Tiến trình dạy học bằng tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 87)

7. Cấu trúc của luận văn

2.6.3. Tiến trình dạy học bằng tình huống

Bước 1: Giới thiệu tình huống. Giáo viên cung cấp thông tin về tình huống, nêu nhiệm vụ quan sát để chắc chắn tất cả học sinh đều lắng nghe.

Bước 2: Tổ chức, điều khiển lớp hoạt động để đưa ra cách giải quyết tình huống. Giáo viên dẫn dắt học sinh bằng câu hỏi gợi mở, định hướng cách giải quyết. Cho học sinh làm theo nhiều hình thức: Làm việc độc lập, hoạt động nhóm…

Bước 3: HS trình bày phương án giải quyết tình huống. Tùy theo yêu cầu hoạt động của giáo viên mà học sinh sẽ trình bày theo cách ấy.

Bước 4: Kết luận về cách giải quyết tình huống. Lắng nghe học sinh trả lời sau đó rút ra nhận xét chọn phương án tối ưu nhất.

Bước 5: Khẳng định và củng cố. Trước khi đưa ra cách giải quyết chính xác và thuyết phục nhất. Xác nhận kiến thức, kĩ năng và phương pháp mà HS cần thu nhận được thông qua tình huống.

2.7. Kết luận chương 2

Trên những cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1, trong chương 2 trình bày các lí thuyết cơ bản về hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT. Các nguyên tắc, quy trình thiết kế tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT. Đồng thời đưa ra được 6 tình huống cơ bản:

Tình huống 1: Đo chiều dài của cây cột điện. Tình huống 2: Bài toán hồ nước.

Tình huống 3: Đo khoảng cách hai chiếc thuyền trên biển. Tình huống 4: Đo chiều cao của thân tháp trên núi.

Tình huống 5: Bài toán bể bơi. Tình huống 6: Bóng rổ.

Và một số tình huống tương tự. Từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá tình huống. Đặc biệt xây dựng được bộ công cụ đánh giá thực. Tuy nhiên, các tình huống này có tính khả thi và hiệu quả hay không cần phải kiểm nghiệm trong thực tiễn dạy học. Vì thế chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm sư phạm được phân tích về mặt định lượng và mặt định tính và được trình bày trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của tình huống đánh giá thực trong chương trình môn toán nói chung và hệ thức lượng trong tam giác ở chương trình THPT nói riêng. Nhằm khẳng định lại lần nữa giả thuyết khoa học của luận văn. Chỉ ra được khó khăn, thuận lợi khi dạy học tình huống và rút ra bài học kinh nghiệm.

3.2. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Kế hoạch thực nghiệm

+ Tình huống và giáo án thực nghiệm + Tổ chức dạy thực nghiệm

+ Thời gian: 10-2018 đến 2-2019

+ Địa điểm: Trường THPT Quế Võ số 3- huyện Quế Võ- Bắc Ninh

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm

Chọn 2 lớp trong khối 10 của trường THPT Quế Võ số 3- huyện Quế Võ- Bắc Ninh. Sau đó tìm hiểu học sinh và thực trạng đánh giá thực trong trường.

Chọn các lớp TN là lớp 10A3(39 HS) và lớp đối chứng là lớp 10A6(39 HS). Lớp TN và lớp ĐC bao gồm các HS có kết quả học tương đương nhau.

3.2.3. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu:

- Chú trọng quan sát học sinh trong quá trình học sinh thực hiện tình huống, hoàn thành và báo cáo sản phẩm.

Phân tích kết quả dựa trên dữ liệu đã thu thập được:

- Với lớp thực nghiệm, giáo viên tổ chức dạy học, đánh giá thực các tình huống, kiến thức của bài.

3.2.4. Kết quả thực nghiệm

3.2.4.1. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá

Phương thức và tiêu chí đánh giá về mặt định lượng

Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:

- Điểm trung bình các bài kiểm tra: 10 1 . i i i x f x N  

, trong đó N là số bài kiểm tra, xi là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được.

