Quy trình đánh giá môn học theo Rubrics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 37 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Quy trình đánh giá môn học theo Rubrics

Về mặt lí thuyết, bất kỳ một hoạt động đánh giá nào cũng đều dựa trên việc so sánh, đối chiếu và kiểm chứng đặc tính giá trị (tiêu chí cụ thể) của sự vật, hiện tượng với một chuẩn đã được thừa nhận nào đó. Các tiêu chí được đánh giá theo cấp độ tương ứng với các mức chất lượng, giá trị của sự vật hiện tượng và có thể được mã hoá (ví dụ bằng điểm số chất lượng). Do vậy, muốn thiết kế được Rubric trong dạy học, trước hết cần phải xác định [36]:

- Chuẩn (kiến thức, kỹ năng, thái độ); - Mục tiêu (môn học, nhiệm vụ công việc); - Nhiệm vụ, đối tượng đánh giá;

- Các tiêu chí (mô tả lại mục tiêu một cách chi tiết); - Mức đạt mục tiêu (xếp hạng các tiêu chí);

Quy trình xây dựng Rubrics: [36]

- Giai đoạn 1: Phản ánh (Reflecting). Ở bước này, giảng viên xác định xem mình muốn sinh viên đạt được kiến thức hay kỹ năng gì, tại sao lại giao cho sinh viên công việc này, lần gần đây nhất khi đưa ra yêu cầu công việc này đã diễn ra như thế nào và kỳ vọng của giảng viên là gì.

- Giai đoạn 2: Liệt kê (Listing). Trong giai đoạn này, người giảng viên cần tập trung vào các chi tiết cụ thể của công việc và các mục tiêu cụ thể mà mình kỳ vọng sinh viên đạt được.

- Giai đoạn 3: Phân nhóm và đặt tên tiêu chí (Grouping and Labeling). Tại bước này, giảng viên tập hợp các kết quả có được từ bước 1 và bước 2, phân loại các kỳ vọng về kết quả đạt được có tính chất tương tự nhau thành nhóm tạo thành các tiêu chí đánh giá trong Rubric.

+ Liệt kê các tiêu chí lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.

+ Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.

+ Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.

+ Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất

- Giai đoạn 4: Gắn kết (Application). Giảng viên kết hợp các chỉ tiêu và các mô tả chi tiết về mức độ chất lượng công việc từ bước 3 tạo thành bảng Rubric.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)