9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.2.1. Đánh giá định tính
- Tất cả các học sinh đều nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập được giao. Một số nhóm học sinh rất tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Cụ thể nhóm 2 (Bạn Đỗ Thị Hồng Dịu là nhóm trưởng), nhóm 3 (Bạn Nguyễn Đăng Tùng là nhóm trưởng), các em đã chủ động tham khảo nhiều tài liệu, kết hợp mạng internet tổ chức họp nhóm trực tuyến trên phần mềm zoom rất thành công và cuộc họp diễn ra rất sôi nổi, các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực tham gia đóng góp ý kiến, nhóm trưởng quán lý nhóm rất nhịp nhàng và nghiêm túc. Nhóm 1 và nhóm 2 có phần kém sôi nổi hơn một chút nhưng nhóm trưởng đã huy động được tất cả các học sinh tham gia đóng góp ý kiến. Cả bốn nhóm đều tự phân công thư ký ghi chép lại kết quả của hoạt động rất rõ ràng mạch lạc, dưới đây là tổng
hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của các nhóm thông qua hoạt động nhóm trực tuyến:
Hình 3.1. Nhóm 4 báo cáo kết quả phiếu
học tập 1
Hình 3.2. Nhóm 2 báo cáo kết quả phiếu học tập 2
Hình 3.4. Hình ảnh báo cáo thiết kết mô hình của nhóm 1
Từ những bài báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập bài học “Công và công suất” cho thấy các em học sinh đã rất tích cực trong học tập, mặc dù các em không ở gần nhau, không trực tiếp gặp nhau để thảo luận thế nhưng trong thời đại 4.0 hoạt động nhóm không hề khó khăn mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Mặt khác, nội dung các câu hỏi trong phiếu học tập đã lôi quấn được học sinh tham gia vào quá trình tìm tòi học hỏi, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
Trong quá trình học tập, nhiều em rất tích cực tìm hiểu kiến thức mới, tham gia xây dựng bài.
Hình 3.5. Một số hình ảnh trong giờ học bài “Công và năng lượng”
Khi quay trở lại trường học, các em đã rất nhanh chóng ngồi lại với nhau thảo luận về việc thực chế tạo ra sản phẩm theo mô hình đã xây dựng.
Hình 3.6. Hình ảnh trong hoạt động chế tạo và thực nghiệm mô hình vi biên trên máng trượt của nhóm 1 và nhóm 2
Hình 3.7. Hình ảnh trong hoạt động chế tạo và thực nghiệm mô hình con lắc Newton của nhóm 3 và nhóm 4
Hình 3.8. Hoạt động báo cáo sản phẩm của các nhóm
Bài học “Động năng và thế năng” được thực hiện khi các em học sinh đã quay lại trường học, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, các em tham gia các hoạt động nhóm trực tiếp tại lớp học và các quá trình học tập diễn ra rất sôi nổi, học sinh rất hào hứng nhiệt tình trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập giáo viên giao cho.
Hình 3.9. Một số hình ảnh học sinh hoạt động nhóm khi tham gia vào hoạt động học tập
Hình 3.10. Một số hình ảnh học sinh tích cực tham gia xây dựng bài 3.5.2.2. Đánh giá định lượng
- Đánh giá nhóm
Căn cứ vào bảng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề (mục 1.3.4), các tiêu chí đánh giá đã xây dựng (mục về đánh 2.3.3) và căn cứ vào kết quả của phiếu học tập, bản trình chiếu và các sản phẩm tạo ra, tôi đánh giá kết quả của các nhóm như sau:
+ Trong bài học “Công và năng lượng”
Nội dung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Phiếu học tập 1 M3 M3 M3 M3
Phiếu học tập 2 M1 M2 M2 M2
Phiếu học tập 3 M1 M2 M3 M1
Hình thức báo cáo M2 M2 M3 M2
+ Trong bài học “Động năng và thế năng” Nội dung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phiếu học tập 1 M2 M3 M3 M2 Phiếu học tập 2 M2 M3 M2 M2 Phiếu học tập 3 M2 M2 M3 M2 Phiếu học tập 4 M2 M3 M3 M2 Phiếu học tập 5 M2 M3 M3 M2 Hình thức báo cáo M3 M3 M3 M3
Trình bày báo cáo M2 M3 M3 M2
Trên cơ sở bảng kết quả trên, cho thấy trong bài học “Công và năng lượng” nhóm 3 được đánh giá cao nhất, nhóm 2 và nhóm 4 xếp thứ hai còn nhóm 1 cần cố gắng nhiều hơn. Sau khi được nghe sự góp ý nhận xét của nhóm bạn và Giáo viên các nhóm đã có tiến bộ rõ rệt trong bài học “Động năng và thế năng”. Nhóm 1 đã đạt được mức 2, nhóm 2 và nhóm 3 đạt mức 3, nhóm 4 đạt mức 2.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã đem lại hiệu quả cao trong học tập nhóm.
