Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bảo thắng, tỉnh lào cai​ (Trang 82)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho đổ

trường THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Có thể khẳng định cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một phần rất quan trọng đối với quá trình đổi mới PPDH. Để có đánh giá về các nguồn lực ở các nhà trƣờng hiện nay đảm bảo các điều kiện cho đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh, tác giả có bảng khảo sát:

Kết quả bảng số liệu khảo sát cho thấy các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã chú ý tăng cƣờng CSVC và TBDH tối thiểu để phục vụ đổi mới PPDH với điểm khảo sát 3,35. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng, khai thác và bảo quản CSVC, TBDH còn nhiều hạn chế với điểm khảo sát 2,49. Nhƣng hạn chế lớn nhất hiện nay là việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thƣ viện và cán bộ phụ trách thiết bị. Qua khảo sát chỉ thu đƣợc 2,48 điểm, điều này đã phản ánh rõ nét thực trạng thiếu hoặc chƣa chuẩn hóa đội ngũ nhân viên thƣ viện và nhất là nhân viên phụ trách thiết bị thực hành thí nghiệm.

Qua trao đổi với CBQL, giáo viên và nhân viên trực tiếp quản lý CSVC, TBDH cho thấy ở các nhà trƣờng hiện nay đội ngũ nhân viên thƣ viện, phụ trách thiết bị chƣa đƣợc đào tạo chính quy, tham gia các đợt bồi dƣỡng, tập huấn còn ít. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà trƣờng hiện nay trong lộ trình thực hiện đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa.

Bảng 2.18: Thực trạng sử dụng các nguồn lực vật ch t trong đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

TT Nội dung Mức độ ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Chuẩn hóa cán bộ phụ trách thiết bị và cán bộ thƣ viện 9 6,5 62 44,6 55 39,6 13 9,3 2,48 3 2 Tăng cƣờng CSVC và TBDH phục vụ đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh 59 42,4 68 48,9 12 8,6 0 0 3,35 1 3 Quản lý việc sử dụng, khai thác và bảo quản CSVC, TBDH 16 11,6 50 35,9 60 43,2 13 9,3 2,49 2

2.3.6. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Để có đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, tác giả có bảng khảo sát sau:

Bảng 2.19: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá việc đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

TT Nội dung Mức độ ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng tiêu chí thi đua đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh 58 41,7 74 53,3 7 5,0 0 0 3,36 1 2 Kiểm tra, đánh giá chuẩn bị kế hoạch bài dạy đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh 47 33,8 78 56,1 13 9,4 1 0,7 3,23 3 3 Kiểm tra, đánh giá thực hiện giờ dạy đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh 50 35,9 72 51,8 14 10,1 3 2,2 3,21 2 4 Tổng kết khen thƣởng và tạo động lực cho hoạt động đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh 35 25,2 45 32,4 50 35,9 9 6,5 1,87 4

Qua kết quả ở bảng 2.19 cho thấy, việc “xây dựng tiêu chí thi đua đổi mới PPDH” đƣợc đánh giá với điểm trung bình là 3,36. Có 95% số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ khá tốt, điểm số này chứng tỏ các nhà quản lý đã chú ý kết hợp giữa thi đua đổi mới PPDH với thi đua chung trong hoạt động giáo dục của nhà trƣờng năm học.

Điểm khảo sát về việc “kiểm tra, đánh giá chuẩn bị kế hoạch bài dạy đổi mới PPDH” của giáo viên thực hiện chƣa tốt và chƣa đều nên chỉ ở mức khá 3,23. Mỗi giáo viên cần nhận thức đây là khâu then chốt quyết định cho sự thành công hay thất bại của giờ lên lớp hoặc bài dạy.

Bƣớc đầu các trƣờng đã chú trọng đến việc “dự giờ, đánh giá giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới PPDH theo ĐPTNL học sinh” với kết quả khảo sát là 3,21 điểm. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là bƣớc đầu, nếu muốn đạt hiệu quả tốt thì hoạt động này cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Công tác “Tổng kết khen thƣởng và tạo động lực cho đổi mới PPDH” số điểm khảo sát chỉ là 1,87. Qua tìm hiểu từ phía giáo viên cũng nhƣ cán bộ quản lý nhà trƣờng cho thấy công tác tổng kết để tạo động lực cho giáo viên cho hoạt động đổi mới PPDH chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Điều này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến động lực đổi mới PPDH của mỗi giáo viên.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng trung học phổ định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Những thành công và nguyên nhân

2.4.1.1. Những thành công

Cơ bản đội ngũ CBQL, giáo viên ở các nhà trƣờng hiện nay đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cấp thiết của đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh.

