Đánh giá kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 87 - 167)

7. Giả thuyết khoa học

3.4. Đánh giá kiểm nghiệm

3.4.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trong quá trình thực hiện 3 dự án, sau khi kết thúc mỗi một dự án chúng tôi tiến hành sử dụng các phiếu điều tra nhận thức và hiểu biết của học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả thu được cho thấy rằng:

- Tỷ lệ số học sinh lựa chọn các phương án đúng theo nội dung bài học cao hơn nhiều so với số học sinh lựa chọn đáp án chưa chính xác.

- Khẳng định sau khi học xong nội dung 3 dự án học sinh đã thu được những kiến thức cơ bản, cốt lõi của chuyên đề Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó thấy được vẻ đẹp, biết được giá trị thiên nhiên của quê hương mình đang sinh sống và ngày một thêm yêu quê hương, đất nước. Đề xuất được các biện pháp để mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội này càng tích cực.

3.4.2. Phân tích các sản phẩm

Các sản phẩm của học sinh được thiết kế với sự tham gia của các thành viên trong nhóm, là những sản phẩm tập thể thể hiện các kiến thức có được xoay quanh sinh thái nhân văn - phát triển bền vững, thể hiện sự hiểu biết về thực tế địa phương, thể hiện những ý tưởng trong việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên. Mặc dù chất lượng của các sản phẩm chưa thật cao nhưng đạt được một số tiêu chí cơ bản như có tính ứng dụng trong đời sống, phù hợp với năng lực học sinh địa phương được áp dụng.

Kết luận chương 3

Chương này đề cập đến nội dung tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Phú Lương, kết quả của quá trình thực nghiệm đã chỉ ra rằng:

- Vận dụng DHDA để dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn giúp cho HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, chắc chắn. Không chỉ có vậy, phương pháp này còn giúp HS phát triển được các kĩ năng thành phần của năng lực giải quyết vấn đề và góp phần cho việc phát triển một số kĩ năng quan trong khác cho HS như: hợp tác, làm việc nhóm, tự học để tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao.

- Kết quả kiểm nghiệm cũng đã chứng tỏ việc đưa chuyên đề sinh thái nhân văn dạy học tại địa phương có hiệu quả tốt, có tính khả thi. Vì vậy, trong việc tổ chức và dạy học chuyên đề nếu chúng ta xây dựng được hệ thống một cách phù hợp, sử dụng các các phương pháp dạy học một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học nói chung và chuyên đề sinh thái nhân văn nói riêng.

- Kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình kiểm nghiệm đã cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài luận văn nêu ra là đúng đắn và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Qua phân tích về mặt lý luận, cơ sở thực tiễn, nội dung chương trình GDPT tổng thể và phân phối chương trình chuyên đề Sinh thái nhân văn- Sinh thái học (Sinh học 12), có thể khẳng định chuyên đề Sinh thái nhân văn là một chuyên đề tự chọn với lượng kiến thức thực tế khá mới mẻ trong trường học. Dựa trên những phân tích về cơ sở lý luận của dạy học theo dự án chúng tôi nhận thấy, vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy nội dung chuyên đề này hoàn toàn hợp lý giúp phát huy tính tích cực chủ động của người học; đặc biệt, người học có nhiều cơ hội trong việc rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề. Vì vậy, dựa vào quy trình chung của dạy học theo dự án, tôi đã xây dựng được quy trình cụ thể cho chuyên đề Sinh thái nhân văn - phần Sinh thái học (Sinh học12).

1.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Phú Lương cho thấy HS rất hứng thú với chuyên đề vì được trực tiếp khám phá, tìm hiểu những kiến thức gắn liền với địa phương. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid HS phải nghỉ học một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án của HS và nhất là khi đi học trở lại HS gặp áp lực không nhỏ để kịp tiến độ chương trình học tất cả các môn và chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

1.3. Qua quá trình dạy học chuyên đề, chúng tôi nhận thấy: cuốn tài liệu “Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên” được xây dựng là một cuốn tài liệu có giá trị dành cho giáo viên, học sinh sử dụng một cách triệt để phục vụ cho quá trình dạy và học chuyên đề sinh thái nhân văn- phần Sinh thái học (Sinh học12). Kết quả quá trình thực nghiệm ở trường THPT Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên khẳng định hiệu quả và tính khả thi của phương pháp dạy học theo dự án khi vận dụng trong dạy học chuyên đề.

2. Kiến nghị

2.1. Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện nội dung chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Thực hiện thường xuyên việc tổ chức DHDA trong dạy học chuyên đề và trong các nội dung dạy học Sinh học khác. Thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức về công nghệ thông tin cho cả giáo viên và học sinh để có thể tổ chức DHDA có hiệu quả.

