Các biện pháp rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trong

dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình

Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là tạo ra môi trường học tập thân thiện giúp HS xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách tốt đẹp và có những năng lực cần thiết để trở thành người công dân tốt, người lao động có trình độ và có văn hoá. Phương pháp DHHT là một trong những PPDH tích cực đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới và ngày càng trở nên phổ biến, được áp dụng tại nhiều trường học và cơ sở giáo dục, đặc biệt ở những trường học dạy học theo những mô hình giáo dục mới như giáo dục STEM.

Môi trường HHT là một môi trường học tập thân thiện, có thể khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo cơ hội thuận lợi cho các em thể hiện bản thân, phát triển các mối quan hệ xã hội và các kỹ năng cần thiết khác như: học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác, biết nói lên quan điểm và suy nghĩ của mình, giúp đỡ phối hợp với mọi người để hoàn thành công việc chung. Trong môi trường học tập này, HS đóng vai trò trung tâm và là chủ thể của hoạt động học tập.

Học tập mang tính hợp tác giúp HS hình thành những phẩm chất và năng lực xã hội cần thiết như: khả năng tổ chức và điều hành, khả năng phối hợp làm việc, tinh thần trách nghiệm trong công việc, quan tâm và giúp đỡ người khác. Phương pháp DHHT tạo ra môi trường học tập dân chủ, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân người học có thể khẳng định mình và phát triển.

Trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc đã trình bày ở trên, trong luận văn có đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng HHT cho HS lớp 10 trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình.

2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế bài học theo hướng dạy học hợp tác

2.3.1.1. Mục tiêu hoạt động

Lựa chọn những nội dung kiến thức, xác định những kỹ năng HHT cần thiết và có thể rèn luyện cho HS và thiết kế các hoạt động HHT để xây dựng giáo án với mục đích tạo ra môi trường HHT.

2.3.1.2. Tổ chức thực hiện

a. Thiết kế mục tiêu bài học

Trong quá trình thiết kế mục tiêu của mỗi bài học, GV dựa vào chương trình giáo dục của môn và nội dung sách giáo khoa để xác định mục tiêu của bài học, lựa chọn những phương pháp, phương tiện dạy học hợp lý.

Quá trình thiết kế mục tiêu bài học theo hướng DHHT cần chú ý đảm bảo nội dung và cấu trúc của bài học, chú ý tới những kỹ năng, thái độ tình cảm học tập của người học để xác định những kỹ năng HHT cần hình thành và rèn luyện cho HS.

Xác định mục tiêu của bài học, vị trí của bài học trong chương trình giúp GV có được cái nhìn tổng thể về những kiến thức của bài học, mối liên hệ giữa kiến thức cần truyền thụ và những kiến thức có liên quan, cần thiết với nội dung bài học để tạo ra những tình huống học tập hợp lý. Đồng thời GV cũng cần chú ý đến những đặc điểm riêng biệt của mỗi lớp học và mỗi thành viên trong lớp như: khả năng học tập và tiếp thu kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc tập thể,…Những đặc điểm này cần thiết để GV xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ, những kỹ năng học tập phù hợp với đặc điểm riêng từng lớp, từng nhóm HS, đồng thời giúp GV có thể lựa chọn những hình thức hoạt động học tập phù hợp.

Ví dụ 1: Ở bài 1: Hàm số (Sách giáo khoa Đại số 10), khi dạy nội dung

tính chẵn lẻ của hàm số, HS cần nhận dạng được đồ thị của những hàm số chẵn, hàm số lẻ và biết cách xét tính chẵn lẻ của một hàm số.

Đối với những lớp hay những nhóm HS có học lực trung bình, yếu thì mục tiêu đặt ra là giúp HS ghi nhớ được hình dạng đối xứng của đồ thị hàm số chẵn và hàm số lẻ, biết cách kiểm tra tính chẵn lẻ của những hàm số đơn giản, thường gặp. Những kỹ năng HHT không đòi hỏi ở mức độ quá cao, chủ yếu là rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản như: khả năng tạo lập nhóm và kỹ năng giao tiếp cơ bản giữa các thành viên, những kỹ năng cơ bản trong việc tiếp thu và truyền đạt thông tin.

Đối với những lớp có học lực khá và giỏi thì mục tiêu đặt ra là bên cạnh việc truyền đạt những kiến thức cơ bản cho HS, GV có thể nâng cao mức độ câu hỏi, mức độ tư duy của HS như là: xét tính chẵn lẻ của các hàm phân thức, hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối, những hàm có tập xác định đặc biệt,…Những kỹ năng HHT cũng được rèn luyện ở mức độ cao hơn như: khả năng phân chia nhiệm vụ và thích ứng với vai trò khác nhau, khả năng xây dựng và duy trì không khí hoạt động nhóm thoải mái, tin tưởng lẫn nhau,…

b. Thiết kế nội dung bài học

Sau khi xác định được mục tiêu của bài học, GV sẽ căn cứ vào đó để lựa chọn những nội dung kiến thức cần truyền đạt, những kỹ năng cần rèn luyện cho HS và thiết kế nội dung bài học theo những tình huống hoạt động học tập phù hợp. Số lượng tình huống hoạt động nhóm phụ thuộc vào khối lượng kiến thức của bài học, đồng thời độ khó của mỗi tình huống thay đổi phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của những nhóm người học khác nhau.

