Áp dụng Rubrics trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Áp dụng Rubrics trong dạy học

- Định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập: Rubrics là bản hướng dẫn, mô tả chi tiết về các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được để đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình dạy học, người dạy và học có thể điều chỉnh Rubrics để đạt kết quả tốt nhất.

- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình dạy học tích cực: Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, người dạy và người học có thể thiết kế Rubrics để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học: trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập như một bảng kiểm mục các hoạt động đặc thù của bài học. Rubrics có thể được sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như làm việc nhóm, giờ thực hành (thí nghiệm, tham quan thực tế), giờ seminar, tự học, tự nghiên cứu… Việc thiết kế các bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo Rubrics cho phép tăng cơ hội chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học tập, giữa các cá nhân với nhau, giúp người học rèn năng lực tư duy bậc cao, tạo môi trường học tập thân thiện [36].

- Hỗ trợ đánh giá hiệu quả: Rubrics là một công cụ đánh giá hữu hiệu để đánh giá cả người dạy lẫn người học. Có thể sử dụng tự đánh giá, hoặc đánh giá lẫn nhau. Giúp người dạy đánh giá khách quan, chính xác, kiểm soát được sự tiến bộ của người học.

1.4. Thực trạng vận dụng đánh giá thực trong dạy học môn Toán

1.4.1. Thựctrạng xây dựng đề kiểm tra và đánh giá thực ở trường THPT

Hiện nay có rất nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh chủ yếu thông qua ba hình thức: tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm. Trước kia đánh giá tự luận dùng phổ biến nhất, để hoàn thành một bài đánh giá tự luận mất khoảng 60 phút đến 180 phút. Hình thức này dễ sử dụng tuy nhiên nếu đề thi và đáp án không hay thì rất khó để đánh giá được làm cho học sinh học tủ, học lệch. Các bài thi trắc nghiệm khách quan chỉ yêu cầu học sinh chọn câu trả lời đúng trong 4,5 phương án chọn. Hình thức này có nhiều ưu điểm cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học tránh học tủ, học lệch [19].

Việc kiểm tra đánh giá ở các trường THPT hiện nay chủ yếu được thực hiện khi hết một chương, học kì hay kết thúc môn và chưa đánh giá được quá trình của học sinh. Coi trọng điểm số mà bỏ ngoài quá trình học tập của học sinh. Còn nhiều vấn đề tồn tại trong kiểm tra, đánh giá học sinh.

Phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo. Các trường THPT nước ta chủ yếu là làm trên giấy với hai hình thức là tự luận và

trắc nghiệm. Cả hai hình thức đều giúp học sinh nắm vững kiến thức để giải bài tập. Năng lực mà học sinh được đánh giá là trình bày, diễn đạt, lập luận, kĩ năng giải bài tập. Kiểm tra, đánh giá học sinh còn chú trọng mục tiêu dạy chữ mang tính áp đặt không linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh bị áp đặt phải đúng đáp án mới được điểm [21].

Một vấn đề nổi cộm hiện nay là nhà trường, thầy cô ở trường THPT đang gây áp lực đối với học sinh bằng các đợt kiểm tra, thi giữa kì, cuối kì, thi tốt nghiệp. Cách kiểm tra đánh giá lạc hậu, thiếu khách quan đi ngược lại với mục tiêu giáo dục. Hầu hết các trường THPT áp dụng theo phương châm “ Thi gì học đấy”, chạy theo vấn đề thành tích mà thiếu đi đánh giá trung thực, không đánh giá cả quá trình mà chỉ coi trọng kết quả vào các kì thi.

Theo Nguyễn Kim Dung “Kiểm tra, đánh giá hiện nay mang tính áp đặt và không khuyến khích tính sáng tạo. Cách giáo dục và phương pháp kiểm tra, đánh giá của các trường đang làm cho học sinh thiếu năng động, yếu kĩ năng mềm, kĩ năng sống, phát triển không đồng đều do thiếu sức khỏe và thời gian giải trí lành mạnh. Áp lực thi cử tác động tới các em, đặc biệt là ở các lớp cuối cấp” [11].

