dụng tài liệu giảng dạy có liên quan đến kiến thức học sinh bên ngoài trường học. Hollins (1989), các hoạt động giảng dạy, thiết kế theo cách thích hợp về mặt văn hóa. Sử dụng các ví dụ thích hợp hoặc kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống hằng ngày của học sinh. Giả sử, nếu không có sự hiểu biết về văn hóa, kinh nghiệm, bối cảnh thực thì sẽ không đánh giá được đúng học sinh.

Nguyễn Đức Chính chỉ ra rằng trong kỉ nguyên hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức về các lĩnh vực, yêu cầu về nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh ngày càng gay gắt để đánh giá được sự phát triển của một quốc gia. Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào quá trình đào tạo của giáo dục đại học và cao đẳng của từng quốc gia, vùng miền. Ngoài năng lực nhận thức cơ bản về chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng sống cơ bản có thể làm việc trong môi trường thực, luôn nhiều thử thách và thay đổi. Hiện nay nền giáo dục đại học Việt Nam đang tiến hành một quá trình đào tạo mang tính hàn lâm, không tạo ra sự khát khao trong học tập để có thể cho ra trường những công dân của thế kỉ 21. Trong quá trình đào tạo ấy, việc đánh giá kết quả học tập - Một khâu trọng yếu chỉ được tiến hành thông qua những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận. Những bài kiểm tra này chỉ đòi hỏi học sinh miêu tả lại những sự kiện riêng rẽ, hiếm khi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào một tình huống thực trong cuộc sống và kết quả là nguồn nhân lực được đào tạo trong bối cảnh như vậy không có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong kỉ nguyên hội nhập kinh tế thế giới [8].

Hiện nay vấn đề đặt ra là trong quá trình đào tạo bậc đại học ở Việt Nam không tự hài lòng với những kĩ năng, kiến thức cơ bản và tối thiểu. Phải gắn chặt những kĩ năng, kiến thức sinh viên học được với những gì cuộc sống thực yêu cầu. Các trường

đại học giúp sinh viên phát triển những năng lực, kĩ năng thiết yếu được đánh giá thông qua các bài kiểm tra đánh giá thực thay cho các bài làm bằng giấy bút như hiện nay.

Nói tóm lại, đánh giá trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ trong đó giáo viên quan sát và đưa ra đánh giá về sự thể hiện một nhiệm vụ, kĩ năng trong quá trình tạo nên sản phẩm hay trình bày một vấn đề nào đó.

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời về sự phát triển năng lực và tiến bộ của học sinh ở mỗi lớp học. Điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho học sinh tiến bộ nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán. Từ đó, có phương án cụ thể thúc đẩy quá trình học tập phát triển.

Theo Nguyễn Đức Chính “Đánh giá thực là hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu” [8].

Đánh giá thực nắm bắt bản chất mang tính xây dựng của việc học. Một nghiên cứu đã phát hiện rằng chúng ta không chỉ cần trau dồi tri thức mà còn cần xây dựng ý nghĩa riêng của chúng ta về thế giới, sử dụng thông tin chúng ta đã thu thập được, được dạy và kinh nghiệm của chính chúng ta về thế giới. Từ đó giải quyết nhiệm vụ là bài tập giống như tình huống gặp phải trong cuộc sống thực tế.

Theo Trần Trung Tình “Đánh giá thực được thực hiện trong một quá trình trong đó giáo viên sử dụng bài thi hay một nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành để thu thập thông tin về cách thức mà họ thực hiện nhiệm vụ đó” [31].

* Đánh giá thực làm nội bật các nội dung: Học sinh nên biết và có thể làm gì? Các kĩ năng hiểu hoặc lập luận đánh giá Công việc được duy trì liên tục

Yêu cầu học sinh chứng minh, bảo vệ, giải thích Quá trình này có thể quan sát được

Ví dụ 1.4: Một cái đĩa làm bằng thủy tinh trong quá trình vận chuyển đã bị vỡ. Người ta muốn làm một cái đĩa mới phỏng theo chiếc đĩa này. Em hãy giúp họ tìm bán kính chiếc đĩa.

Hình 1.3 Giải:

Để tìm được bán kính ta lấy 3 điểm A, B, C trên cung tròn (mép đĩa). Bài toán trở thành tìm R khi biết a, b, c.