Đội ngũ giáo viên của các trƣờng từng bƣớc đƣợc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về đổi mới PPDH. Tích cực trong thực hiện đổi mới

PPDH nhằm phát huy năng lực của học sinh, học sinh hứng thú, tích cực, giờ học hiệu quả. Nhờ đó chất lƣợng đại trà cũng nhƣ chất lƣợng mũi nhọn có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt từ kế hoạch chung của nhà trƣờng cho đến từng tổ nhóm chuyên môn và giáo viên. Việc xây dựng kế hoạch cũng đƣợc thể hiện trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT và cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của nhà trƣờng.

2.4.1.2. Nguyên nhân của thành công

Đội ngũ CBQL, giáo viên tích cực trong tự học, tự bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là bồi dƣỡng về đổi mới PPDH. Nhiều giáo viên có trách nhiệm và có sự đầu tƣ chuyên môn trong đổi mới PPDH.

Hoạt động đổi mới PPDH các nhà trƣờng đƣợc chỉ đạo sát sao và quan tâm kịp thời của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Bên cạnh đó phải kể đến sự chỉ đạo quyết liệt và thƣờng xuyên của đội ngũ CBQL trong chỉ đạo chuyên môn, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào hoạt động đổi mới PPDH.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức chƣa đầy đủ về chủ trƣơng đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh. Truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phƣơng pháp dạy học chủ đạo của một bộ phận giáo viên. Số giáo viên thƣờng xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh còn chƣa nhiều.

Công tác xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch còn hạn chế và chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

Bồi dƣỡng nâng cao lý luận đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh cho đội ngũ giáo viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, các phong trào thi đua chƣa thiết thực.

Việc ứng dụng CNTT, sử dụng các phƣơng tiện và TBDH trong dạy học chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi và hiệu quả.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH của một bộ phận giáo viên chƣa cao. Vẫn còn giáo viên tâm lý ngại thay đổi, mất nhiều thời gian.

Còn một bộ phận CBQL các nhà trƣờng chƣa đƣợc đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về lý luận quản lý giáo dục mà công tác quản lý nhà trƣờng chỉ dựa trên kinh nghiệm từ thực tiễn và học hỏi từ các đồng nghiệp.

Điều kiện cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học chƣa đƣợc đầu tƣ, mua sắm bổ sung thƣờng xuyên,

Công tác tổ chức chỉ đạo và kiểm tra của một số CBQL nhiều lúc chƣa thực sự chặt chẽ. Chƣa có sự đánh giá, rút kinh nghiệm một cách thƣờng xuyên, hệ thống mà còn mang tính thời vụ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tác giả tập trung phân tích thực trạng các vấn đề nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh; việc xây dựng kế hoạch; đổi mới hoạt động tổ nhóm chuyên môn; vấn đề phát triển kỹ năng dạy học cho đội ngũ giáo viên; các nguồn lực cơ sở vật chất; công tác kiểm tra, đánh giá. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân những nội dung trên, cho thấy các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bƣớc đầu đã có những kết quả đáng khích lệ trong thực hiện đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên thực hiện chƣa thƣờng xuyên, thiếu hiệu quả, đa số giáo viên dạy học theo phƣơng pháp truyền thống, sinh thiếu sự tích cực, hứng thú trong học tập, các kĩ năng tự học chƣa đƣợc rèn luyện đúng mức. CBQL nhận thức về đổi mới PPDH khá tốt, tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy việc triển khai PPDH mới đến giáo viên chƣa đồng bộ, thiếu sâu sát và hiệu quả đổi mới PPDH đến hoạt động học tập của học sinh thấp. Nguyên nhân ở đây CBQL các nhà trƣờng chƣa có những biện pháp thiết thực, công tác bồi dƣỡng chƣa thƣờng xuyên, thiếu sự kiểm tra đánh giá, khích lệ động viên nên giáo viên chƣa có động cơ để cùng nhà trƣờng tham gia tích cực việc thực hiện đổi mới PPDH.

Từ thực trạng trên chúng ta đều nhận thấy vai trò nhà quản lý rất quan trọng, chính họ mới là ngƣời cần phải có kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc về việc thực hiện đổi mới PPDH và quan trọng là phải đƣa ra những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học theo đúng hƣớng của mục tiêu đề ra.

