Bản kế hoạch (giáo án) dạy học chuyên đề: Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 57)

7. Giả thuyết khoa học

2.2.3. Bản kế hoạch (giáo án) dạy học chuyên đề: Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm sinh thái nhânvăn.

- Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững và một số lĩnh vực như nông nghiệp, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển du lịch địa phương, thích ứng với biến đổi khíhậu.

- Vận dụng được kiến thức trong điều tra, tìm hiểu các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại Thái Nguyên.

2. Kĩ năng:

- Tìm kiếm và trao đổi thông tin đáng tin cậy liên quan đến sinh thái nhân văn.

- Hợp tác được với đối tác trong hoạt động điều tra, thu thập thông tin. - Thiết kế được kế hoạch và thực hiên dự án nghiên cứu về sinh thái học nhân văn trong một số lĩnh vực ở địa phương. Viết được báo cáo kết quả dự án.

- Đưa ra được kết luận xử lý vấn đề và kiến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

- Hứng thú tìm hiểu thiên nhiên, môi trường và nghiên cứu khoa học. - Ứng xử thích hợp trước những tác động lên đời sống cá nhân, cộng đồng như sức khỏe, an toàn thực phẩm, nông nghiệp sạch, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

- Ý thức tự giác thực hiện các biện pháp luyện tập, phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình.

4. Năng lực hướng tới

- Tự học

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo - Giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sinh học

III. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh

- Bản đồ tư duy và ví dụ sự phát triển ý tưởng của bản đồ tư duy.

- Sổ theo dõi dự án, các phiếu đánh giá (phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đánh giá cá nhân…..

2. Học sinh:

- Bút màu, giấy A0 hoặc giấy A1 để vẽ bản đồ tư duy.

- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên, sổ theo dõi dự án. - Máy vi tính, máy quay, máy ghi âm, máy ảnh

IV. Phương pháp, phương tiện và tiến trình dạy học

1. Phương pháp: Dạy học theo dự án

2. Phương tiện:

- Công nghệ - Phần cứng: Máy tính có kết nối Internet, máy ảnh, máy ghi âm, máy chiếu …

- Công nghệ phần mềm: Cơ sở dữ liệu/ bảng tính, phần mềm Word, Powpoint, phần mềm khác.

- Tài liệu in: Sách giáo khoa lớp 12, tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án, tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến bài học.

- Tư liệu Internet: http://www.google.com.vn; http://vi.wikipedia.org; http://thainguyen.gov.vn/.

* Bước 1: Đề xuất giải pháp và lập kế hoạch

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Giúp HS xác định được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của dự án. - Giúp HS chuẩn bị được các kiến thức liên quan đến dự án. - Xác định quy mô nghiên cứu. - Xác định các hoạt động học tập cần thực hiện. Từ chủ đề lớn, GV tổ chức cho HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ còn gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên các dự án.

- GV ghi chủ đề chính lên bảng, đồng thời củ HS lên ghi lại các ý tưởng.

- GV đặt câu hỏi để HS phát triển các ý tưởng xung quanh chủ đề chính, các ý tưởng được phát triển tự do và được tôn trọng.

- Sau khi không có thêm ý tưởng nào, GV cùng HS sắp xếp cá ý tưởng lại, hoàn thiện sơ đồ tư duy gồm chủ đề chính và các tiểu chủ đề nhỏ.

- GV hướng dẫn HS các nhóm phát triển sơ đồ tư duy của mỗi dự án để xác định vấn đề nghiên cứu. - HS chọn một tiểu chủ đề để thực hiện dự án, tên tiểu chủ đề chính là tên dự án. Các HS có cùng sở thích về một tiểu chủ đề sẽ cùng nhau lập thành một nhóm. - Tập hợp ý kiến của các thành viên. - Kết hợp các ý tưởng. - Xây dựng cấu trúc kiến thức.

* Bước 2: Thực hiện dự án

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Xác định được đề tài nghiên cứu. - Xây dựng được đề cương nghiên cứu.

- Phân chia nhóm nghiên cứu - GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch dự án, xây dựng các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến tiểu chủ đề nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

- Hướng dẫn HS xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Xác định tên dự án - Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo mẫu phiếu.