2.3. Các trường THPT trên địa bàn cần khuyến khích, tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn về dạy học theo dự án đối với chuyên đề sinh thái nhân văn cho phù hợp với đặc điểm sinh thái của địa phương. Tăng cường các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giao lưu với các đơn vị khác để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), “Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,

http://dangcongsan.vn, ngày 18/3/2018.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Ban

hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học.

3. Trịnh Văn Biểu, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011), “Dạy học dự án - Từ lý luận đến thực tiễn”, Tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, Số 28 năm 2011 tr165 - 179.

4. Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt

Nam, 10 năm nhìn lại và các vấn đề đặt ra, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học quốc gia hà nội, NXB Học viện Nông nghiệp 5. Lê Trọng Cúc, Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững, Nxb: Đại học

Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Trọng Cúc (2005), “Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững vùng núi Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường.

7. Lê Trọng Cúc (2003), “Đa dạng sinh học và đời sống con người”, Hội

thảo Đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo vùng núi Việt Nam, Trung

tâm Nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Trường Đại học Dược Hà Nội và SIDA, Hà Nội.

8. Dạy học theo dự án, https://dayhoctheoduan.wikispaces.com, truy cập ngày 1/12/2019.

9. Trần Văn Điền, Hồ Ngọc Sơn (2014), “Kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong thích ứng với biến đổi khí hậu”, Hội

tộc thiểu số miền núi phía Bắc”, Trung tâm NC và PT nông lâm nghiệp miền núi, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Trương Quang Học (2012), Việt Nam: Thiên nhiên, môi trường và phát

triển bền vững,NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Hội bảo tồn sinh thái Việt Nam (2017), Dân số, tài nguyên và môi trường trong phát triển bền vững, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

12. Vũ Văn Hiển (2014), “Phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản,

Số tháng 1/2014.

13. Nguyễn Thế Hưng (2009), Tài liệu tập huấn giáo viên THPT. Đại học

Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam. 15. Vũ Quang Mạnh, Hoàng Duy Chúc (2011), Môi trường và con người Sinh

thái học nhân văn, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Đặng Thị Nhuần, Dương Quỳnh Phương (2013), “Tri thức bản địa của dân tộc Dao khu vực miền núi phía Bắc trong việc lựa chọn đất đai, địa hình canh tác và hệ thống cây trồng”, Tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố Hồ

Chí Minh, Số 44 năm 2013 tr175 - 183.

17. Võ Quý (2002), Tổng quan môi trường miền núi Việt Nam trong mười năm

qua: Thực trạng và những vấn đềđặt ra, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt

Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động - Xã

hội, Hà Nội.

19. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003), Toàn cầu hóa và

phát triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.

20. Nguyễn Hoàng Trí (2011), Sinh thái học nhân văn (con người và môi trường), Nxb Giáo dục Việt Nam.

thái nhân văn và phát triển bền vững một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn”,

Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

Tiếng anh

22. Bronfenbrenner, U. (1979). The ecology of human development: experiments by nature and design, The President and Fellow of Harvard. 23. Truong Quang Hoc (2008), “Linkage Between Biodiversity and Climate

Change in Vietnam.Proceedings”, The 2nd Vietnam-Japan Symposium on

Climate Change and the Sustainability, 11.2008. Vietnam. National University Press. Ha Noi.

24. Lovejoy T.E. and L. Hannan (2005), “Climate Change and Biodiversity”. Yale UniversityPress, New Haven & London.

25. Marten, G. G. (2001), Human Ecology -Basic Concepts for Sustainable Development, London: Earthscan Publication Ltd.

26. MEA (2005), “Ecosystems and Human Well-being”, Millennium

Ecosystem Board, Malaysiaand United States.

27. Rambo, A.T. 1983, Concepual Approaches to Human Ecology, Honolulu, Hawaii: East-West Center, Research Report No. 14. June 1983.

PHỤ LỤC 1: SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HS SẢN PHẨM DẠY HỌC/ DỰ ÁN 1:

SẢN PHẨM DẠY HỌC/ DỰ ÁN 2:

SẢN PHẨM DẠY HỌC/ DỰ ÁN 3:

PHỤ LỤC 2:

Một số hình ảnh triển khai thực hiện chuyên đềsinh thái nhân văn tỉnh

PHỤ LỤC 3:

Chuyên đềsinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

CHUYÊN ĐỀ

SINH THÁI NHÂN VĂN TỈNH THÁI NGUYÊN

(Sn phm của đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dc)

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN PHÚC CHỈNH

MỤC LỤC

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ... 1 1.1. Tổng quan về vấn đề sinh thái nhân văn ... 1 1.1.1. Quá trình phát triển và quan điểm về sinh thái nhân văn ... 1 1.1.2. Đặc điểm của sinh thái học nhân văn ... 3 1.2. Tổng quan về phát triển bền vững ... 6 1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững... 6 1.2.2. Thực trạng phát triển bền vững... 7 1.2.3. Vấn đề phát triển bền vững trong hệ sinh thái nhân văn ... 8 Kết luận chương 1 ... 20 Câu hỏi ôn tập chương 1 ... 20