Đây chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG

CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

3.1. Nguyên tắc đề xu t các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Khi thực hiện các biện pháp quản lý đƣa ra đều phải tính đến tính hiệu quả. Nguyên tắc đƣợc thể hiện ở sự đầu tƣ thấp nhất nhƣng kết quả mang lại hiệu quả cao nhất. Tính hiệu quả trong các biện pháp đề xuất đƣợc thể hiện bằng việc tổ chức thực hiện đồng bộ và nhịp nhàng giữa các bộ phận trong quá trình quản lý với kinh phí thấp và thời gian thực hiện ngắn nhƣng kết quả đạt đƣợc cao nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải đem lại hiệu quả cao trong quản lý đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh góp phần làm thay đổi cách thức của hoạt động quản lý trong hoàn cảnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo cơ sở thực tiễn tức là những biện pháp đề ra trƣớc hết cần bám sát vào tình hình thực tiễn quản lý hoạt động đổi mới PPDH tại một trƣờng cụ thể trên cơ sở phân tích đúng thực trạng. Không thể đạt đƣợc hiệu quả khả thi nếu không bám sát thực tiễn. Chỉ khi bám sát tình hình thực tiễn của đơn vị thì ngƣời CBQL mới đề xuất đƣợc những biện pháp phù hợp và có tính khả thi cao. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp, có khả năng thay đổi và cải thiện đƣợc tình hình thực tế. Nếu không thay đổi đƣợc hoặc không cải thiện đƣợc tình hình thực tế thì biện pháp đó không đạt yêu cầu, mục tiêu đổi mới PPDH theo ĐHPTNL học sinh. Có thể nói nguyên tắc này có ý nghĩa quyết định tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tại các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, Lào Cai.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn chính là định hƣớng cho việc đổi mới PPDH. Khi đƣa ra các biện pháp, ngƣời CBQL cần thấy đƣợc mối liên hệ tƣơng hỗ giữa các nguyên tắc với nhau, lý luận phải phù hợp và đáp ứng đƣợc thực tiễn. Có nhƣ vậy thì hoạt động đổi mới PPDH tại các trƣờng THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai mới sớm đạt đƣợc hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống là không mâu thuẫn với các văn bản pháp quy hiện hành: các biện pháp đƣa ra đều phải đảm bảo tính đồng bộ, phải nằm trong một chỉnh thể với những mối quan hệ đƣợc xác định cụ thể về tất cả các phƣơng diện; các biện pháp phải đƣợc xác định chức năng theo vị trí trong hệ thống và có tác dụng hỗ trợ với các biện pháp khác. Mỗi biện pháp đều có ƣu thế riêng trong quá trình đổi mới PPDH của các nhà trƣờng. Do vậy, cần phải sắp xếp và sử dụng một cách hợp lí các biện pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các nhà trƣờng.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng trung học phổ thông huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trƣởng các trƣờng trung học phổ thông huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhận thức là kim chỉ nam cho hành động, soi đƣờng cho hành động, nhận thức đúng thì hoạt động mới đúng và hiệu quả. Đổi mới PPDH cũng vậy, khi mọi ngƣời hiểu đúng ý nghĩa của việc làm này thì tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và tích cực của các lực lƣợng tham gia vào đổi mới PPDH sẽ tăng cao. Chính vì thế muốn tạo đƣợc sự đồng thuận của CBQL, đội ngũ giáo viên tham gia vào đổi mới PPDH thì việc tác động đến suy nghĩ của ngƣời quản lý, giáo viên và học sinh là vô cùng quan trọng. Có thể coi đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công, vì để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới PPDH không chỉ là trách nhiệm của CBQL mà còn của tất cả mọi lực lƣợng tham gia vào quá trình dạy học.

Thông qua biện pháp này giúp cho CBQL và đội ngũ giáo viên nhìn nhận một cách đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng về hoạt động đổi mới PPDH .

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để nâng cao nhận thức về hoạt động đổi mới PPDH cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tƣ và các văn bản hƣớng dẫn của các cấp có nội dung đổi mới PPDH phải đƣợc các nhà trƣờng quán triệt kịp thời, cụ thể và thƣờng xuyên đến tất cả mọi thành phần có liên quan trong đó quan trọng là đội ngũ giáo viên. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong đổi mới PPDH của mỗi giáo viên.

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng, bởi vì giáo viên là ngƣời trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục chính là nhân cách của học sinh. Do đó mọi quyết định quản lý trong nhà trƣờng đƣợc hƣớng đến chất lƣợng và sản phẩm giáo dục. Để một quyết định có hiệu lực và hiệu quả CBQL cần phải đƣa ra bàn bạc trƣớc tập thể để cho giáo viên nhận thức một cách đầy đủ. Do đó để hoạt động đổi mới PPDH có hiệu quả, trƣớc hết phải nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên để tạo ra sự đồng thuận trong cơ quan, chi bộ đảng, các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bảo thắng, tỉnh lào cai​ (Trang 82)