Các hình thức, phương thức đánh giá thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Các hình thức, phương thức đánh giá thực

Có rất nhiều hình thức đánh giá mà giáo viên sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có 2 hình thức chính đó là bài trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Trong đó các bài thi trắc nghiệm khách quan yêu cầu trả lời đúng 4-5 phương án học sinh chọn. Tuy nhiên các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ kiểm tra các khả năng

tư duy bậc thấp. Nhưng nhiều người cho rằng bài trắc nghiệm khách quan làm bộc lộ kĩ năng tư duy bậc cao. Có ưu điểm là dễ chấm điểm, nhanh và chính xác.

Phương pháp dạy học truyền thống là phương pháp ra đề kiểm tra là các câu hỏi tự luận. Yêu cầu học sinh phải viết câu trả lời trong một giới hạn nhất định. Nhược điểm của phương pháp này là rất khó đánh giá, chấm điểm lâu. Nhiều khi chấm điểm hay sai lệch và thiếu công bằng.

* Phân biệt giữa đánh giá thực và đánh giá truyền thống

Đánh giá thực và đánh giá truyền thống có nhiều hình thức thực hiện khác nhau được mô tả ở bảng sau [34]:

Đánh giá truyền thống Đánh giá thực

Lựa chọn/viết câu trả lời

Học sinh phải chọn hoặc tự viết một câu trả lời đúng.

Trình diễn hoàn thành một nhiệm vụ

Yêu cầu học sinh thể hiện sự hiểu biết thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ phức tạp hơn mang tính vận dụng điển hình và có ý nghĩa thực tế.

Mô phỏng

Việc chọn hoặc viết một câu trả lời đúng rất ít khả năng chỉ ra được năng lực mà học sinh có thể thực hiện được ngoài nhà trường. Những bài trắc nghiệm mô phỏng như vậy có thể giúp tăng số lần học sinh phải trình bày bằng một kĩ năng trong thời gian hạn chế.

Trong đời sống thực

Yêu cầu học sinh trình diễn năng lực của họ trong một công việc cụ thể.

Tái hiện/tái nhận

Một bài trắc nghiệm truyền thống được thiết kế tốt có thể đánh giá hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh và cũng có thể tái nhận hay tái hiện một vấn đề gì đó trong cuộc sống thực. Tuy nhiên việc trình diễn lại những gì học sinh biết trong cuộc sống không nói lên năng lực của họ khi phải kiến tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực.

Kiến tạo/vận dụng

Đánh giá thực thường yêu cầu học sinh phải phân tích tổng hợp một cách có phê phán những kiến thức họ học được trong bối cảnh thực và trong quá trình đó họ sáng tạo ra ý tưởng mới.

Đánh giá truyền thống Đánh giá thực

Do giáo viên làm

Một bài trắc nghiệm truyền thống thường do giáo viên thiết kế một cách cẩn thận, chất lượng bài trắc nghiệm (độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) tùy thuộc vào năng lực thiết kế của người giáo viên. Bài trắc nghiệm do giáo viên thiết kế cũng có những ưu điểm của nó. Một bài đánh giá thực do học sinh tự thiết kế cũng có những điểm mạnh, điểm yếu mà giáo viên phải xem xét.

Do học sinh làm

Học sinh chỉ cần tập trung vào những gì có trong bài trắc nghiệm. Đánh giá thực cho phép học sinh có nhiều lựa chọn trong việc kiến tạo và xác định những gì họ sẽ trình bày như một minh chứng về năng lực thật của họ.Ngay cả khi học sinh không biết cách trình bày thì họ cũng có rất nhiều con đường khác để đi kiến tạo một sản phẩm.

Minh chứng gián tiếp

Khi học sinh chọn và ngay cả khi họ tự sáng tạo ra một câu trả lời đúng trong một bài đánh giá kiểu truyền thống thì ta cũng không biết gì nhiều về học sinh đó. Chúng ta chỉ có thể dự báo học sinh đó có thể biết cái gì và có thể làm gì. Nhất là khi cuộc sống đòi hỏi phải có những vận dụng phức tạp, linh hoạt, sáng tạo.