Nhìn lại thực trạng của Việt Nam chỉ chú trọng đánh giá cuối cùng. Đánh giá theo điểm số, không đánh giá được năng lực của học sinh. Các điểm số này theo học sinh đến cả năm học, bậc học. Giáo viên và học sinh không nỗ lực và có biện pháp cải tiến chất lượng học thực sự mà chỉ đi vào vào cải tiến điểm số. Có rất ít trường THPT áp dụng phương pháp đánh giá thực để đánh giá kết quả của học sinh. Phương pháp này chủ yếu được các trường chuyên, lớp chọn hay các trường trọng điểm áp dụng. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục xem nhẹ quá trình học mà chỉ coi trọng đến kết quả cuối cùng. Nhìn chung thực trạng triển khai đánh giá thực ở các trường phôt thông còn rất hạn chế. Các thầy cô vẫn chưa nắm được, một số thầy cô nắm được nhưng không hiểu rõ về hình thức đánh giá này.

Để nắm được tình hình vận dụng đánh giá thực vào dạy học môn Toán nói chung và trong chủ đề hệ thức lượng trong tam giác nói riêng nhằm đảm bảo tính khách quan tôi đã tiến hành điều tra thăm dò ở hai đối tượng là học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Quế Võ Số 3, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Công việc điều tra được thực

hiện dưới hình thức phát phiếu trắc nghiệm cho học sinh và giáo viên. Kết quả thu được như sau:

* Đối với giáo viên:

Phiếu điều tra được phát cho 30 thầy cô của trường THPT Quế Võ Số 3 đang trực tiếp giảng dạy và có trình độ đạt chuẩn. Hầu hết các thầy (cô) đều tâm huyết, dày dặn kinh nghiệm giảng dạy. Sau khi phát phiếu cho 10 thầy (cô), tôi thu được kết quả như sau:

Câu 1: Mức độ hiểu biết của các thầy (cô) về phương pháp đánh giá thực trong dạy học môn toán nói chung và trong chủ đề hệ thức lượng trong tam giác nói riêng.

Qua kết quả điều tra chúng ta thấy phương pháp đánh giá thực được rất ít giáo viên biết đến. Tỉ lệ phần trăm giáo viên biết nhiều tới phương pháp này là 40%. Tỉ lệ phần trăm giáo viên biết ít là 60%. Tỉ lệ phần trăm giáo viên hoàn toàn chưa biết là 0%. Điều này cho thấy phương pháp đánh giá thực chưa thực sự được áp dụng đại trà ở các trường THPT.

Câu 2: Theo thầy (cô) vận dụng đánh giá thực trong dạy học toán nói chung và trong chủ đề hệ thức lượng trong tam giác nói riêng có cần thiết không?

Kết quả thu được mức độ cần thiết của các thầy cô giáo áp dụng phương pháp đánh giá thực. Tỉ lệ phần trăm cần thiết là cao nhất chiếm 80%, rất cần thiết là 20%, không cần thiết là không được phiếu nào cả. Cho thấy các thầy cô giáo vẫn nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá thực trong dạy học.

Câu 3: Các thầy cô đã từng áp dụng phương pháp đánh giá thực trong dạy học toán chưa?

Kết quả thu được cho thấy các thầy cô thường xuyên áp dụng phương pháp đánh giá thực chỉ chiếm 30%, ít áp dụng là 70%, chưa bao giờ là không có thầy cô nào. Hầu hết được hỏi các thầy cô trong quá trình giảng dạy đánh giá học sinh theo phương pháp nào thì các thầy cô đều chọn phương pháp đánh giá truyền thống. Bởi vì phương pháp truyền thống dễ làm và đã theo thói quen của thầy cô và cả học sinh. Để thay đổi theo một phương pháp phải mất một thời gian thì mọi người mới làm quen và thích nghi được. Nguyên nhân là do phương pháp đánh giá thực chưa được các cơ sở giáo dục quan tâm, bồi dưỡng cho các thầy cô.

Câu 4: Nhận thức về vai trò của phương pháp đánh giá thực trong dạy học môn toán?

Kết quả điều tra cho thấy, nhận thức của giáo viên về vai trò, tác dụng của phương pháp đánh giá thực ở các mức độ khác nhau, số lượng các ý kiến không tập chung vào một vai trò.

