Xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 36)

7. Giả thuyết khoa học

2.1. Xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Mục đích xây dựng chuyên đề

Xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên để phục vụ cho quá trình tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn góp phần thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2.1.2. Nguyên tắc xây dựng tài liệu chuyên đề học tập

Chương trình môn Sinh học chú trọng giúp HS phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng; khả năng sống chung hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Chương trình môn Sinh học quan tâm đến những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để học sinh tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng. Vì vậy, chuyên đề sinh thái nhân văn chú ý tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng, ý thức bảo vệ môi trường cho HS. Tài liệu chuyên đề được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc 1: Đáp ứng mục tiêu dạy học

Học xong chuyên đề này, học sinh phân tích được khái niệm sinh thái nhân văn, giá trị sinh thái nhân văn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, môi trường. Từ những hiểu biết đó, học sinh nhận thức được sinh thái nhân văn trong xã hội hiện đại là một lĩnh vực khoa học, văn hoá, đạo đức xã hội; phát triển các phẩm chất như yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ môi

trường. Chuyên đề thể hiện cách tiếp cận tích hợp các lĩnh vực tri thức khác nhau trong giáo dục sinh học.

* Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học của nội dung kiến thức và đáp ứng yêu cầu của chương trình

Chương trình GDPT tổng thể và Chương trình các môn học đã được ban hành (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm

2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhưng nội dung dạy học chi tiết, trong đó có nội dung các chuyên đề Sinh thái nhân văn chưa được xây dựng. Vì thế, việc xây dựng nội dung chuyên đề này cần bám sát theo định hướng của chương trình tổng thể và chương trình môn học, đảm bảo tính khoa học, hệ thống.

* Nguyên tắc 3: Đáp ứng được thực tiễn dạy học của địa phương và phù

hợp với đặc điểm học sinh THPT

Thái Nguyên thuộc vùng trung du miền núi với đặc trưng kinh tế đa dạng bao gồm: nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch... Các hoạt động sản xuất này của con người tác động không nhỏ đến môi trường. Vì vậy việc giáo dục cho HS về giá trị và ý nghĩa của sinh thái nhân văn và phát triển bền vững là hết sức quan trọng. Trong quá trình giáo dục, HS là trung tâm, GV là người hướng dẫn, cố vấn định hướng để đảm bảo mục tiêu đề ra. Việc thiết kế nội dung chuyên đề học tập phải chú trọng đến điều kiện thực tiễn tại địa phương để đảm bảo tính khoa học, làm tăng hứng thú và phát triển các kỹ năng học tập cần thiết cho HS.

* Nguyên tắc 4: Sản phẩm học tập của chuyên đề được cụ thể hóa trong kế hoạch dạy học

Nội dung chuyên đề Sinh thái nhân văn gắn liền với thực tiễn, cập nhật các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội. Vì vậy, sản phẩm học tập của HS như các vấn đề thảo luận, các cách trình

bày (bài trình chiếu power point, poster, ...), các phương tiện vật chất (mô hình, tranh, ảnh, ...), các hình thức thảo luận, cách thức trải nghiệm, ... Những sản phẩm này phải được thể hiện rõ trong kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề.

2.1.3. Các bước thực hiện xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn

tỉnh Thái Nguyên

Để xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn chúng tôi đã thực hiện theo 6 bước:

Bước 1. Xác định lí do xây dựng chuyên đề .

Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, bên cạnh những

nội dung giáo dục cốt lõi, chương trình giới thiệu một số nội dung chuyên đề

học tập tự chọn, HS có thiên hướng hoặc hứng thú sinh học và công nghệ sinh học được chọn học một trong số những chuyên đề học tập đó. Vì vậy, mỗi

Bước 2. Xác định mục tiêu chuyên đề Bước 3. Xác định nội dung chuyên đề Bước 1. Xác định lí do xây dựng chuyên đề

Bước 4. Sưu tầm tài liệuliên quan đến chuyên đề Sinh thái

nhân văn.

Bước 5. Tổng hợp nội dung, viết bảnthảo chuyên đề

Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên.

Bước 6. Xin ý kiến chuyên gia về nội dung tài liệu, rà soát và điều chỉnh nội dung chuyên đềsinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên.

chuyên đề học tập cần làm rõ được lí do xây dựng chuyên đề, chú ý tới việc mở

rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tìm hiểu ngành nghề để

trực tiếp định hướng, làm cơ sởcho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các

ngành nghề liên quan đến sinh học.