Minh chứng trực tiếp

Đánh giá thực cung cấp minh chứng trực tiếp hơn về việc vận dụng kiến tạo những kiến thức. Ví dụ để đánh giá năng lực tư duy phê phán của học sinh thì yêu cầu họ viết một bài phê bình về hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Minh chứng trực tiếp về kĩ năng hơn là yêu cầu họ trả lời một loạt các câu hỏi.

Định hướng là một chức năng cơ bản của đánh giá. Trong đánh giá truyền thống giáo viên khích lệ học sinh trả lời những câu hỏi có trong bài kiểm tra. Theo cách đánh giá truyền thống thì chỉ chọn một kiến thức nhất định trong rất nhiều kiến thức. Làm tốt câu đó không có nghĩa là đánh giá được cả một môn học. Đánh giá truyền thống thường tách rời nghĩa là việc kiểm tra đánh giá thường diễn ra sau khi kết thúc bài học hoặc môn học. Còn bài kiểm tra đánh giá thực không tách rời quá trình dạy học. Mỗi học sinh có điểm mạnh điểm yếu khác nhau lại thể hiện bằng những cách khác nhau.

1.3.1. Khái niệm Rubrics

H. Goodrich (dẫn theo [9, tr.33]) định nghĩa: “rubrics là một công cụ dùng để cho điểm bằng cách liệt kê tất cả các tiêu chí ĐG một bài tập/bài làm hay công việc mà chúng ta đang thực hiện bằng cách tính toán thứ bậc”.

Theo Natalie Pham, Rubrics là một hệ thống cho điểm theo các tiêu chí đánh giá cho trước, nêu rõ người chấm đánh giá bài theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ tiêu chí dùng để đánh giá.

Theo Dannelle D. Stevens, Rubrics là một cách thức chấm điểm học sinh, là các mô tả bài tập hay công việc ở dạng các bảng biểu [12].

Đại học Carnegie Mellon định nghĩa Rubrics là một công cụ cho điểm trong đó diễn tả rõ ràng các kết quả kỳ vọng đạt được đối với một công việc hay một nhiệm vụ. Một Rubric sẽ chia công việc thành nhiều bộ phận cấu thành và cung cấp các mô tả rõ ràng về những đặc điểm của công việc liên quan đến từng bộ phận, ở từng mức độ thông thạo khác nhau. Rubric có thể được sử dụng như là một bảng hướng dẫn cho điểm, đánh giá hoặc nhằm cung cấp thông tin phản hồi hỗ trợ quá trình học tập hiện tại của sinh viên [36].

Theo Trần Kiều và Nguyễn Thị Lan Phương, Rubrics là bản mô tả đầy đủ những gì người học cần chứng tỏ để được xếp hạng năng lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém đối với yêu cầu môn học [17].

Từ những phân tích trên có thể thấy một Rubrics gồm có 3 thành phần quan trọng: Các tiêu chí đánh giá (Criteria), các mô tả chất lượng (Quality definition) của từng bậc tiêu chuẩn ứng với từng tiêu chí đánh giá và cách thức cho điểm (Scoring strategy). Những điều trên cho thấy Rubrics là một công cụ đánh giá cho điểm trong hoạt động giảng dạy đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi từ lâu trên thế giới. Điều này bắt nguồn từ chính những lợi ích mà nó mang lại hay vai trò của Rubric trong việc đánh giá chất lượng công việc [36].

1.3.2. Vai trò của Rubrics

Rubrics có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy. Giúp người dạy hình dung ra được yêu cầu của bài từ đó thiết kế bài giảng của mình. Ngoài ra, Rubrics còn làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn [9]. Giúp cho việc

chấm bài, cho điểm nhanh hơn, khách quan, tiết kiệm thời gian, dành thời gian nhiều hơn cho việc giảng dạy, giúp cho người chấm giải thích được lí do và người học giải đáp được thắc mắc. Đánh giá đúng thực trạng của việc dạy và học. Đối với người học, Rubrics được thiết kế để giúp cho người học hiểu rõ hơn các mong đợi của người dạy, của nhà trường, của yêu cầu môn học đối với bản thân [12]. Từ đó, người học có động cơ học tập tốt hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, có trách nhiệm hơn, có thể tự giám sát, tự đánh giá việc học tập của mình và có biện pháp tự cải tiến để đạt được kết quả học tập như mong muốn. Đối với cán bộ quản lí, Rubrics là cơ sở đánh giá cơ sở đào tạo, chất lượng, thực trạng dạy trong các trường.

