Nội dung chuyên sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 43)

7. Giả thuyết khoa học

2.1.4. Nội dung chuyên sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên

Chuyên đề sinh thái nhân văn là một chuyên đề hoàn toàn mới trong nội dung chương trình môn Sinh học, chuyên đề thể hiện cách tiếp cận tích hợp các lĩnh vực tri thức khác nhau trong giáo dục sinh học. Học xong chuyên đề này, học sinh phân tích được khái niệm sinh thái nhân văn, giá trị sinh thái nhân văn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, môi trường. Từ những hiểu biết

đó, học sinh nhận thức được sinh thái nhân văn trong xã hội hiện đại là một lĩnh vực khoa học, văn hoá, đạo đức xã hội; phát triển các phẩm chất như yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường [2].

Nội dung chuyên đề “Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên” được thiết kế gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững, gồm các nội dung chính:

Khái niệm về sinh thái nhân văn đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm về khái niệm. Tất cả các khái niệm đều nói lên mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội. Hiểu một cách khái quát thì “Hệ sinh thái nhân văn là hệ sinh thái chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của

loài người”.

Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ tác động tương hỗ giữa con người với môi trường thiên ở mức độ hệ thống gồm:

+ Hệ tự nhiên (hệ sinh thái): điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái động - thực vật, đa dạng sinh học…

+ Hệ xã hội: hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp), dân số - sức khỏe, du lịch - dịch vụ, phát triển đô thị, tập quán văn hóa…

Nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng cao gây ra mâu thuẫn gây gắt giữa tri thức sản xuất xã hội với môi trường tự nhiên. Nếu muốn thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một cách bền vững cần giải quyết các mâu thuẫn đó và tìm các sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả [11], [12], . Do đó con người cần phải hiểu rõ giá trị, ý nghĩa và các vấn đề phát triển bền vững trong hệ sinh thái nhân văn.

- Chương 2: Giá trị của sinh thái nhân văn, bao gồm các nội dung: Tác động của con người đến hệ sinh thái, sinh quyển và chất lượng cuộc sống; Giá

trị của sinh thái nhân văn; Biện pháp giáo dục giá trị sinh thái nhân văn trong trường học.

Con người là là yếu tố cấu thành và là yếu xây dựng và có nhận thức vì vậy con người là yếu tố quyết định trong hệ sinh thái nhân văn, từ khi xuất hiện con người đã không ngừng tác động vào môi trường bằng những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và hoạt động sản xuất để tồn tại và phát triển [11]. Việc tích hợp, lồng ghép giáo dục sinh thái nhân văn trong trường học là hết sức cần thiết. Giá trị của sinh thái nhân văn là ở chỗ, nó giúp cho con người thấy được những mối quan hệ không được thừa nhận trước kia giữa con người và môi trường. Sinh thái nhân văn đã thể hiện rõ các giá trị đạo đức, nghĩa vụ tôn trọng thiên nhiên và mối quan tâm đến chia sẻ công bằng lợi ích và chi phi trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường giữa cộng đồng, giữa các tầng lớp xã hội, giữa hiện tại và thế hệ tương lai để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Việc giáo dục sinh thái nhân văn trong trường học là hết sức cần thiết. Những biện pháp được áp dụng để quá trình dạy học chuyên đề đạt hiệu quả như lồng ghép nội dung chuyên đề vào chương trình chính khóa; giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa.

- Chương 3: Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên. Nội dung bao gồm: Đặc điểm sinh thái tỉnh Thái Nguyên và Sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực đời sống.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có đặc điểm sinh thái điển hình của khu vực. Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển mạnh về nông, lâm nghiệp trong đó diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Tài nguyên khoáng sản

phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng,…

Sinh thái nhân văn tại Thái Nguyên biểu hiện trên tất cả lĩnh vực đời sống - xã hội nhưng biểu hiện rõ nhất trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng và đô thị hóa.

Nội dung chi tiết của chuyên đề được trình bày trong phần Phụ lục 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 43)