Kỹ năng học hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 33 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Kỹ năng học hợp tác

1.4.2.1. Kỹ năng học

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nói đến các dạng kỹ năng khác nhau như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp,… Vậy chúng ta có thể hiểu kỹ năng là gì và có những dạng kỹ năng nào.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng kỹ năng là khả năng thực hiện thành thạo một hành động nào đó và có thể đạt được thông qua đào tạo hay thông qua trải nghiệm thực tế. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng kỹ năng là khả năng

của con người trong việc vận dụng những tri thức, kinh nghiệm để thực hiện những nhiệm vụ mà kết quả có thể đạt tới mục đích.

Những năm đầu thế kỷ XX, lý thuyết hoạt động của Tâm lý học Xô Viết ra đời. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của rất nhiều bài viết, nghiên cứu về kỹ năng và kỹ xảo, trong đó đã phân biệt hai khái niệm: kỹ năng và kỹ xảo, nêu lên con đường hình thành chúng. Theo đó thì điều kiện để hình thành kỹ năng là tri thức và kinh nghiệm trước đó.

Tri thức là sức mạnh, là tài sản quý giá nhất của con người và để nâng cao vốn tri thức hiểu biết của mình thì con người phải không ngừng học hỏi. Trong quá trình học tập, con người đã không ngừng rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc học tập, đó là những kỹ năng học tập. Đối với HS thì học tập là nhiệm vụ rất quan trọng và việc hình thành các kỹ năng học tập giúp HS đạt được hiệu quả học tập cao.

Như vậy có thể hiểu kỹ năng học tập là năng lực hành động và tư duy của HS để thực hiện thành thạo những nhiệm vụ học tập bằng cách vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Kỹ năng học tập được hình thành thông qua quá trình rèn luyện thực hành và đem lại hiệu quả học tập tích cực cho HS. Quá trình hình thành kỹ năng học tập diễn ra trong thời gian dài, yêu cầu người học thường xuyên thực hành và rèn luyện.

1.4.2.2. Kỹ năng hợp tác

1.4.2.2.1. Quan niệm về hợp tác

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Hợp tác là chung sức, trợ giúp qua lại với nhau” [24; tr 747]; theo Từ điển Tâm lí học: “Hợp tác là hai hay nhiều bộ phận trong một nhóm cùng làm việc theo cùng một cách thức để tạo ra một kết quả chung” [2; tr 356]. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng nội hàm của hợp tác chính là: “Có mục đích chung trên cơ sở mọi người cùng có lợi; công việc được phân công phù hợp với năng lực của từng người; bình đẳng, tin tưởng

lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và thông tin, tự nguyện hoạt động; các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau, trên cơ sở trách nhiệm cá nhân cao; cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ, khích lệ tinh thần tập thể và bổ sung cho nhau.”[14]

Trong những năm gần đây, hợp tác đã trở thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực của người học; phù hợp với xu thế dạy học hiện đại và phát triển con người mới, năng động, sáng tạo theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI là “Học để biết; học để làm; học để cùng chung sống; học để làm người”.

1.4.2.2.2. Kỹ năng hợp tác

Nếu quan niệm kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện về năng lực của con người thì kỹ năng hợp tác là năng lực phối hợp hoạt động có hiệu quả của các cá nhân dựa trên sự tác động tích cực qua lại nhằm đạt được mục đích của nhóm và mỗi cá nhân trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định [4; tr 9].

Trong quá trình hợp tác, có rất nhiều kỹ năng khác nhau được thể hiện hướng đến sự hợp tác, đó chính là những kỹ năng thành phần của kỹ năng hợp tác. Trong bài viết “Kỹ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo”[14], tác giả Vũ Thị Nhân chỉ ra kỹ năng đối với HS trung học phổ thông bao gồm:

+ Kỹ năng thảo luận: Kỹ năng thảo luận giúp các cá nhân có thể cùng thống nhất về mục đích, mục tiêu của hoạt động hướng tới kết quả cuối cùng cần đạt của cả nhóm

+ Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe giúp mỗi cá nhân tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm, tránh những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến xảy ra.