- Phương sai: 10 2 2 1 ( ) . 1 i i i x x f s N      - Độ lệch chuẩn: 10 2 1 ( ) 1 i i i x x f s N     

- Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V =

x

s (%).

- Sử dụng phép thử t - student để xem xét tính hiệu quả của TNSP với

TN

x t

S

 tra bảng phân phối t - student, nếu t >t chứng tỏ thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt.

Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính

Căn cứ thông tin từ các phiếu điều tra GV và HS; các số liệu quan sát được từ các tiết học TNSP và kết quả theo dõi một nhóm HS điển hình để đưa ra những nhận định và những kết luận về tính khả thi của đề tài luận văn.

3.2.4.2.Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Kết quả học tập môn Toán ở lớp 10 của học sinh hai lớp 10A3 và 10A6 môn Toán của HS trước khi TNSP vòng 1 như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số trước khi thực nghiệm Lớp Số bài KT Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A3 39 0 3 4 6 3 5 6 6 5 1 10A6 39 0 4 5 7 4 4 6 5 4 0

Bảng 3.2. Thống kê kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trước khi TNSP

Lớp Số học sinh

Giỏi Khá Trung Bình Yếu HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ %

10A3 39 6 15,4 12 30,8 8 20,5 13 33,3

10A6 39 4 10,3 11 28,2 8 20,5 16 41

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trước khi TNSP

Qua biểu đồ 3.1, chúng ta chất lượng học tập của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.

Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm sau khi thực nghiệm Lớp Số bài KT Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 39 0 0 1 3 5 8 9 8 4 1 ĐC 39 0 2 5 7 6 5 6 5 3 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

giỏi khá trung bình yếu

10a3 10a6

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất

Lớp Sĩ số Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 39 0 0 2,6 7,7 12,8 20,5 23 20,5 10,3 2,6 ĐC 39 0 5,1 12,8 18 15,4 12,8 15,4 12,8 7,7 0

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số

Lớp Sĩ số Các tham số thống kê

Xm 2

S S V(%)

TN 39 6,69 0,04 2,63 1,62 24,28

ĐC 39 5,82 0,04 3,57 1,89 32,47

Biểu đồ 3.2. Đồ thị đường lũy tích sau TN

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ kết quả sau TN

3.2.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm định lượng

Qua những số liệu đã được thống kê thực nghiệm cho thấy:

- Chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn so với các lớp đối chứng.

+ Tỉ lệ % học sinh yếu kém của các lớp đối chứng cao hơn so với lớp thực nghiệm. + Tỉ lệ % học sinh khá giỏi của các lớp đối chứng thấp hơn so với lớp thực nghiệm. Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với các lớp đối chứng.

Đường tích lũy của các lớp thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập tốt hơn, kết quả tốt hơn các lớp đối chứng.

Dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình cộng bằng phương pháp kiểm định Student.

Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm ĐC (XDC) và điểm trung bình của nhóm thực nghiệm (XTN) là không thực chất do ngẫu nhiên mà có.

Giả thiết H1: Điểm trung bình XTN>XDC là thực chất, do tác động của phương pháp mới thiết kế tình huống đánh giá thực mà có, chứ không phải do ngẫu nhiên. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN(10a3) ĐC(10a6)

Ta có công thức TN DC . TN. DC TN DC X X N N t N N     Với 2 2 ( 1). ( 1). 2 TN TN DC DC TN DC N S N S N N       

Sau khi tính toán ta được  2,55và t = 2,18.

Trong bảng Student với mức ý nghĩa  = 0,05, bậc tự do F1NTNNDC 2 76,

1, 67

t  nghĩa là tt. Nghĩa là giả thiết H0 bị bác bỏ và giả thiết H1được chấp nhận. Điều này chứng tỏ XTN>XDC là thực chất không phải do ngẫu nhiên.