- Đánh giá cá nhân
Trong quá trình dạy – học trên zoom bài học “Công và năng lượng”, khi giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm, các em không chỉ đưa ra những lời nhận xét đánh giá rất xác đáng và chân thực mà còn có những phát hiện rất kịp thời và đã mạnh dạn đưa ra những phản biện cho nhóm bạn.
+ Em Hoàng Thị Diên đưa ra phản biện cho nhóm 2: Trong câu trả lời của phiếu học tập 2, ở trường hợp 2 lực tác dụng hợp với phương chuyển động một góc α vì sao các bạn chỉ tính công của lựcF2 mà không tính đến công của lực F1. Từ câu phản biện này cho thấy Diên rất chú ý vào bài học và có nhận thức rất sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. Sau đó, đại diện nhóm 2 đã đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho bạn Diên và cho cả lớp. Diên là học sinh dân tộc Nùng, em bắt đầu tham gia học nội trú từ lớp 10, từ nhỏ sống và học tập tại miền đất Quảng Uyên – Cao Bằng. Qua kết quả học kì I cho thấy Diên là học sinh có khả năng nhận thức tốt, nhưng được đánh giá là một học sinh nhút nhát và trầm trong cả hoạt động học tập và đời sống. Qua quan sát các tiết học với phương pháp mới cho thấy Diên đã mạnh dạn hơn rất nhiều, không chỉ tích cực tham gia vào hoạt động chung của nhóm mà Diên còn đưa ra những ý kiến cá nhân rất hay và bổ ích.
+ Em Nguyễn Đăng Tùng đưa ra phản biện cho nhóm 1: Trong câu trả lời của phiếu học tập 3, khi lấy ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật
khác bằng cách thực hiện công nhóm 1 lấy ví dụ là: “Thả một miếng nhôm đã được đun nóng vào một cốc nước lạnh miếng nhôm truyền nhiệt cho nước” là không phù hợp, vì ở ví dụ này hiện tượng truyền nhiệt được thể hiện rõ hơn. Từ phát hiện này của Tùng cho thấy Tùng đã tìm hiểu rất sâu về nội dụng này và có một kiến thức rất chắc. Sau đó nhóm 1 cũng nhận ra được vấn đề và nhờ giáo viên trợ giúp để có câu trả lời thỏa đáng nhất. Tùng là học sinh dân tộc tày, sinh ra và lớn lên tại miền đất Pò Đon –Na Rì - Bắc Kạn, Tùng bắt đầu tham gia học nội trú từ lớp 10, khi được hỏi em có cảm nhận như thế nào về hình thức tổ chức dạy – học trong hai bài học “Công và năng lượng”, “Động năng và thế năng”, Tùng nói: “Em thấy phương pháp học này đã cho chúng em được tự tìm hiểu nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống, trong quá trình tìm hiểu thông qua sách vở, tài liệu, internet mới thấy rằng rất nhiều vấn đề trong thực tế gắn với lí thuyết mà chúng em đang được học ở trường và khi phải tự tìm hiểu chúng em thấy nhớ kiến thức lâu hơn và hiểu sâu hơn. Ngày trước, chúng em thấy học vật lí cũng hơi khô khan thường phải giải nhiều bài tập, nhưng qua hai bài học này chúng em không chỉ được học lí thuyết, được vận dụng lí thuyết vào bài tập và còn được vận dụng lí thuyết vào thực hành”.