Chương 2. GIÁ TRỊ CỦA SINH THÁI NHÂN VĂN ... 21 2.1. Tác động của con người đến hệ sinh thái, sinh quyển và chất lượng

cuộc sống ... 21 2.2. Giá trị của sinh thái nhân văn ... 23 2.3. Biện pháp giáo dục giá trị sinh thái nhân văn trong trường học ... 24 2.3.1. Đưa kiến thức về sinh thái nhân văn lồng ghép vào nội dung

chương trình chính khóa ... 24 2.3.2. Thực hiện chuyên đề sinh thái nhân văn ở địa phương trong các

buổi ngoại khóa thiên nhiên ... 25 Kết luận chương 2 ... 27 Câu hỏi ôn tập chương 2 ... 27

Chương 3. SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ... 28 3.1. Đặc điểm sinh thái tỉnh Thái Nguyên ... 28 3.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Thái Nguyên ... 28

3.1.2. Đặc điểm sinh thái tự nhiên tỉnh Thái Nguyên... 29 3.1.3. Đặc điểm hệ xã hội tỉnh Thái Nguyên ... 36 3.2. Sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực đời sống ... 37 3.2.1. Hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp ... 37 3.2.2. Tri thức bản địa ... 43 3.2.3. Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững ... 46 3.2.4. Một số vấn đề khác của sinh thái nhân văn ... 47 Kết luận chương 3 ... 57 Câu hỏi ôn tập chương 3 ... 57

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ SINH THÁI NHÂN VĂN

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. Tổng quan về vấn đềsinh thái nhân văn

1.1.1. Quá trình phát triển và quan điểm vsinh thái nhân văn

Sinh thái nhân văn học được ra đời từ những nghiên cứu đô thị của các nhà xã hội học thuộc Đại học Tổng hợp Chicago và thuật ngữ này được hiện diện lần đầu trong một ấn phẩm của Robert E. Park và Ernest W. Burgess năm 1921 (Park và Burgess, 1921) [1]. Sutton và Anderson (2010) định nghĩa “sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mối tương tác giữa con người với môi trường”. Theo đó, sinh thái nhân văn được chia làm hai lĩnh vực bổ sung cho nhau: (i) sinh thái sinh học người (human biologicalecology); và (ii) sinh thái học văn hóa (cultural ecology). Khái niệm này hàm chứa tính liên ngành và đa ngành của sinh thái nhân văn: các nghiên cứu sinh thái nhân văn có thể đến từ lĩnh vực khoa học tự nhiên, như: sinh học (biology), sinh thái học (ecology), hoặc các lĩnh vực khoa học xã hội khác như địa lý, khoa học môi trường, xã hội học, nhân học, tâm lý học, kinh tế học, khoa học chính trị, v.v... Theo đó, sinh thái sinh học người tập trung nghiên cứu về sự thích nghi sinh học của con người với môi trường ở tất cả các cấp độ, từ phân tử tới cá thể và quần thể. Trong khi đó, sinh thái học văn hóa tập trung nghiên cứu sự thích nghi văn hóa của con người với môi trường.

Sơ đồ 1. Nội hàm của sinh thái học nhân văn

(Nguồn: Theo Suton và Anderson, 2010.)

SINH THÁI NHÂN

VĂN

(Human ecology)

Sinh thái sinh học người

(Biological human ecology)

Sinh thái học văn hóa

Mô hình sinh thái nhân văn kinh điển được Rapparport và Vayda giới thiệu hai công trình nổi tiếng như: “Pigs for the Ancestors: Ritual in the Ecology of a New Guinea People (1968)” và “Ecology: Cultural and Non- cultural in Introduction to Cultural Anthropology (1968)” Vayda và Rappaport đề xuất rằng, thay vì nghiên cứu xem văn hóa tiến hóa như thế nào, hãy tập trung nghiên cứu văn hóa thích nghi ra sao với môi trường [1]. Quan điểm này dẫn tới sự tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ của các quần thể người cụ thể với các hệ sinh thái cụ thể. Theo quan điểm của hai nhà nhân học sinh thái này, con người, cũng như các sinh vật khác, tạo ra các quần thể giữa muôn loài sinh vật, có sự tương tác với nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái địa phương nơi họ sinh sống. Vì vậy, hệ sinh thái chứ không phải văn hóa sẽ tạo nên các đơn vị cơ bản cho phân tích trong sinh thái nhân văn.

Theo tiến sĩ Ramboo - Viện Môi trường và Chính sách, Trung tâm Đông Tây - Hawaii - Hoa kỳ (1984) thì Sinh thái Nhân văn sinh học gồm hệ sinh thái và hệ xã hội tương tác, chọn lọc và thích nghi qua trao đổi giữa các dòng năng

lượng, vật chất và thông tin trong quá trình phát triển.

Sơ đồ 2: Quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội - Tiến sĩ Terry Ramboo 1984

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 87 - 167)