Một trong những mục đích sử dụng Rubrics phổ biến chính là dùng để đánh giá các bài viết (Moskal, 2000). Các đánh giá liên quan đến chất lượng của một bài viết nhất định có thể rất khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá của từng giảng viên. Một giảng viên có thể xem trọng yếu tố cấu trúc, từ ngữ trong bài viết trong khi giảng viên khác lại quan tâm nhiều hơn đến tính thuyết phục của các lập luận hay lý lẽ trong bài. Một bài viết tốt lại là sự kết hợp của hai yếu tố này và nhiều yếu tố khác nữa, do đó nếu có một khung tiêu chí đánh giá được xây dựng ngay từ đầu, vấn đề tính chủ quan trong đánh giá sẽ giảm đi và trở nên khách quan hơn [36].

Andrade (2005) cho rằng Rubrics là một công cụ hấp dẫn đối với giảng viên và sinh viên vì nhiều lý do. Nó có thể nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cũng như được sử dụng để theo dõi quá trình học tập của họ bằng việc mô tả rõ ràng các kỳ vọng của giảng viên và chỉ cho sinh viên thấy cách thức đáp ứng các kỳ vọng này. Thông qua việc mô tả cụ thể các thứ bậc chất lượng ứng với từng tiêu chí đánh giá, sinh viên sẽ hiểu rõ tại sao họ nhận được điểm số mà họ được đánh giá và họ cần làm gì để cải thiện các kết quả công việc trong tương lai [36].

1.3.3. Các hình thức trình bày Rubrics

Rubrics được trình bày theo bảng gồm 4 phần 1) mô tả bài tập/công việc/nhiệm vụ; 2) Các chiều; 3) Thang đo hoặc các mức độ thành tích; và 4) Mô tả các chiều [12].

Phương án 1:

Mức Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Điểm >8 6.5 - 7.9 5.0 - 6.4 3.5 - 4.9 <3.5 Năng lực 1 Năng lực 2 Phương án 2:

Nội dung Mức độ Các tiêu chí đánh giá

1... Yếu Kém Trung bình Khá Giỏi Phương án 3: Chuyên đề...

Mức độ Các tiêu chí đánh giá Tỉ trọng

Biết Hiểu Ứng dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá

1.3.4. Quy trình đánh giá môn học theo Rubrics

Về mặt lí thuyết, bất kỳ một hoạt động đánh giá nào cũng đều dựa trên việc so sánh, đối chiếu và kiểm chứng đặc tính giá trị (tiêu chí cụ thể) của sự vật, hiện tượng với một chuẩn đã được thừa nhận nào đó. Các tiêu chí được đánh giá theo cấp độ tương ứng với các mức chất lượng, giá trị của sự vật hiện tượng và có thể được mã hoá (ví dụ bằng điểm số chất lượng). Do vậy, muốn thiết kế được Rubric trong dạy học, trước hết cần phải xác định [36]:

- Chuẩn (kiến thức, kỹ năng, thái độ); - Mục tiêu (môn học, nhiệm vụ công việc); - Nhiệm vụ, đối tượng đánh giá;

- Các tiêu chí (mô tả lại mục tiêu một cách chi tiết); - Mức đạt mục tiêu (xếp hạng các tiêu chí);

Quy trình xây dựng Rubrics: [36]

- Giai đoạn 1: Phản ánh (Reflecting). Ở bước này, giảng viên xác định xem mình muốn sinh viên đạt được kiến thức hay kỹ năng gì, tại sao lại giao cho sinh viên công việc này, lần gần đây nhất khi đưa ra yêu cầu công việc này đã diễn ra như thế nào và kỳ vọng của giảng viên là gì.

- Giai đoạn 2: Liệt kê (Listing). Trong giai đoạn này, người giảng viên cần tập trung vào các chi tiết cụ thể của công việc và các mục tiêu cụ thể mà mình kỳ vọng sinh viên đạt được.