Thiết kế nội dung học tập theo những tình huống hoạt động nhóm cần kích thích thái độ học tập tích cực của HS, lôi cuốn tất cả HS tham gia vào quá trình hoạt động, từ đó tạo ra nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác giữa những người học với nhau và với GV.

Quá trình thiết kế nội dung bài học theo mô hình DHHT thường diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học, xác định những đơn vị kiến thức

trọng tâm cần truyền đạt hay cần rèn luyện cho HS, từ đó phân chia bài học thành những bộ phận hay những đơn vị kiến thức nhỏ hơn.

Bước 2: Xây dựng cấu trúc nội dung của bài học, kết nối các đơn vị kiến

thức có mối liên hệ với nhau và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý, hình thành mạch suy nghĩ logic của bài học.

Bước 3: Xây dựng tình huống hoạt động

Mỗi bộ phận của bài học sẽ được xác định những mục tiêu cụ thể, ứng với những vấn đề cần được giải quyết, đó là những kiến thức HS cần đạt hay kỹ năng cần rèn luyện cho HS. GV dựa vào mục tiêu cụ thể và trình độ, năng lực nhận thức của HS để xây dựng những tình huống hoạt động nhóm HHT.

Mỗi tình huống hoạt động nhóm cần thiết kế một cách hợp lý, có những mức độ từ thấp đến cao, tạo ra những vấn đề khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình học tập mà HS cần phải vượt qua, kích thích tư duy của HS.

Ví dụ 2: Trong bài 1: Hàm số (Sách giáo khoa Đại số 10) có thể chia ra làm

nhiều đơn vị kiến thức nhỏ, bao gồm những kiến thức HS đã được học ở những lớp dưới về hàm số cần được ôn tập lại như: định nghĩa của hàm số, tập xác định của hàm số, nhận dạng được cách cho một hàm số, … và những đơn vị kiến thức mới như tính chẵn lẻ của hàm số. Đây là nội dung kiến thức mới mà GV có thể dành thời gian để HS tiến hành hoạt động nhóm, thay đổi không khí học tập trong lớp, trao quyền chủ động cho HS để HS hứng thú hơn với bài học.

Ở những tiết học trước, HS đã được ôn tập về đồ thị hàm số của một số hàm số đơn giản là yaxb và 2 

0

y ax a  . Khi nghiên cứu về đồ thị của các hàm số chẵn và các hàm số lẻ, GV giới thiệu đồ thị hàm số   2

yf xx , chỉ ra

2

yx là một ví dụ về hàm số chẵn. Tương tự GV sẽ giới thiệu cho HS đồ thị hàm số yg x x, chỉ ra cho HS thấy tính đối xứng của đồ thị qua gốc tọa độ

O, chỉ ra hàm số yx là một ví dụ về hàm số lẻ. Sau đó GV có thể đưa ra yêu cầu đối với HS là xác định những đồ thị của hàm số chẵn, những đồ thị của hàm số lẻ trong các đồ thị hàm số đã cho (hình 2.1).

Hình 2.1: Đồ thị một số hàm số đơn giản

c. Thiết kế các hoạt động trong dạy học hợp tác

Sau khi thiết kế được những nội dung của bài học theo mô hình DHHT, GV cần thiết kế những hoạt động HHT với trọng tâm là hoạt động của người học và từ đó dự kiến những hoạt động của người dạy, GV cần hiểu rõ các loại hoạt động HHT và kết hợp các loại hoạt động với nhau hợp lý để hoạt động HHT diễn ra hiệu quả. Các hoạt động HHT bao gồm:

- Các hoạt động tự nghiên cứu: Từ những thông tin, tài liệu GV cung cấp, những tài liệu tham khảo, những quan sát đo đạt thực tế,… người học cần chủ

động nghiên cứu, tích cực suy nghĩ để đưa ra những phán đoán, giả thiết của bản thân về nhiệm vụ học tập cần hoàn thành.

- Các hoạt động xử lý và suy luận: những thông tin, dữ kiện thu được từ hoạt động nghiên cứu cần được tổng hợp lại và xử lý, xuất phát những vấn đề mới, kích thích quá trình tư duy và suy luận của HS. Sự trao đổi thông tin, quan điểm giữa các thành viên trong nhóm cũng nảy sinh những hoạt động mới.

- Các hoạt động đánh giá: Thông qua quá trình thảo luận nhóm và thảo luận lớp, HS có thể tự đánh giá, nhận thức được những lợi ích của làm việc nhóm và những mặt còn hạn chế của bản thân. Việc HS tự đánh giá bản thân mình có tác dụng động viên rất lớn đối với thái độ học tập của HS. GV đánh giá dựa vào quá trình hoạt động nhóm và kết quả hoạt động, đồng thời chú ý đến thái độ của HS để có những điều chỉnh phù hợp.