Bước 2. Xác định mục tiêu chuyên đề.

Nguyên tắc xây dựng mục tiêu chuyên đề cũng tuân theo nguyên tắc

chung đó là mục tiêu cần cụ thểvà lượng hóa được.

Để xác định mục tiêu chuyên đề ta cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kỹ năng cần rèn luyện thông qua chuyên đề là những kiến thức nào. Việc xác định mục tiêu này đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác định các nội dung của chuyên đề.

Bước 3. Xác định nội dung chuyên đề.

Mỗi chuyên đề học tập bao gồm nhiều chủđề. Vì vậy, xác định nội dung chuyên đề có liên quan đến xác định các chủ đề dạy học. Khi thực hiện bước

này, cần chú ý:

- Đặt tên các chủ đề ngắn gọn nhưng thể hiện được nội dung cơ bản của

chủđề và có sức hấp dẫn, thu hút HS.

- Lựa chọn nội dung chủ đề cần phải trả lời các câu hỏi: Kiến thức trong

chủđề là kiến thức đơn môn hay đa môn, có thể hiện tích hợp kiến thức không?

Tại sao lại phải tích hợp? Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Các nội dung cụ thể

đó là gì? Thuộc các môn học, bài học nào trong chương trình? Logic và mạch

phát triển các nội dung đó như thế nào? Thời lượng cho bài học tích hợp dự

kiến là bao nhiêu?

Bước 4: Sưu tầm tài liệu liên quan đến chuyên đềSinh thái nhân văn

Tiến hành tham khảo các bách khoa toàn thư, sách, báo, tài liệu liên

thế giới và trong nước. Lựa chọn nguồn tài liệu sẽ căn cứ vào nguồn thông

tin và nội dung

Các nguồn để tìm kiếm:

- Internet.

- Sách, báo, tạp trí - thư viện, nhà sách.

- Hỏi giáo viên hướng dẫn và chuyên gia.

- Chọn lọc và xác định được người đọc mà các tài liệu hướng đến điều

này sẽ rất quan trọng trong việc lựa chọn nội dung để đưa vào tài liệu cho

phù hợp.

Bước 5: Tổng hợp nội dung, viết bản thảo chuyên đề sinh thái

nhân văn tỉnh Thái Nguyên.

- Chọn ra những lí thuyết tổng quát, tóm tắt ý chính của những lí thuyết liên

quan đưa vào tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của GV và HS được thuận lợi.

- Sắp xếp trình tự nội dung sao cho phù hợp với đối tượng HS của địa phương.

Bước 6: Xin ý kiến chuyên gia về nội dung tài liệu, rà soát và điều chỉnh nội dung chuyên đề Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên.

- Sau khi xây dựng xong tài liệu chuyển đến cho GV hướng dẫn duyệt. Thiết

kế phiếu xin ý kiến góp ý từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài liệu nghiên cứu.

- Chỉnh sửa cho phù hợp sau khi nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia.

2.1.4. Nội dung chuyên sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

Chuyên đề sinh thái nhân văn là một chuyên đề hoàn toàn mới trong nội dung chương trình môn Sinh học, chuyên đề thể hiện cách tiếp cận tích hợp các lĩnh vực tri thức khác nhau trong giáo dục sinh học. Học xong chuyên đề này, học sinh phân tích được khái niệm sinh thái nhân văn, giá trị sinh thái nhân văn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, môi trường. Từ những hiểu biết

đó, học sinh nhận thức được sinh thái nhân văn trong xã hội hiện đại là một lĩnh vực khoa học, văn hoá, đạo đức xã hội; phát triển các phẩm chất như yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường [2].

Nội dung chuyên đề “Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên” được thiết kế gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững, gồm các nội dung chính:

Khái niệm về sinh thái nhân văn đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm về khái niệm. Tất cả các khái niệm đều nói lên mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội. Hiểu một cách khái quát thì “Hệ sinh thái nhân văn là hệ sinh thái chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của

loài người”.

Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ tác động tương hỗ giữa con người với môi trường thiên ở mức độ hệ thống gồm:

+ Hệ tự nhiên (hệ sinh thái): điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái động - thực vật, đa dạng sinh học…

+ Hệ xã hội: hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp), dân số - sức khỏe, du lịch - dịch vụ, phát triển đô thị, tập quán văn hóa…

Nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng cao gây ra mâu thuẫn gây gắt giữa tri thức sản xuất xã hội với môi trường tự nhiên. Nếu muốn thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một cách bền vững cần giải quyết các mâu thuẫn đó và tìm các sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả [11], [12], . Do đó con người cần phải hiểu rõ giá trị, ý nghĩa và các vấn đề phát triển bền vững trong hệ sinh thái nhân văn.