Có 60% ý kiến cho rằng vai trò của đánh giá thực là “Cho phép học sinh bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thực hiện bài thi” các thầy cô lầm tưởng với vai trò của đánh giá truyền thống. Chưa hiểu rõ bản chất của đánh giá thực. Đánh giá thực kết quả không chỉ dựa vào bài thi mà kết quả còn dựa vào quá trình học tập. Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.

Có 40% ý kiến cho rằng vai trò của đánh giá thực “Yêu cầu học sinh phải kiến tạo một sản phẩm chứ không phải chọn hay viết ra một đáp án đúng.” Học sinh phải thiết kế, phải tạo ra được một sản phẩm thiết thực thông qua việc học. Áp dụng kiến thức một cách hiêu quả đã học là phải tạo được sản phẩm. Đó là sản phẩm của trí tuệ.

30% ý kiến chọn “Đo lường cả quá trình và sản phẩm của quá trình đó” và 70% ý kiến cho rằng” Trình bày một vấn đề thực trong thế giới thực ở đó học sinh bộc lộ hết khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực” đây là những vai trò khá quan trọng của đánh giá thực giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết những bài toán thực tiễn.

Câu 5: Đánh giá thực có đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh không? Đa số các thầy cô đều thấy được vai trò của đánh giá thực và thấy được tầm quan trọng của đánh giá thực. Nếu như các phương pháp đánh giá truyền thống chỉ chú trọng vào kết quả cuối cùng không đánh giá được năng lực thực sự của các em học sinh thì đánh giá thực lại quan tâm cả đến quá trình học tập của các em, và đánh giá được năng lực thực sự mà các em có được. Các thầy cô giáo đều đồng ý 100% với quan điểm là đánh giá thực đánh giá đúng thực chất năng lực học sinh.

Câu 6: Khó khăn khi thực hiện phương pháp đánh giá thực trong đánh giá kết quả học tập của học sinh?

Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết các thầy cô đều gặp rất nhiều khó khăn trong đánh giá thực kết quả học tập của học sinh. 70% giáo viên chọn khó khăn trong biên soạn bộ công cụ đánh giá học sinh. 30% cho rằng thực hiện phương pháp này sẽ gây áp lực cho học sinh trong suốt quá trình học. 50% thiếu thang đo đánh giá. 60% cho rằng thiếu cơ sở vật chất điều kiện của nhà trường để đánh giá thực kết quả học tập của học sinh. Và đại đa số 80% các thầy cô cho rằng để thực hiện được phương pháp này phải dùng rất nhiều thời gian mới có thể làm được. Vì thế để triển khai đánh giá thực trong nhà trường chúng ta cần khắc phục những khó khăn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển phương pháp đánh giá thực.

Câu 7: Sắp xếp thứ tự các bước thực hiện khi tiến hành đánh giá quá trình học tập môn Toán của HS (Viết các số 1, 2, 3,… tương ứng với mỗi bước).

Kết quả thu được giáo viên chưa sắp xếp đúng thứ tự thực hiện khi tiến hành đánh giá quá trình học tập môn toán của học sinh chiếm 80%. Chỉ 20% thầy cô sắp xếp đúng. Qua đây cho thấy được giáo viên chưa có kĩ năng đánh giá tốt, chỉ nắm ở mức độ hạn chế.

Câu 8: Trong quá trình học các học phần nghiệp vụ sư phạm (lý luận dạy học, phương pháp dạy học môn Toán) các thầy cô có được rèn luyện kĩ năng về đánh giá quá trình học tập môn Toán không?

Thông qua bảng trên ta thấy được tỉ lệ giáo viên được rèn luyện kĩ năng đánh giá là 89% chiếm tỉ lệ phần lớn. Do đó các thầy cô đều có kĩ năng để đánh giá học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn một số thầy cô chưa có kĩ năng đánh giá chiếm 11%. Vì thế nhà trường cần mở các lớp chuyên môn nghiệp vụ để bồi dưỡng cho thầy cô.

Câu 9: Trong thiết kế kế hoạch đánh giá quá trình học tập môn Toán của HS, thầy cô gặp khó khăn vấn đề nào?