+ Kỹ năng phân công công việc hợp lí: Kỹ năng phân công công việc giúp mỗi cá nhân biết tự đánh giá khả năng của bản thân mình cũng như sở thích, nguyện vọng và khả năng của các thành viên khác trong nhóm, từ đó có sự phân

công công việc đảm bảo sự công bằng và phát huy được khả năng, điểm mạnh của các thành viên trong nhóm

+ Kỹ năng chia sẻ: Giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin đem lại sự thoải mái, tinh thần đoàn kết, giúp các cá nhân hiểu nhau hơn, hạn chế những xung đột, mâu thuẫn.

+ Kỹ năng phối hợp hành động: Để hoàn thành nhiệm vụ chung thì mỗi cá nhân cần nhận thức được rõ mục đích của hoạt động chung, các hành động cá nhân và các hành động phối hợp, điều chỉnh hành vi của các thành viên tham gia trong mối tương quan của hoạt động, so sánh kết quả hành động với mục tiêu đặt ra.

+ Kỹ năng giải quyết xung đột: Xung đột là hiện tượng tất yếu xảy ra trong quá trình hoạt động chung. Mỗi cá nhân phải học được khả năng tự kiềm chế, tuân thủ những quy định chung, biết giải quyết những mâu thuẫn một cách hòa bình.

1.4.2.3. Kỹ năng học hợp tác

HHT là phương pháp học tập tích cực, mang lại kết quả cao trong quá trình học tập và mô hình HHT đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và để HS có thể hợp tác với nhau trong quá trình học tập thì việc rèn luyện kỹ năng HHT cho các em là điều cần thiết.

Trong The Handbook of Organizational Development in Schools (1985), tác giả Richard A. Schmuck và Phillip J. Runkel từ góc độ liên nhân cách chia kỹ năng HHT thành 6 kỹ năng cơ bản bao gồm: “Kỹ năng giải thích; Kỹ năng hiểu rõ hành vi của người khác; Kỹ năng tiếp thu; Kỹ năng truyền đạt; Kỹ năng biểu hiện hành vi; Kỹ năng biểu đạt tình cảm” [26, tr. 19].

Trong cuốn sách có tựa đề “Designing Instructional Systems” (1981) tác giả A.J.Romiszowski cho rằng kỹ năng HHT có thể chia làm 7 nhóm: “Kỹ năng tìm kiếm thông tin; Kỹ năng biểu đạt thái độ, tình cảm; Kỹ năng đề nghị; Kỹ

năng duy trì và mở rộng thông tin; Kỹ năng dẫn dắt và ngăn cản; Kỹ năng thể hiện quan điểm và Kỹ năng khái quát” [25, tr 20].

Trong bài “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại” (2004), tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Kỹ năng là những dạng chuyên biệt của năng lực nhằm thực hiện hành động cá nhân”; “Năng lực cấu thành bởi các thành tố cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt động và cách tiến hành, Kỹ năng tiến hành hoạt động, Những điều kiện tâm lý để tổ chức thực hiện tri thức và kỹ năng trong một cơ cấu thống nhất và có định hướng cụ thể” [9, tr. 7-8].

Ngoài ra còn rất nhiều những nghiên cứu về kỹ năng HHT của các tác giả trong và ngoài nước. Điều này cho thấy kỹ năng HHT có thể được chia theo nhiều cách khác nhau, theo hình thức và đặc điểm khác nhau.

