9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.5.3. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh trường DTNT
Sự phát triển về thể chất của học sinh các trường phổ thông DTNT có hai đối tượng, đối tượng thứ nhất là học sinh trung học cơ sở, tuổi từ 12 – 15 tuổi (học lớp 6 lên lớp 9); đối tượng thứ hai là HS trung học phổ thông, tuổi từ 16 – 18 tuổi (học lớp 10 đến lớp 12). Đây là giai đoạn học sinh phát triển về thể chất như: hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp của người thanh niên. Các tố chất về thể lực: sức mạnh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sức tăng trưởng của các hooc – môn nam và nữ.
Học sinh trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc có độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi (lớp 9 đến lớp 12 và lớp dự bị đại học). Ở các độ tuổi khác nhau thì đặc điểm tâm lý lứa tuổi, sức khở thể trạng con người khác nhau. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường luôn chú trong các hoạt động thể dục thể thao (tổ chức các câu lạc bộ bóng rổ, câu lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ võ thuật…) nhằm rèn luyện nâng cao sức khỏe cho học sinh. Đồng thời, có các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh (như câu lạc bộ ghi ta, câu lạc bộ sách, chương trình phát thanh…)
Có thể nói, ở trường DTNT ngoài việc chú trọng cho học sinh học các môn văn hóa, thì học sinh cũng được phát triển một cách toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mĩ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao tinh thần học tập của học sinh trong môi trường học tập xa gia đình.
Các trường DTNT được thành lập tạo thành chiếc nôi văn hóa cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh. Với các chính sách ưu đãi của nhà nước, đã thu hút được rất nhiều con em đồng bào các dân tộc đến với nền văn hóa học, trong đó có các dân tộc thiểu số. Khi các em hội tụ lại chung một mái trường, do đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên nền văn hóa cũng có phần khác nhau, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý các em. Sự dụt dè, nhút nhát là một trong những đặc điểm của học sinh trường DTNT. Tìm hiểu HS trường PT Vùng cao Việt Bắc được biết HS trong trường được phân hóa thành ba đối tượng, mỗi đối tượng có đặc điểm về học tập, tâm lý, thể chất khác nhau:
+ Đối tượng 1: là các em HS dân tộc miền núi đã học trường nội trú từ THCS (từ lớp 6), với các em HS này đối với cuộc sống tập thể, sinh hoạt trong nội trú không còn bỡ ngỡ. Sống xa gia đình từ nhỏ, các em cũng ít bị ảnh hưởng bởi các phong tục
vùng miền. Tuy nhiên, sống và học tập trong môi trường nội trú quá sớm nên các em ít va chạm với cuộc sống thực tiễn, khả năng giao tiếp của các em bị hạn chế, việc liên hệ giữa thực tiễn và kiến thức trong bài học gần như không có.
+ Đối tượng 2: là các em HS dân tộc miền núi bắt đầu học nội trú khi bước vào cấp THPT (từ lớp 10), với các em HS này từ nhỏ sống với gia đình, ngoài việc học tập các em còn phải giúp bố mẹ các công việc gia đình, có những em còn phải lên lương, lên rẫy phụ giúp bố mẹ và chính những công việc đó đã tạo lên sức khỏe bền bỉ deo dai cho các em đồng thời đưa các em đến gần với thiên nhiên, với cuộc sống thực tiễn hơn. Do đó, những HS này khi nhìn nhận một vấn đề thường rất chân thực và đơn giản, sự liên hệ giữa kiến thức trong bài học và thực tiễn rất tốt, song các em rất nhút nhát, khả năng giao tiếp kém, không mạnh dạn trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập. Cuộc sống nội trú đối với các em cũng hoàn toàn mới mẻ, bước đầu ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các em (như nỗi nhớ nhà, chưa quen với cuộc sống tự lập, cuộc sống tập thể…).
+ Đối tượng 3: là các em HS dân tộc hoặc dân tộc kinh nhưng sống tại thành phố, số HS này chiếm không nhiều, trung bình mỗi lớp có khoảng 5/45 HS. Những HS này không ở nội trú mà sống và sinh hoạt tại gia đình, sống tại thành phố các em có điều kiện được tiếp xúc với xã hội hiện đại nhiều hơn, khả năng giao tiếp của các em khá tốt và mạnh dạn trong các hoạt động phong trào. Song cũng vì điều kiện kinh tế xã hội hiện đại làm cho cuộc sống của các em xa rời thực tế, xa rời các hiện tượng tự nhiên.
Từ các phân tích trên cho thấy HS dân tộc có kỹ năng sống đặc thù vùng miền, có kỹ năng trong các hoạt động tập thể, có những kinh nghiệm truyền thống, trong các hoạt động rất linh hoạt song năng lực giao tiếp còn kém, năng lực tính toán chậm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin kém, tuy nhiên trong một lớp học với ba đối tượng HS trên lại có thể giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau, bù đắp các thiếu sót của nhau. Để đạt được mục tiêu giáo dục trong thời đại công nghệ mới, cần phải áp dụng các phương pháp học tập phù hợp với đối tượng HS, qua phân tích tôi thấy việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh DTNT là rất cần thiết, khi thực hiện được sẽ phát triển được các năng lực còn thiếu hụt ở mỗi đối tượng HS và phát huy được các năng lực vốn có.