Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 77 - 79)

* Tình hình kinh tế - xã hội

Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2014 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Áp lực lạm phát thay đổi thất thường, lúc tăng cao, lúc lại xuốn thấp do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay, giá cả trong nước tăng cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng, lãi suất tiền gửi đang theo xu hướng giảm làm giảm khả năng huy động vốn của các ngân hàng, trong đó đáng chú ý là kiều hối về Việt Nam.

Hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này cũng gặp khá nhiều khó khăn, NHNN thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó, tình hình lãi suất diễn biến phức tạp, có giai đoạn lãi suất cho vay của các NHTM lên đến trên 20% năm, gây khó khăn về chi phí vốn cho nền kinh tế, NHNN liên tục có các biện pháp quy định tr n lãi suất và đưa ra các biện pháp hành chính kiểm soát tình hình cạnh tranh về tr n lãi suất giữa các ngân hàng.

Trên địa bàn tỉnh TP Hồ Chí Minh, tình hình chung của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn do sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Các ngân hàng trong tỉnh thực hiện chủ trương tăng trưởng đi đôi với an toàn hoạt động, cho vay thận trọng, chặt chẽ nhằm hạn chế phát sinh thêm nợ xấu, điều này làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Trình độ dân trí, mức thu nhập phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị nên hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ tập trung ở thành phố và các khu dân cư tập trung trên các địa bàn hoạt động.

* Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một trong những điều kiện cơ bản để sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động và nó có ảnh hưởng đến mở rộng mạng lưới ngân hàng. Tiếp sau những văn bản chỉ đạo hạn chế công tác phát triển mạng lưới các NHTM trong năm 2011, 2012, NHNN tiếp tục chỉ đạo công tác phát triển mạng lưới theo hướng thắt chặt. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển mạng lưới của các NHTM trong năm 2012, 2013 và các năm tiếp theo.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và chính thức đưa vào áp dụng vào ngày 1/3/2006. Luật Giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, hành lang pháp lý chưa rõ ràng và cụ thể cho từng phương tiện thanh toán, đặc biệt chưa có các chính sách khuyến khích từ phía NHNN để đẩy mạnh dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

Dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực nhưng vấn đề về tội phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử vẫn chưa được đề cập chi tiết. Việc tiếp cận thu ngân sách nhà nước qua hệ thống ngân hàng còn nhiều khó khăn, các ngân hàng khó tiếp cận để triển khai dịch vụ này.

* Hoạt động thanh toán

H u hết các NHTM tại Việt Nam đều đ u tư phát triển và cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại, do vậy tính cạnh tranh giữa các ngân hàng là khá cao.

Khách hàng vẫn đang có thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán, việc chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng để thanh toán hóa đơn có chuyển biến nhưng còn chậm. Việc sử dụng dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao để thanh toán hóa đơn chủ yếu tập trung ở bộ phận nhỏ (thanh niên, trí thức).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)