+ Em Sùng A Của đưa ra câu hỏi cho nhóm 1 khi nhóm 1 báo về ý tưởng mô hình viên bi trên máng trượt: “Các bạn dự định chế tạo máng trượt bằng chất liệu gì? Viên bi làm bằng sắt hay bằng chất liệu gì? Làm thế nào để đo được độ cao h2 được dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất? Câu hỏi mà A Của đưa ra đã chứng tỏ A Của đã rất qua tâm đến mô hình của nhóm 2 và dường như cũng định hướng được sẽ chế tạo nó như thế nào để đem lại hiệu quả thực nghiệm tối ưu nhất. A Của là học sinh dân tộc Mông sinh ra và lớn lên tại Điện Biên, Của tham gia học nội trú từ lớp 6, em cho biết: “Trước đây em đã học nội trú ở huyện, nhưng em chưa được học theo phương pháp này bao giờ, em thấy rất thích phương pháp này, chúng em được hoạt động nhóm với nhau, cùng nhau tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ học tập cô giao. Đặc biệt là chúng em được tự tìm hiểu, lên ý tưởng, thiết kế, chế tạo ra sản phẩm, từ lúc cả nhóm thảo luận với nhau để đưa ra được ý tưởng về chế tạo mô hình minh họa được sự chuyển hóa năng lượng, chúng em đã rất hào hứng, có rất nhiều ý tưởng được đưa ra và cũng xảy ra những tranh luận giữa các thành viên trong nhóm”
A Của: Lúc thảo luận lên ý tưởng thì chúng em hoạt động nhóm thông qua phần mềm zoom, cả nhóm sau khi thống nhất thiết kế và chế tạo mô hình “Con lắc Niu tơn”, vì mỗi bạn ở một tỉnh khác nhau nên chúng em chưa ngồi lại cùng nhau để chế tạo nhưng cũng xác định được cần những dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết, nhóm trưởng cũng phân công cho từng bạn tự tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có và mang xuống khi quay lại trường. Nhưng khi bắt tay vào làm thì lại thiếu một số vật dụng và nguyên liệu, mà chúng em thì không được ra ngoài, nên cũng khá khó khăn trong việc chế tạo, cũng rất may mắn là chúng em mượn được một số vật dụng từ phòng thí nghiệm của nhà trường và trong nhóm có hai bạn học sinh ngoại trú, một số vật dụng thiếu cần phải mua hoặc mượn từ bên ngoài nhóm phân công cho hai bạn đó hỗ trợ.
+ Em Nông Xuân Thụy đưa ra câu hỏi cho nhóm 3 khi nhóm 3 báo cáo về ý tưởng mô hình con lắc đơn: “Với thiết kế như các bạn đưa ra khi thả rơi viên bi 1 va chạm với viên bi 2 thì viên 1 có bị bật trở lại không và các va chạm tiếp theo liệu có được như mô tả không và các bạn sẽ đo h1 và h2 như thế nào để dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất”. Qua câu hỏi của Thụy cũng cho thấy Thụy rất chú ý và có hứng thú với mô hình mà nhóm 3 đưa ra và có những câu hỏi thắc mắc rất chân thực. Thụy là học sinh dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở Yên Ninh – Phú Lương – Thái Nguyên, tham gia học nội trú từ lớp 6. Thụy có khả năng nhận thức với các môn khoa học tự nhiên, nhưng trong học tập còn nhút nhát và còn hạn chế trong khả năng giao tiếp. Qua quan sát trong quá trình học tập hai bài học trên cho thấy Thụy đã mạnh dạn hơn nhiều và có nhiều tiến bộ trong khả năng giao tiếp thể hiện ở câu hỏi đáp trong quá trình tranh luận và trả lời phỏng vấn từ giáo viên.
GV: Em có nhận xét như thế nào về cách thức tổ chức, phương pháp học tập trong hai bài học “Công và năng lượng”, “Động năng và thế năng”?