1.4.2.4. Quy trình hình thành và rèn luyện kỹ năng

a. Hình thành kỹ năng

Các bước để có thể hình thành các kỹ năng học tập cho HS là:

- Xác định mục đích hành động, những kiến thức liên quan cần thiết; - Xác định các thao tác hành động và trình tự logic của chúng;

- Kiểm tra kết quả của việc thực hiện hành động;

- Rèn luyện, vận dụng các kỹ năng thực hiện các yêu cầu mới.

b. Rèn luyện kỹ năng

Việc hình thành những kỹ năng học tập giúp HS có thể nâng cao hiệu quả của quá trình học tập nghiên cứu. Tuy nhiên các kỹ năng này sẽ bị phai mờ nếu HS không thường xuyên sử dụng vì vậy việc rèn luyện các kỹ năng học tập thường xuyên là hết sức quan trọng. GV không chỉ cần giúp HS hình thành những kỹ năng học tập cần thiết mà còn cần hướng dẫn HS rèn luyện các kỹ năng học tập.

Quá trình có thể chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn hình thành kỹ năng học tập. Trong giai đoạn này HS cần phải xác định được mục đích hoạt động và các bước trình tự

thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV, tiến hành ghi nhớ thứ tự logic của hành động và trình bày lại thứ tự thực hiện hành động.

- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn rèn luyện kỹ năng. Giai đoạn này yêu cầu HS vận dụng những kiến thức và kỹ năng được học để giải quyết các vấn đề. Điều này giúp HS có thể thực hiện các thao tác hành động một cách thành thạo, ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Đồng thời việc vận dụng kỹ năng trong các trường hợp khác nhau giúp HS vận dụng kỹ năng học tập thành thạo và linh hoạt hơn, tránh tình trạng máy móc áp dụng.

Các bước rèn luyện các kỹ năng học tập cho HS là: - HS phải xác định được mục đích của hành động;

- Xác định các thao tác hành động và ý nghĩa của từng thao tác; - Sắp xếp, trình bày các thao tác theo trình tự logic của chúng; - Kiểm tra tính đúng đắn và điều chỉnh nếu cần thiết;

- Luyện tập vận dụng kỹ năng với các dạng bài tập thay đổi.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đến quá trình rèn luyện kỹ năng học tập của HS. Vì vậy để quá trình hình thành và rèn luyện các kỹ năng học tập của HS có hiệu quả thì cần đảm bảo một số điều kiện nhất định sau:

- Thứ nhất là cần giúp HS nhận thấy được lợi ích của các kỹ năng học tập và sự cần thiết của các kỹ năng ấy. Những kỹ năng học tập giúp quá trình học tập của các em trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên để hình thành kỹ năng cần quá trình HS tích cực học tập, rèn luyện, đòi hỏi tính kiên trì. Học tập theo nhóm là một cách giúp quá trình rèn luyện kỹ năng của HS hiệu quả hơn. HS cùng nhau học tập và rèn luyện, chia sẻ kinh nghiệm và kiên thức của bản thân, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, động viên khích lệ lẫn nhau, tạo nên động lực, hứng thú học tập. Trong quá trình học tập theo nhóm, HS vừa có thể rèn luyện các kỹ năng học tập, vừa có thể hình thành các kỹ năng xã hội khác.

- Thứ hai là cần đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập. Bên cạnh việc đánh giá HS thông qua kết quả học tập như bài kiểm tra và bài thi, GV cần

đánh giá cả quá trình học tập của HS, nhận thấy sự cố gắng của HS, những thay đổi tích cực của HS trong thái độ học tập, mối quan hệ với các bạn học khác. GV không chỉ dạy HS những kiến thức bài học mà còn dạy cho HS cách học, hình thành và rèn luyện cho HS các kỹ năng học tập, trong đó có kỹ năng HHT. GV cần được thường xuyên tham dự các lớp học về đổi mới PPDH, giúp GV tiếp thu về cách tổ chức cũng như thực hiện DHHT.

- Thứ ba là điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục cần được nâng cao để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học. Hiện nay ở một số nơi thì điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ dạy học vẫn còn thiếu thốn ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình dạy và học, nhiều lớp học có sĩ số lớp đông dẫn đến khó khăn trong việc hoạt động nhóm, GV gặp khó khăn trong việc hướng dẫn và giám sát hoạt động của các nhóm.