- Giai đoạn 3: Phân nhóm và đặt tên tiêu chí (Grouping and Labeling). Tại bước này, giảng viên tập hợp các kết quả có được từ bước 1 và bước 2, phân loại các kỳ vọng về kết quả đạt được có tính chất tương tự nhau thành nhóm tạo thành các tiêu chí đánh giá trong Rubric.

+ Liệt kê các tiêu chí lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.

+ Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.

+ Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.

+ Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất

- Giai đoạn 4: Gắn kết (Application). Giảng viên kết hợp các chỉ tiêu và các mô tả chi tiết về mức độ chất lượng công việc từ bước 3 tạo thành bảng Rubric.

1.3.5. Áp dụng Rubrics trong dạy học

- Định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập: Rubrics là bản hướng dẫn, mô tả chi tiết về các mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được để đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình dạy học, người dạy và học có thể điều chỉnh Rubrics để đạt kết quả tốt nhất.

- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình dạy học tích cực: Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, người dạy và người học có thể thiết kế Rubrics để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học: trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập như một bảng kiểm mục các hoạt động đặc thù của bài học. Rubrics có thể được sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như làm việc nhóm, giờ thực hành (thí nghiệm, tham quan thực tế), giờ seminar, tự học, tự nghiên cứu… Việc thiết kế các bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo Rubrics cho phép tăng cơ hội chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học tập, giữa các cá nhân với nhau, giúp người học rèn năng lực tư duy bậc cao, tạo môi trường học tập thân thiện [36].

- Hỗ trợ đánh giá hiệu quả: Rubrics là một công cụ đánh giá hữu hiệu để đánh giá cả người dạy lẫn người học. Có thể sử dụng tự đánh giá, hoặc đánh giá lẫn nhau. Giúp người dạy đánh giá khách quan, chính xác, kiểm soát được sự tiến bộ của người học.

1.4. Thực trạng vận dụng đánh giá thực trong dạy học môn Toán

1.4.1. Thựctrạng xây dựng đề kiểm tra và đánh giá thực ở trường THPT

Hiện nay có rất nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh chủ yếu thông qua ba hình thức: tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm. Trước kia đánh giá tự luận dùng phổ biến nhất, để hoàn thành một bài đánh giá tự luận mất khoảng 60 phút đến 180 phút. Hình thức này dễ sử dụng tuy nhiên nếu đề thi và đáp án không hay thì rất khó để đánh giá được làm cho học sinh học tủ, học lệch. Các bài thi trắc nghiệm khách quan chỉ yêu cầu học sinh chọn câu trả lời đúng trong 4,5 phương án chọn. Hình thức này có nhiều ưu điểm cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học tránh học tủ, học lệch [19].

Việc kiểm tra đánh giá ở các trường THPT hiện nay chủ yếu được thực hiện khi hết một chương, học kì hay kết thúc môn và chưa đánh giá được quá trình của học sinh. Coi trọng điểm số mà bỏ ngoài quá trình học tập của học sinh. Còn nhiều vấn đề tồn tại trong kiểm tra, đánh giá học sinh.

Phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo. Các trường THPT nước ta chủ yếu là làm trên giấy với hai hình thức là tự luận và

trắc nghiệm. Cả hai hình thức đều giúp học sinh nắm vững kiến thức để giải bài tập. Năng lực mà học sinh được đánh giá là trình bày, diễn đạt, lập luận, kĩ năng giải bài tập. Kiểm tra, đánh giá học sinh còn chú trọng mục tiêu dạy chữ mang tính áp đặt không linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh bị áp đặt phải đúng đáp án mới được điểm [21].

Một vấn đề nổi cộm hiện nay là nhà trường, thầy cô ở trường THPT đang gây áp lực đối với học sinh bằng các đợt kiểm tra, thi giữa kì, cuối kì, thi tốt nghiệp. Cách kiểm tra đánh giá lạc hậu, thiếu khách quan đi ngược lại với mục tiêu giáo dục. Hầu hết các trường THPT áp dụng theo phương châm “ Thi gì học đấy”, chạy theo vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)