Trong thiết kế đánh giá quá trình học tập môn toán của học sinh thì khó khăn mà các thầy cô gặp phải là rất nhiều. Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là khó khăn xác định các chuẩn và tiêu chí đánh giá chiếm 81%, sau đó thiết kế bài toán có nội dung thực tế là 80%. Khó khăn chiếm tỉ lệ thấp nhất là quan sát hành vi học tập môn toán của học sinh. Vì thế cho thấy kĩ năng thiết kế đánh giá của thầy cô là chưa tốt cần được bồi dưỡng.

Câu 10: thầy cô đồng ý tới mức nào với các nhận định sau (mỗi nhận định đánh dấu vào một ô thích hợp)

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các thầy cô đồng ý tán thành với các phương án đúng chiếm 78%, còn lại 22% thầy cô vẫn còn lưỡng lự và đưa ra nhận định chưa chính xác. Như vậy thầy cô cũng đã có những hiểu biết nhất định về đánh giá kết quả của học sinh.

* Đối với học sinh:

Phiếu điều tra được phát cho 100 học sinh bất kì của trường THPT Quế Võ Số 3, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 100 em học sinh bao gồm các em khá, giỏi, trung bình. Sau khi phát phiếu tôi thu được kết quả như sau:

Câu 1: Thầy cô giáo trên lớp thường xuyên đánh giá kết quả học tập của các em bằng phương pháp đánh giá nào?

Qua kết quả điều tra hầu hết các em học sinh phản ánh giáo viên đều áp dụng phương pháp đánh giá truyền thống. Tỉ lệ cao nhất là phương pháp trắc nghiệm là 95%, tự luận là 65%, vấn đáp chiếm 21%. Trong khi đó đánh giá thực chiếm khoảng rất thấp là 20%. Cho thấy phương pháp đánh giá thực đang còn gặp rất nhiều khó khăn và cả giáo viên và học sinh đều rất ngại dùng phương pháp này.

Câu 2: Trên lớp thầy cô có áp dụng đánh giá kết quả học tập của các em bằng phương pháp đánh giá thực không?

Qua bảng điều tra đánh giá kết quả học sinh rất ít khi được thực hiện bằng phương pháp đánh giá thực. Vì vậy sẽ không đánh giá được thực chất năng lực của học sinh. Chỉ 10% thường xuyên dùng, 30% thỉnh thoảng và hiếm khi là 60%. Qua số liệu trên thấy được hầu hết thầy cô đều đánh giá học sinh bằng phương pháp truyền thống. Chưa đánh giá được năng lực học sinh.

Câu 3: Những khó khăn của các em gặp phải khi giáo viên đánh giá kết quả bằng đánh giá thực?

Qua kết quả điều tra các em đều gặp khó khăn khi giáo viên sử dụng phương pháp đánh giá thực. Nhiều em cảm thấy áp lực 51%, mất thời gian 23%, thiếu bộ công cụ đánh giá thực 15%, 11% chưa biết cách học. Các em đều chưa quen với phương pháp này. Các thầy cô nên thường xuyên áp dụng đánh giá thực để các em làm quen.

Bảng số liệu cho thấy các em đều đồng ý phương pháp này đánh giá đúng năng lực học sinh 65%, 70% công bằng. 44% cảm thấy gây hứng thú cho các em. 32% giúp các em hiểu bài hơn. Qua đây các em đều thấy được những tác dụng của đánh giá thực và ưu điểm của nó.

Câu 5: Trong các vấn đề sau, em thấy mình cần được học những vấn đề nào? Hầu hết các em học sinh đều lựa chọn các vấn đề với tỉ lệ phần trăm sấp xỉ nhau. Các vấn đề hầu hết chiếm tỉ lệ trên 90% cho thấy các em đều nhận thức được về tầm quan trọng của công việc đánh giá. Và nhận thấy bản thân mình cần học hỏi rất nhiều

Câu 6: Việc đánh giá thực của học sinh ở trường em do ai thực hiện?

Hầu hết các em đều có suy nghĩ đánh giá thực nhiệm vụ là do giáo viên chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 38)