- Chương 2: Giá trị của sinh thái nhân văn, bao gồm các nội dung: Tác động của con người đến hệ sinh thái, sinh quyển và chất lượng cuộc sống; Giá

trị của sinh thái nhân văn; Biện pháp giáo dục giá trị sinh thái nhân văn trong trường học.

Con người là là yếu tố cấu thành và là yếu xây dựng và có nhận thức vì vậy con người là yếu tố quyết định trong hệ sinh thái nhân văn, từ khi xuất hiện con người đã không ngừng tác động vào môi trường bằng những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và hoạt động sản xuất để tồn tại và phát triển [11]. Việc tích hợp, lồng ghép giáo dục sinh thái nhân văn trong trường học là hết sức cần thiết. Giá trị của sinh thái nhân văn là ở chỗ, nó giúp cho con người thấy được những mối quan hệ không được thừa nhận trước kia giữa con người và môi trường. Sinh thái nhân văn đã thể hiện rõ các giá trị đạo đức, nghĩa vụ tôn trọng thiên nhiên và mối quan tâm đến chia sẻ công bằng lợi ích và chi phi trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường giữa cộng đồng, giữa các tầng lớp xã hội, giữa hiện tại và thế hệ tương lai để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Việc giáo dục sinh thái nhân văn trong trường học là hết sức cần thiết. Những biện pháp được áp dụng để quá trình dạy học chuyên đề đạt hiệu quả như lồng ghép nội dung chuyên đề vào chương trình chính khóa; giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa.

- Chương 3: Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên. Nội dung bao gồm: Đặc điểm sinh thái tỉnh Thái Nguyên và Sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực đời sống.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có đặc điểm sinh thái điển hình của khu vực. Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển mạnh về nông, lâm nghiệp trong đó diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Tài nguyên khoáng sản

phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng,…

Sinh thái nhân văn tại Thái Nguyên biểu hiện trên tất cả lĩnh vực đời sống - xã hội nhưng biểu hiện rõ nhất trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng và đô thị hóa.

Nội dung chi tiết của chuyên đề được trình bày trong phần Phụ lục 3.

2.2. Tổ chức dạy học dự án chuyên đề sinh thái học nhân văn 2.2.1. Quy trình tổ chức cho HS học theo dự án 2.2.1. Quy trình tổ chức cho HS học theo dự án

Thực hiện dự án gồm 6 bước: Lựa chọn chủ đề; lập kế hoạch; Thu thập thông tin; Xử lí thông tin; Báo cáo kết quả; Đánh giá. Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, 6 bước có thể gom lại thành 3 bước chính:

Bước 1: Đề xuất giải pháp và lập kế hoạch - Lựa chọn chủ đề, xác định các vấn đề cần giải quyết. - Xây dựng tiểu chủ đề. - Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện dự án

- Thu tập thông tin. - Xử lí thông tin. - Tổng hợp thông tin.

Bước 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả và đánh giá

- Xây dựng sản phẩm.

- Báo cáo trình bày sản phẩm. - Đánh giá.

* Bước 1: Đề xuất giải pháp và lập kế hoạch

Là bước đầu tiên quan trọng, giáo viên cần tổ chức cho HS cùng tham gia. Từ chủ đề lớn, GV tổ chức cho HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ còn gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên các dự án. Sơ đồ tư duy là một công cụ hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án.

Khi đã hình thành nhóm và xác định được vấn đề nghiên cứu của nhóm, tên dự án, HS thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án. GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch dự án, xây dựng các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến tiểu chủ đề nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Sau khi xây dựng quy mô nghiên cứu, HS thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và dự kiến sản phẩm.

* Bước 2: Thực hiện dự án

Thu thập thông tin theo nhiệm vụ được giao trong kế hoạch của nhóm. Sau đó xử lí dữ liệu, các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi, thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ đồng thời xin ý kiến của người hướng dẫn và sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ cùng hướng đi của dự án.

* Bước 3: Tổng hợp kết quả, đánh giá

- Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng, sản phẩm cuối cùng có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn, trung bày triển lãm, power point…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 36)