- HS thảo luận lập bản đồ tư duy lập kế hoạch dự án, xây dựng các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến dự án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

D án 1: Sđa dạng v HST tnh Thái Nguyên

Thời gian dự kiến: 3 tuần

Mục tiêu cơ bản của dự án: Sau khi học xong dự án HS phải đạt được:

Kiến thức:

- Nêu được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên.

- Trình bày được sự đa dang về hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá được giá trị, ý nghĩa của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…

- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn, phát triển độ đa dạng sinh học. - Thiết kế được các sản phẩm.

Kĩ năng:

- Rèn luyện được một số kĩ năng học tập: Kỹ năng nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học, kỹ năng tự học, làm việc nhóm, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tìm hiểu tư liệu thông tin….

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng lựa chọn sự kiện tiêu biểu. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập.

Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên.

Sơ đồtư duy cho dự án

GV hướng đẫn HS xây dựng bản đồ tư duy cho dự án: Sđa dạng v HST tnh Thái Nguyên

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát Sự đa dạng về HST có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật và con người?

Câu hỏi bài học HST động - thực vật của tỉnh Thái Nguyên có độ đa dạng như thế nào?

Câu hỏi nội dung 1. Tìm hiểu vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên?

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3. Phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái động - thực vật?

4. Đánh giá độ đa dạng của HST. Ý nghĩa độ đa dạng đối với sinh vật và con người?

5. Hãy đề xuất biện pháp để bảo tồn độ đa dạng trong đa dạng sinh thái của tỉnh Thái Nguyên?

D án 2: H xã hi tnh Thái Nguyên

Thời gian dự kiến: 3 tuần

Mục tiêu cơ bản của dự án: Sau khi học xong dự án HS phải đạt được:

Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm xã hội của Tỉnh Thái Nguyên: dân số, tập quán sản xuất, tri thức bản địa, văn hóa du lịch, …

- Nêu được giá trị và ý nghĩa của hệ xã hội đối với phát triển bền vững.

- Đề xuất được biện pháp để giáo dục nâng cao ý thức xã hội trong phát triển bền vững, giáo dục giá trị của STNV.

- Thiết kế được các sản phẩm.

Kĩ năng:

- Rèn luyện được một số kĩ năng học tập: Kỹ năng nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học, kỹ năng tự học, làm việc nhóm, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tìm hiểu tư liệu thông tin…

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng lựa chọn sự kiện tiêu biểu. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập.

Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên.

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV hướng đẫn HS xây dựng bản đồ tư duy cho dự án: H xã hi tnh Thái Nguyên

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát Con người có thể hòa nhập với đặc điểm xã hội bằng cách nào?

Câu hỏi bài học Cơ sở khoa học phát triển hệ xã hội?

Câu hỏi nội dung 1. Tìm hiểu đặc điểm dân số, tập quán xã hội của tỉnh Thái Nguyên?

2. Mô tả quá trình phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, du lịch, dịch vụ và đô thị hóa của tỉnh Thái Nguyên?

3. Phân tích mối quan hệ giữa các lĩnh vực trong hệ xã hội?

4. Đánh giá độ đa dạng của hệ xã hội? Ý nghĩa độ đa dạng đối với sinh vật và con người?

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

vững tại tỉnh Thái Nguyên?

D án 3: Tìm hiu mi quan h gia h xã hi và h sinh thái

Thời gian dự kiến: 3 tuần

Mục tiêu cơ bản của dự án: Sau khi học xong dự án HS phải đạt được:

Kiến thức:

- Nêu được mối qua hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội?

- Trình bày được giá trị và ý nghĩa của sinh thái nhân văn trong quá trình phát triển bền vững?

- Đề xuất được một số biện pháp giáo dục sinh thái nhân văn trong nhà trường. - Thiết kế được các sản phẩm.

Kĩ năng:

- Rèn luyện được một số kĩ năng học tập: Kỹ năng nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học, kỹ năng tự học, làm việc nhóm, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tìm hiểu tư liệu thông tin….

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng lựa chọn sự kiện tiêu biểu. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập.

Thái độ:

- Bồi dưỡng long yêu khoa học, yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên.