1.4.2.5. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng học hợp tác

Kỹ năng HHT của HS được đánh giá thông qua những kỹ năng tạo lập nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xây dựng, duy trì không khí hoạt động nhóm tích cực.

Kỹ năng HHT của HS được đánh giá ở mức yếu khi các em chỉ biết những kỹ năng tạo lập nhóm. Các em biết cách di chuyển thành lập nhóm, tham gia hoạt động ngay khi ngồi vào nhóm, quá trình hoạt động không làm ồn ào ảnh hưởng đến các nhóm xung quanh. Một số em HS chưa quen với cách học theo nhóm nên quá trình di chuyển tạo lập nhóm còn chậm và gây ồn ào. Sự giao tiếp của các em với các thành viên khác trong nhóm còn hạn chế, các em gặp khó khăn trong việc chia sẻ ý kiến, quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin với các thành viên khác, không khí hoạt động nhóm không sôi nổi, các em tập chỉ trung đến nhiệm vụ bản thân mà không chú ý phối hợp với các thành viên khác trong nhóm dẫn đến quá trình hoạt động nhóm diễn ra chưa hiệu quả.

Kỹ năng HHT của HS được đánh giá ở mức khá khi các em có kỹ năng tạo lập nhóm và kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình hoạt động nhóm, các em có

kỹ năng truyển đạt thông tin trực tiếp để thể hiện những ý tưởng quan điểm cá nhân, thể hiện tình cảm thái độ,… Thông tin được truyền đạt rõ ràng, thái độ thân thiện đồng cảm giúp quá trình hợp tác, chia sẻ thông tin diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Các em cũng có khả năng tiếp nhận thông tin bao gồm những quan điểm, cảm xúc, thái độ,… của những thành viên khác trong nhóm. Các kỹ năng tiếp nhận giúp HS có thể thu nhận thông tin của thành viên khác, từ đó đưa ra những phản hồi để tiếp tục duy trì, phát triển giao tiếp, trao đổi ý kiến với nhau.

Kỹ năng HHT của HS được đánh giá ở mức tốt khi các em đã thành thạo kỹ năng thành lập nhóm và những kỹ năng giao tiếp, các em cũng có khả năng xây dựng và duy trì không khí hoạt động nhóm tích cực. Các em biết cách xây dựng bầu không khí tin tưởng lẫn nhau làm cho các thành viên trở nên cởi mở hơn trong những suy nghĩ, cảm nhận, thông tin và ý kiến của bản thân. Khi được mọi người tin cậy, HS sẽ bày tỏ ý muốn hợp tác với mọi người thường xuyên hơn, trung thực và nỗ lực hơn, niềm tin rằng tất cả mọi người đang đóng góp cho sự tiến bộ của nhóm chứ không phải chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân.

1.5. Thực trạng vận dụng dạy học hợp tác và việc rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh

1.5.1. Thực trạng vận dụng dạy học hợp tác của giáo viên

Hiện nay giáo dục nước ta đang trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đào tạo và những PPDH tích cực đang được khuyến khích triển khai áp dụng. Đội ngũ GV cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, được tham gia các lớp học về đổi mới PPDH, được tham dự các lớp HHT, từ đó tiếp thu và tích lũy tri thức lý luận về PPDH hợp tác để thực hiện việc đổi mới PPDH.

Đi đầu phong trào đổi mới PPDH, trong đó có ứng dụng DHHT trong giảng dạy là các trường dạy học theo mô hình STEM. Việc áp dụng mô hình DHHT vào trong giảng dạy giúp không khí lớp học sôi nổi hơn, HS tích cực tham

gia bài học, chủ động nghiên cứu tìm kiếm thông tin, tự tin trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân, khả năng giao tiếp được nâng cao.

Môn Toán là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 33 - 48)