Từ kết quả xử lí số liệu thống kê toán học trên cho thấy điểm trung bình của HS lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của HS lớp đối chứng. Phương sai, độ lệch chuẩn, độ biến thiên ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn phương sai, độ lệch chuẩn, độ biến thiên của HS lớp đối chứng, điều này chứng tỏ HS lớp thực nghiệm học đều hơn HS lớp đối chứng. Vậy qua thực nghiệm bước đầu cho thấy kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm tốt hơn HS lớp đối chứng.

3.2.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm định tính

Sau khi thực nghiệm và có kết quả trong việc thiết kế tình huống đánh giá thực trong dạy học hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT. Tác giả đã phát phiếu thăm dò cho học sinh và giáo viên để lấy ý kiến.

Tiến hành lấy ý kiến của 200 học sinh tham gia đợt thực nghiệm của trường THPT Quế Võ Số 3, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 3.6. Số lượng phiếu thăm dò sau khi thực ngiệm

STT Lớp Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào

1 10A1 35 35 2 10 2 A 40 39 3 10 3 A 40 38 4 10 4 A 45 45 5 10A5 46 43 Tổng cộng 206 200

Bảng 3.7. Ý kiến học sinh về sự cần thiết của việc thiết kế tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Số lượng 39 97 42 17 5 Tỉ lệ % 19,5 48,5 21 8,5 2,5

Từ bảng trên có thể thấy đại đa số các học sinh thấy được sự cần thiết của việc thiết kế tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT.

Bảng 3.8. Ý kiến học sinh về tác dụng của thiết kế tình huống đánh giá thực trong dạy học

STT Tác dụng lượng Số Tỉ lệ

%

1 Bài học thêm sinh động, phong phú 162 81

2 Giúp ghi nhớ công thức, nội dung, kiến thức bài học 135 67,5 3 Nâng cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh 177 88,5

4 Tạo hứng thú học tập đỡ nhàm chán 142 71

5 Giúp học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc

sống thực tiễn 181 90,5

6 Học sinh chủ động, tự giác hơn trong việc học 121 60,5 Từ Bảng 3.8 học sinh thấy được nhiều tác dụng của việc thiết kế tình huống đánh giá thực trong dạy học cụ thể là:

-Giúp học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn (90,5%). -Nâng cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh (88,5%).

-Bài học thêm sinh động, phong phú (81%). -Tạo hứng thú học tập đỡ nhàm chán (71%).

-Giúp ghi nhớ công thức, nội dung, kiến thức bài học (67,5%). -Học sinh chủ động, tự giác hơn trong việc học (60,5%). Ngoài ra còn một số ý kiến như:

-Gắn kết các thành viên trong lớp, tạo đoàn kết. -Các em tự tin, mạnh dạn hơn.

-Giúp các em biết làm việc nhóm. -Giúp yêu cuộc sống xung quanh hơn.

Bảng 3.9. Ý kiến học sinh về khó khăn khi tiếp thu kiến thức bằng tình huống đánh giá thực Stt Tác dụng Số lượng Tỉ lệ % 1 Nhiều tình huống còn khó 52 26

2 Lớp ồn ào khi thảo luận 61 30,5

3 Mất nhiều thời gian khi thảo luận 35 17,5

4 Học sinh chưa có kĩ năng giải Quyết tình huống 41 20,5

5 Nhiều tình huống chưa hấp dẫn 25 12,5

6 Nhiều tình huống cách giải quyết của giáo viên

chưa phù hợp 30 15

7 Khó khăn khác 28 14

Từ bảng 3.9 bên cạnh những điều kiện thuận lợi mà dạy học tình huống đánh giá thực đem lại thì học sinh còn gặp những khó khăn sau:

-Lớp ồn ào khi thảo luận (30,5%). -Nhiều tình huống còn khó (26%).

