Quy trình tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề công, năng lượng, công suất (vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh dân tộc nội trú​ (Trang 26 - 28)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.6. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM nhằm

phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh DTNT

1.3.6.1. Một số đặc điểm của dạy học tích hợp STEM

- Là một quan niệm dạy học, bản chất là dạy học tích hợp (S, T, E, M) - Hướng tới giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Là hoạt động định hướng thực hành và định hướng sản phẩm. - Là hoạt động nhằm hình thành xúc cảm tích cực cho người học. - Là hoạt động dạy học nhằm phát triển kết hợp trí óc và chân tay.

1.3.6.2. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng STEM nhằm phát triển NLGQVĐ của học sinh

Sau khi nghiên cứu và tham khảo tài liệu tôi thấy dù tổ chức theo hình thức nào thì cũng đều hướng đến mục tiêu đưa HS vào chủ thể nhận thức, phát huy tính tính cực của học sinh trong quá trình học tập và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Quá trình học tập tích cực bao gồm các bước chính: - Trải nghiệm

+ Khi tổ chức dạy học, giáo viên cần dựa trên mục tiêu bài học và những kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh mà thiết kế các hoạt động sao cho học sinh được trải nghiệm bằng cách huy động vốn học vấn đã có để tìm hướng giải quyết vấn đề.

+ Cách học này khơi gợi được hứng thú trong học tập, khám phá của học sinh.

- Phân tích, rút ra kết quả

+ Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh đã tiếp cận bước đầu với những kiến thức, kĩ năng mà bài học mang lại.

+ Trong bước phân tích, cần thiết kế các hoạt động học tập tạo cho học sinh huy động được kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện được việc chia sẻ, thảo luận và hợp tác mà rút ra kết luận cần thiết.

+ Ở bước này, giáo viên là người hỗ trợ học sinh chuẩn hóa những điều được rút ra từ bài học.

- Luyện tập, củng cố

+ Trong giai đoạn luyện tập, củng cố, phải tổ chức cho học sinh tự mình giải quyết vấn đề, đồng thời có sự chia sẻ, thảo luận với bạn về cách giải quyết.

+ Để thiết kế hoạt động luyện tập, củng cố, phải xác định được những thuận lợi, khó khăn của học sinh, dự kiến được những tình huống học sinh cần sự hỗ trợ để có thể trợ giúp kịp thời.

+ Khi thực hiện các nhiệm vụ giúp củng cố kiến thức, kĩ năng mới, học sinh cũng đồng thời huy động, liên kết được với những kiến thức, kĩ năng cũ trước đó.

- Vận dụng:

+ Trong hoạt động vận dụng, giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết, sắp xếp, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa được luyện tập, củng cố đồng thời kết hợp với vốn học vấn đã có để giải quyết vấn đề học tập hoặc vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.

+ Có thể tổ chức hoạt động này dưới hình thức những dự án học tập để học sinh thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân; thông qua các dự án này, học sinh sẽ có cơ hội phát triển năng lực tổ chức, quản lí các hoạt động của cá nhân, của nhóm.

Tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, do vậy trong quá trình xây dựng bài học, giáo viên phải căn cứ vào tiến trình giải quyết vấn đề trong học tập.

Tiến trình giải quyết vấn đề trong học tập: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, có thể tóm tắt các giai đoạn của tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiện và GQVĐ theo các bước sau:

1. Nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, thí nghiệm (TN), bài tập, truyện kể lịch sử…

2. Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời) 3. Giải quyết VĐ:

- Suy đoán giải pháp GQ VĐ: nhờ khảo sát lý thuyết và/hoặc khảo sát thực nghiệm - Thực hiện giải pháp suy đoán

4. Rút kết luận (kiến thức mới)

5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo

Tóm lại, để xây dựng được bài học theo mục tiêu của luận văn thì cần phối hợp giữa các bước của dạy học tích cực với tiến trình giải quyết vấn đề trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề công, năng lượng, công suất (vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh dân tộc nội trú​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)