Sơ đồtư duy cho dự án

GV hướng đẫn HS xây dựng bản đồ tư duy cho dự án: Tìm hiu mi quan h

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát Tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ xã hội và hệ sinh thái trong phát triển bền vững?

Câu hỏi bài học Phân tích mối quan hệ qua lại giữa hệ xã hội và hệ sinh thái?

Câu hỏi nội dung 1. Tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của sinh thái nhân văn với con người?

2. Chứng minh sinh thái nhân văn có ảnh hưởng lớn đến phát triển bền vững?

3. Kể tên một số biện pháp ứng dụng trong giáo dục giá trị sinh thái nhân văn trong trường học?

4. Hãy thiết kế chương trình các hoạt động mà mong muốn trong một buổi ngoại khóa với chủ đề sinh thái nhân văn tại tỉnh Thái Nguyên?

Các hoạt động học tập trong mỗi dự án

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Mục đích Hoạt động của GV Hoạt động của HS

phương pháp, phương tiện để thực hiện kế hoạch

dự án.

cứu thực hiện dự án theo đề cương nghiên cứu.

- Theo dõi, hướng dẫn quá trình thực hiện đề tài trong thực tế. - Hướng dẫn HS xử lý các dữ liệu và số liệu thu thập được.

liệu trong thực tế. - Ghi nhật kí theo mẫu SỔ THEO DÕI DỰ ÁN - Xử lý số liệu, dự liệu thu thập được. - Thiết kế các sản phẩm dự kiến. * Bước 3: Tổng hợp kết quả, đánh giá Mục đích Tóm tắt kế hoạch tổng hợp kết quả,đánh giá Đánh giá kết quả thực hiện dự án. Đánh giá kiến thức và kĩ năng.

- Trước khi bắt đầu bài học, GV sẽ cung cấp và cho thảo luận với học sinh về hệ thống mục tiêu cần đạt được, nội dung chính của mỗi dự án.

- Trước khi bắt đầu dự án HS nhận được phiếu điều tra, phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm, phiếu đánh giá cá nhân, sổ theo dõi dự án, hợp đồng học tập để tự xác định nhu cầu, sở thích của bản thân, đăng kí nhiệm vụ, thời gian làm việc, mục tiêu học tập cần đạt.

- Trong quá trình thực hiện dự án, HS luôn dựa vào các tiêu trí đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ về nội dung, kỹ năng học tập để đạt mục tiêu bài học (Phiếu đánh giá, sổ theo dõi dự án, phiếu làm việc nhóm).

- Khi trình bày dự án GV sẽ làm việc với cả lớp, đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm sẽ chia sẻ, đánh giá nhận xét lẫn nhau (Phiếu đánh giá)

- Sau khi hoàn thành dự án, HS ghi chép vào phiếu phản hồi ý kiến, hoàn thành bảng ghi chép, báo cáo, tổng kết.

Tiến độđánh giá

- Trước khi bắt đầu dự án:

+ Trình bày các ý tưởng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, sơ đồ tư duy.

+ Xây dựng, báo cáo đề cương.

+ Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu.

- Trong quá trình thực hiện dự án và hoàn thành công việc:

+ Tiến độ thực hiện đề tài. + Cách thực hiện đề tài.

+ Tính chính xác khoa học của các bước tiến hành đề tài. + Cơ sở của các nhận xét, đánh giá, kết luận.

+ Cách giải thích các nhận định, kết luận nghiên cứu. - Sau khi hoàn tất dự án:

+ Cách xử lý số liệu thu thập được.

+ Các nhận xét, kết luận rút ra từ việc phân tích số liệu. Ý nghĩa của các kết luận đó.

+ Quá trình báo cáo kết quả nghiên cứu. + Bảo vệ các luận điểm khoa học của nhóm.

Bảo vệđề tài nghiên cứu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Hướng dẫn HS trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu và các sản phẩm.

- Hướng dẫn HS đánh giá các sản phẩm của nhóm nghiên cứu. - Nhận xét đánh giá từng nhóm. - Tổng kết kiến thức. Đánh giá tổng kết cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu. - Giải thích được các kết luận rút ra từ nghiên cứu.

- Tổng kết được kiến thức bài học. - Rút ra được ý nghĩa và hành động thực tiễn.

- Đề ra các hoạt động thực tiễn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 57)