-Học sinh chưa có kĩ năng giải quyết tình huống (20,5%). -Mất nhiều thời gian khi thảo luận (17,5%).

-Nhiều tình huống cách giải quyết của giáo viên chưa phù hợp (15%).

Bảng 3.10. Đánh giá của học sinh về mức độ đạt được của các kĩ năng học tập

STT Kĩ năng hoạt động Mức độ đạt được Điểm trung bình 5 Tốt 4 khá 3 Trung bình 2 Yếu 1 kém 1 Kĩ năng trình bày 112 53 23 8 4 4,3 2 Kĩ năng tổ chức 73 81 21 17 8 3,97 3 Kĩ năng lắng nghe 121 47 20 9 3 4,37

4 Kĩ năng giao tiếp 99 56 25 6 4 4,05

5 Kĩ năng nghiên cứu tài liệu 130 42 17 7 4 4,43 6 Kĩ năng giải quyết vấn đề 83 61 27 20 9 3,9

7 kĩ năng thuyết trình 126 46 12 11 5 4,39

Các kĩ năng được hình thành khi học sinh được học trong tình huống đánh giá thực là: Kĩ năng có nhiều HS đạt điểm tốt nhất là kĩ năng phân tích tỉ lệ đạt diểm cao nhất (65,5%) giúp HS phân tích các yếu tố trong bài tốt hơn. Thấp nhất là kĩ năng tổ chức (36,5%) học sinh vẫn còn chưa biết cách tổ chức các hoạt động trong tình huống. Kĩ năng trình bày chiếm tỉ lệ (56%), kĩ năng lắng nghe (60,5%), kĩ năng giao tiếp (49,5%), kĩ năng nghiên cứu tài liệu(65%), kĩ năng giải quyết vấn đề (42,5%), kĩ năng thuyết trình (63%). Thông qua các tình huống đánh giá thực HS rèn luyện cho mình được một số kĩ năng học tập rất hiệu quả. Ngoài ra còn một số kĩ năng như: Kĩ năng nhận xét, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng đo đạc, kĩ năng tính toán,…

3.3. Kết luận chương 3

Dựa vào nhận xét, đóng góp của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm. Đồng thời trong quá trình giảng dạy quan sát học sinh tôi nhận thấy rằng: Việc vận dụng đánh giá thực vào giảng dạy môn toán nói chung và trong chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT nói riêng là hết sức cần thiết. Ngoài hiệu quả nâng cao kiến thức cho học sinh còn tạo được hứng thú trong học tập cho các em. Việc vận dụng này có tính khả thi cao. Cần phát động và đưa việc đánh giá thực vào trong dạy học trong các môn học nói chung, đặc biệt là môn toán nói riêng để giáo viên và học sinh có cái nhìn mới mẻ về toán học. Đồng thời thấy được ý nghĩa của toán học gắn liền với cuộc sống. Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều nhận thấy việc áp dụng các tình huống đánh giá thực cho kết quả cao. Học được cách tạo hứng thú, khơi dậy động cơ học tập của học sinh. Về phía học sinh thì hào hứng, sôi nổi tham gia xây dựng bài trong các giờ học. Qua quá trình thực nghiệm cùng những kết quả được rút ra từ thực nghiệm cho phép khẳng định: Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi của các tình huống sư phạm đã được khẳng định. Góp phần tích cực hóa hoạt động học tập, tạo hứng thú và qua đó nâng cao hiệu quả dạy học môn toán ở trường THPT.

Qua quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông” chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

1. Trình bày được cơ sở lí luận về đánh giá và đánh giá thực. 2. Hệ thống hóa lí thuyết về dạy học tình huống.

3. Xây dựng được mạch kiến thức cơ bản của hệ thức lượng trong tam giác. 4. Đánh giá thực trạng của việc vận dụng tình huống đánh giá thực trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số tình huống đánh giá thực trong dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác ở trường trung học phổ thông​ (Trang 87)