Ta có sp p a.(  ).(p b ).(p c ), 2 a b c p   . . 4 a b c s R  . . 4. a b c R s  

Ý nghĩa của bài toán phục vụ cho ngành khảo cổ, trong công nghiệp thực phẩm( chế tạo hộp đựng bánh qui, chế tạo bánh qui theo mẫu là 1 phần chiếc bánh qui. Trong công nghiệp chế tạo máy (làm lại 1 phần bánh xe bị hỏng).

Thông qua ví dụ trên đánh giá năng lực người học, đánh giá được mức độ học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đánh giá được các kĩ năng suy luận, kĩ năng tính toán,...

1.2.3.2. Nguyên tắc đánh giá thực

Đánh giá thực đảm bảo 3 chức năng sau: * Chức năng sư phạm

Đánh giá thực học sinh sẽ làm rõ thực trạng, tình hình học tập của học sinh từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp với thực trạng đó và giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn.

* Chức năng xã hội

Đánh giá thực học sinh giúp đảm bảo tinh công khai, minh bạch mọi kết quả của học sinh trong trường, trong lớp, trước phụ huynh học sinh và cả xã hội.

* Chức năng khoa học

Kiểm tra học sinh giúp cho việc đánh giá chính xác năng lực học sinh trong hoạt động dạy học, hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến khoa học trong quá trình dạy học.

Để thực hiện tốt 3 chức năng trên, kiểm tra, đánh giá học sinh phải tuân theo các nguyên tắc sau:[trích dẫn 16]

* Đảm bảo tính khách quan

Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ rõ hết khả năng thực sự, trình độ nhận thức của mình.

Ngăn chặn được tình trạng thiếu trung thực, gian lận trong làm bài kiểm tra. Tránh được tình trạng đánh giá chung chung về sự tiến bộ của mỗi cá nhân hay tập thể.

Đánh giá phải đảm bảo sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy học.

Tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, sai lệch thiếu căn cứ chính xác. * Đảm bảo tính toàn diện

Đánh giá toàn diện phải đảm bảo các yêu cầu sau: số lượng, chất lượng, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của từng cá nhân

* Đảm bảo tính hệ thống

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính hệ thống thường xuyên và có kế hoạch

Đánh giá trước, trong, sau khi học xong một bài, môn học.

Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì, tự đánh giá, đánh giá dự án. Số lần kiểm tra phải đủ và mức độ phù hợp để có thể đánh giá được chính xác. * Đảm bảo tính công khai

Việc kiểm tra cần được tiến hành công khai, minh bạch. Kết quả phải được công bố để học sinh tự

+ Xếp hạng trong tập thể

+ Tập thể hiểu biết để giúp đỡ từng cá nhân gặp khó khăn + Kết quả phải ghi vào sổ sách

* Xu hướng hoàn thiện việc đánh giá

Học sinh phát triển kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá. Xuất phát từ xu hướng lấy học sinh làm trung tâm, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học.

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh đảm bảo các yêu cầu sau: + Tái hiện tri thức

+ Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo

+ Tạo ra sự chuyển biến trong thái độ, hành vi

+ Rèn cho các em khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn

1.2.3.3. Đặc điểm và đặc trưng của đánh giá thực

* Đặc điểm của đánh giá thực:

Học sinh thể hiện được sự vận dụng kiến thức hoặc đưa ra được sản phẩm. Đánh giá các kĩ năng lập luận và hiểu sâu.

Yêu cầu học sinh giải thích, chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình. Sản phẩm, quá trình của học sinh có thể quan sát được.

Các tiêu chí và tiêu chuẩn đa dạng.

Không có một phương án duy nhất mà có nhiều phương án giải quyết vấn đề. Thực hiện dựa trên ngữ cảnh của thực tiễn.

* Đặc trưng của đánh giá thực

Yêu cầu học sinh phải kiến tạo một sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ra một đáp án đúng.

Cho phép học sinh bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thực hiện bài thi.

Đo lường cả quá trình và sản phẩm của quá trình đó.

Trình bày một vấn đề thực trong thế giới thực ở đó học sinh bộc lộ hết khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực.

Đây chính là ưu điểm của đánh giá thực đánh giá được cả nội dung và cả quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)