Quan điểm và ph-ơng pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng và bài học kinh nghiệm tại dự án việt đức huyện tiên yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 25 - 28)

Kết quả nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện t-ợng ơxy hố các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy: nguồn nhiệt (lửa), ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể đ-ợc hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979; Belop, 1982; Chandler, 1983). Vì vậy, về bản chất, khi thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng là sự tác động để loại bỏ một trong 3 yếu tố trên.

Nguồn lửa là một trong những nhân tố quan trọng ảnh h-ởng đến cháy rừng. Theo những kết luận của nhiều cơng trình nghiên cứu thì nguồn lửa dẫn đến cháy rừng ở Việt Nam phần lớn là do con ng-ời (Bế Minh Châu, 2001;

Phạm Ngọc H-ng, 1988; Phan Thanh Ngọ, 1996; Nguyễn Văn Tr-ơng, Nguyễn Viết Phổ, 1996). Những hoạt động phổ biến nhất của con ng-ời có thể tạo nguồn lửa gây cháy rừng là đốt rẫy, săn thú, bắt ong, đốt than, tảo mộ, nấu ăn, dọn thực bì trồng rừng, du lịch, tàn lửa của ơtơ... ở những nơi càng đông dân, hoạt động kinh tế xã hội càng nhộn nhịp, trình độ dân trí càng thấp, mâu thuẫn xã hội càng cao thì tần suất cháy rừng càng cao. Vì vậy, một trong những cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng là tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng tại địa ph-ơng đó.

Tuy nhiên, cho đến nay vì ảnh h-ởng của các hoạt động cộng đồng đến cháy rừng là vấn đề t-ơng đối phức tạp và ít đ-ợc nghiên cứu nên trong phần lớn các tr-ờng hợp nghiên cứu ch-a đề cập đ-ợc đến yếu tố kinh tế xã hội của cộng đồng địa ph-ơng. Ngoài ra với khu vực nghiên cứu, điều kiện kinh tế xã hội đang có sự thay đổi khơng ngừng d-ới ảnh h-ởng của việc đốt n-ơng làm rẫy, của việc thực hiện các ch-ơng trình, dự án phát triển và sự tuyên truyền giáo dục của Nhà n-ớc. Mỗi địa ph-ơng và cộng đồng đều có phong tục tập quán riêng, do đó khi áp dụng các biện pháp phịng cháy chữa cháy cho từng địa ph-ơng, chúng ta phải nghiên cứu kỹ những phong tục tập quán sinh hoạt và những thói quen sử dụng lửa ở trong rừng của ng-ời dân trong cộng đồng đó. Từ đó đề ra những biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả.

Ơxy là yếu tố khơng thể thiếu đ-ợc để duy trì quá trình cháy rừng. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên l-ợng ơ xy của khí quyển ở mọi nơi th-ờng xuyên duy trì ở mức 21% và đủ để cung cấp cho hình thành và phát triển các đám cháy rừng. Vì khơng có sự phân bố rõ rệt của hàm l-ợng ô xy trên lãnh thổ mà trong khi áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng ng-ời ta không chú ý đến yếu tố này.

Vật liệu cháy và những tính chất của nó có ảnh h-ởng mạnh mẽ nhất đến cháy rừng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì những tính chất của vật

liệu quyết định đến khả năng bắt lửa và duy trì cháy rừng là độ ẩm, thành phần hoá học (tinh dầu, chất tro), kích th-ớc, khối l-ợng và phân bố không gian v.v…

Độ ẩm vật liệu là yếu tố dễ thay đổi nhất d-ới ảnh h-ởng của điều kiện thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và tốc độ gió v.v… Các yếu tố này thay đổi sẽ làm cho cân bằng n-ớc giữa vật liệu cháy với khí quyển thay đổi và ảnh h-ởng đến độ ẩm vật liệu. Sự khác biệt về thời tiết khí hậu trong lãnh thổ chủ yếu do sự khác biệt về điều kiện địa hình, kinh độ, vĩ độ và điều kiện thổ nh-ỡng gây nên. Đây là những nhân tố liên quan mật thiết với 3 nhân tố hình thành khí hậu là bức xạ mặt trời, hồn l-u khí quyển và mặt đệm. Vì vậy, khi áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng ng-ời ta phải căn cứ vào quy luật ảnh h-ởng của các yếu tố trên đến cháy rừng và đặc điểm biến đổi của chúng trong khu vực.

Thành phần hố học, kích th-ớc, khối l-ợng và phân bố của vật liệu cháy phụ thuộc chặt chẽ vào trạng thái rừng. Kết quả nghiên cứu lâm học cho thấy trong một hồn cảnh khí hậu và thổ nh-ỡng mỗi trạng thái rừng th-ờng có những đặc điểm nhất định về cấu trúc hình thái và sinh thái khác nhau, trong đó có những đặc điểm về vật liệu cháy d-ới rừng. Tính chất vật liệu cháy cũng nh- đặc điểm về khối l-ợng, kích th-ớc và phân bố khơng gian của nó đ-ợc quyết định bởi đặc điểm sinh học của cây rừng, tình trạng sinh tr-ởng, phát triển và sự phân bố của chúng theo không gian trong hệ sinh thái. Các trạng thái rừng có đặc điểm vật liệu cháy khác nhau sẽ có nguy cơ cháy rừng khác nhau. Trong thực tế một số kiểu trạng thái rừng rất dễ cháy nh- rừng thông, rừng khộp, rừng mới phục hồi v.v…, nhưng lại có một số trạng thái rừng khác rất ít bị cháy nh- rừng tự nhiên th-ờng xanh, rừng trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa đã ở giai đoạn đã khép tán v.v… Vì vậy, khi áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng ng-ời ta th-ờng căn cứ vào các trạng thái rừng có khả năng dễ xảy ra cháy rừng để đề xuất các biện pháp

khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng và bài học kinh nghiệm tại dự án việt đức huyện tiên yên tỉnh quảng ninh​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)