Thụy nói: Em cảm thấy phương pháp học này yêu cầu chúng em phải tự vận động nhiều hơn, tự học nhiều hơn, việc phải tự tìm tòi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập tuy có hơi vất vả nhưng sau đó chúng em thấy nhớ sâu được kiến thức. Đặc biệt là khi nhận được nhiệm vụ thiết kế chế tạo ra sản phẩm chúng em rất hứng thú, thông qua hoạt động chế tạo mô hình “Viên bi trên máng trượt” của nhóm, khi bắt tay vào làm chúng em mới thấy làm thực tế khác khá xa so với suy nghĩ và tượng
tưởng của chúng em, để đạt được kết quả như mong muốn chúng em cũng phải thay đổi và làm đi làm lại.
GV: Việc phải làm đi làm lại có khiến các em chán nản gì không?
Thụy: Không ạ, vì sau lần thử nghiệm đầu tiên không thành công cả nhóm đã cùng nhau thảo luận và thay đổi phương án thiết kế hình dáng và kích thước của máng phù hợp và thực nghiệm được thành công.
+ Em Trần Viết Hiển là một học sinh dân tộc Sán Dìu ở ngoại trú tại gia đình ở thành phố Thái nguyên, kết quả học tập môn Vật lí kì 1 của Hiển còn nhiều hạn chế, khả năng liên hệ bài học với thực tiễn kém, thiếu tích cực trong học tập và hoạt động tập thể. Song qua quan sát quá trình học tập hai bài học thực nghiệm cho thấy Hiển đã có nhiều tiến bộ, Hiển đã rất hào hứng và tích cực với công việc của hoạt động nhóm, khi các bạn trong phân công nhiệm vụ đã tham gia nhiệt tình. Kết quả học tập có tiến bộ thể hiện ở điểm của hai bài kiểm tra. Hiển cho biết, trước đây em rất sợ môn Vật lí vì nhiều công thức, bài tập cũng khá khó, nhưng qua hai bài học em thấy Vật lí không phải chỉ vận dụng công thức vào giải các bài tập, vật lí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và vật lí giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên.
+ Em Trương Thị Trà My là học sinh dân tộc Tày, ở ngoại trú tại Thái nguyên. My là học sinh có khả năng nhận thức khá tốt, nhanh nhẹn trong các hoạt động. Khi được hỏi về cảm nghĩ của em qua hai bài học, My nói: trước đây em cảm thấy Vật lí cũng giống như Toán, chỉ cần thuộc công thức và giải được bài tập là học tốt được Vật lí, nhưng qua hai bài học này em mới thấy học Vật lí không chỉ tập trung vào giải các bài tập, mà phải biết vận dụng vào thực tế. Khi chúng em phải tự tìm hiểu để hoàn thành phiếu học tập Cô giao, qua sách vở, mạng internet chúng em được biết thêm nhiều nội dung rất hay mà lại gắn liền với kiến thức chúng em đang được học. Sau khi được học xong hai bài học “Công và năng lượng”, “Động năng và thế năng” em không chỉ hiểu được các khái niệm, biết được các công thức tính mà khi nhìn ra cuộc sống phần nào em đã biết được những sự vật hiện tượng nào gắn với kiến thức mà em đã được học.
Việc tổ chức cho các em được tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự tổ chức hoạt động nhóm để thảo luận, tự nhận xét, tự đánh giá và đánh giá chéo là rất có ích. Những hoạt động này đã phát huy được tính tự chủ, thúc đẩy sự mạnh dạn trong học, tạo ra
một không khí học tập sôi nổi, có sự tranh luận trong học tập từ đó phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Sau khi học xong bài “Công và năng lượng” tôi cho HS làm bài kiểm tra số 1. Học xong bài “Động năng và thế năng” tôi cho HS làm bài kiểm tra số 2. (Đề kiểm tra xin xem ở phụ lục 3,4)
Bảng 3.1. Bảng phân phối kết quả điểm bài kiểm tra
Lớp 10A2 (Sĩ số 46)
Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bài kiểm tra số 1 0 0 0 0 0 2 3 10 18 10 3 Bài kiểm tra số 2 0 0 0 0 0 0 2 10 17 12 5
Thông qua kết quả hai bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh sau mỗi giờ học cho thấy hầu kết kết quả điểm rơi vào phổ từ 7 – 9 điểm, có