Ví dụ 3: Khi dạy học nội dung “Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc

hai - Sách giáo khoa Đại Số 10”, GV có thể thiết kế hoạt động HHT thông qua trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.

+ Mục tiêu hoạt động: Ôn lại và củng cố những kiến thức trong chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc 2 cho HS.

+ Thiết kế hoạt động trò chơi:

- Trò chơi tổ chức: Vượt chướng ngại vật - Quy mô trò chơi: Lớp học

- Thể lệ trò chơi: Lớp học được chia thành các nhóm tham gia hoạt động. Có 8 từ hàng ngang cũng chính là 8 gợi ý liên quan đến chướng ngại vật mà các nhóm phải đi tìm. Sau khi câu hỏi hiện ra thời gian bắt đầu tính, các nhóm tiến hành hoạt động và đưa ra đáp án các từ hàng ngang trong phiếu học tập, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm, trả lời đúng chướng ngại vật được cộng 50 điểm, đội nào được điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần thưởng.

- Phần thưởng: Đội giành được chiến thắng sẽ được cộng 10 điểm vào điểm thi đua của tổ.

- Hệ thống câu hỏi: B Ậ C H A I S O N G S O N G P A R A B O L T R Ụ C T U N G H A I Đ I Ể M C H Ẵ N 2 0 2 0 1 3 0 H Ợ P T Á C

Hình 2.2: Trò chơiVượt chướng ngại vật

Câu 1: Hàm số yx2  x 1 được gọi là hàm số gì?

Câu 2: Đồ thị của hàm số y5 có mối quan hệ như thế nào với trục hoành?

Câu 3: Đồ thị của hàm số 2 2 2 3

y x

có hình dạng gì?

Câu 4: Đồ thị của hàm số x 3 1 song song với trục tọa độ nào?

Câu 5: Đồ thị của hàm số bậc hai cắt trục hoành tại tối đa bao nhiêu điểm? Câu 6: Hàm số y 2x7 là hàm số chẵn hay hàm số lẻ?

Câu 7: Có bao nhiêu giá trị của m  2020;2021 để hàm số

 1 8

ymx đồng biến trên R ?

Câu 8: Tính a b c  , biết parabol y ax 2 bx c đi qua điểm A0;10 và có đỉnh là I8;522?

Câu hỏi chướng ngại vật: Đây là từ dùng để chỉ hành động cùng chung

sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm đạt được một mục đích chung.

+ Các hoạt động HHT:

- Các hoạt động tự nghiên cứu: Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” là một hoạt động HHT, khối lượng công việc của mỗi nhóm đủ lớn và câu hỏi phân hóa từ dễ tới khó yêu cầu sự phân công công việc và hợp tác hành động giữa các thành viên trong nhóm để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian yêu cầu. HS huy động những kiến thức đã học để giải quyết những từ hàng ngang.

- Các hoạt động xử lý và suy luận: Sau khi đã tìm được các từ hàng ngang, HS cần tích cực tư duy, thảo luận nhóm về mối liên hệ giữa các từ khóa, xâu chuỗi lại để tìm ra “Chướng ngại vật”.

- Các hoạt động đánh giá: GV đánh giá kết quả hoạt động nhóm thông qua kết quả các từ hàng ngang và chướng ngại vật mỗi nhóm tìm được, đánh giá sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong mỗi nhóm và những kỹ năng HHT mà HS đã sử dụng.

Ví dụ 4: Trong bài: “Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn -

Sách giáo khoa Đại số 10”, GV có thể tổ chức trò chơi: “Ngôi sao hy vọng”. Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam không chỉ gồm những truyện cổ tích, những câu ca dao, tục ngữ,… mà còn gồm những bài toán đố dân gian. Những bài toán dân gian nảy sinh ra trong quá trình lao động sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày, có nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống của người dân lao động xưa. Giới thiệu cho HS các bài toán dân gian mang lại cho HS sự thích thú, kích thích được trí tò mò khám phá của HS đối với những bài toán cổ xưa đồng thời hướng các em vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những bài toán thực tế.

+ Mục tiêu của hoạt động: Rèn luyện cho HS khả năng xử lý dữ kiện bài toán và đưa về những dạng toán quen thuộc, rèn luyện kỹ năng giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.

+ Thiết kế hoạt động trò chơi:

- Trò chơi tổ chức: Ngôi sao hy vọng

- Quy mô: Toàn lớp học, GV chia lớp thành bốn nhóm nhỏ để hoạt động. - Thể lệ trò chơi: Có 8 hành tinh trong hệ mặt trời, mỗi hành tinh ứng với một câu hỏi. Mỗi nhóm có quyền chọn hai hành tinh bất kỳ trong 8 hành tinh của hệ mặt trời và phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định, mỗi câu trả lời đúng được 50 điểm. Nếu trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì các nhóm còn lại có 10 giây để xung phong nhanh trả lời. Nhóm giành được quyền trả lời nếu trả lời đúng sẽ được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ nhóm đang thi, trả lời sai bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi. Mỗi nhóm có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần cho một câu hỏi bất kỳ. Trả lời đúng được 75 điểm, trả lời sai bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi. Sau khi kết thúc trò chơi, đội nào có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 52)