Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 63 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học hợp tác

Môi trường học tập là nơi diễn ra quá trình học tập của HS, bao gồm: + Không gian diễn ra quá trình học tập của HS: không gian ở trong phòng học hoặc ở ngoài phòng học.

+ Môi trường tinh thần: thái độ, tình cảm của HS với các bạn học, với thầy giáo và với mọi người.

Môi trường học tập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng tiếp thu kiến thức của HS trong quá trình học tập, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của HS.

2.3.2.1. Mục tiêu hoạt động

Xây dựng một môi trường học tập thân thiện, dân chủ, thuận lợi cho quá trình HS hợp tác hành động, thực hiện các hoạt động tập thể và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng HHT.

2.3.2.2. Tổ chức thực hiện

a. Thiết kế không gian lớp học

Để những hoạt động HHT diễn ra hiệu quả thì cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Không gian lớp học rộng rãi, bàn ghế được sắp xếp thuận tiện cho việc di chuyển để hình thành các nhóm, mỗi nhóm có một không gian để hoạt động, hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các lớp học ở trường THPT đều có sĩ số HS trong một lớp đông gây khó khăn cho việc chia nhóm và sắp xếp chỗ ngồi theo nhóm, GV cần dựa vào điều kiện cụ thể của lớp học để lựa chọn hình thức chia nhóm phù hợp.

- Những điều kiện về cơ sở vật chất và những trang thiết bị phục vụ quá trình dạy học cần không ngừng cải thiện và nâng cao, bao gồm: hệ thống tài liệu tham khảo, sách báo, tranh ảnh, bản đồ, các dụng cụ thực hành, … Hệ thống phòng học hiện đại trang bị máy chiếu, loa đài, máy tính có kết nối Internet,… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình học tập của HS.

Ví dụ 5: Phòng học được trang bị: bảng thông minh, máy chiếu, hệ thống

loa đài,… tạo điều kiện thuận lợi để GV thiết kế nội dung bài học và tổ chức các hoạt động dạy học nhóm (hình 2.4), HS có thể tự tìm kiếm các thông tin liên quan đến bài học dễ dàng từ hệ thống tài liệu có sẵn trong lớp.

Ví dụ 6: Lớp học thông minh (SmartClass) là lớp học được tích hợp: máy

vi tính, máy chiếu, bục giảng thông minh,… được kết nối với nhau và kết nối với mạng Internet hỗ trợ GV rất nhiều trong việc tổ chức các hoạt động dạy học và giúp GV quản lý lớp học hiệu quả. HS có thể tìm kiếm các thông tin phục vụ cho bài học dễ dàng từ máy tính như: sách giáo khoa, giáo trình bộ môn điện tử, các bài báo và các nghiên cứu trong và ngoài nước,…

Hình 2.5: Mô hình lớp học thông minh (nguồn: baotintuc.vn) b. Tăng cường khả năng tương tác đa chiều giữa những người học

Sự tương tác trực tiếp giữa HS với HS trong quá trình hoạt động nhóm tạo cơ hội để HS tăng cường khả năng giao tiếp với những bạn học khác, khả năng thể hiện bản thân qua việc chia sẻ tư tưởng, nói lên quan điểm cá nhân, cùng nhau làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, góp phần phát triển mối quan hệ thân thiện với những bạn học khác.

Để tăng cường sự tương tác giữa các HS với nhau trong quá trình học hợp tác thì các thành viên trong mỗi nhóm cần không gian hoạt động riêng, ngồi lại gần nhau để thuận lợi cho quá trình chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến quan điểm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, đồng thời tăng cường sự giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm thông qua: lời nói, hành động, ánh mắt, … Đồng thời GV cần thiết kế những nội dung, những hoạt động HHT, lựa chọn những hình thức tạo lập nhóm phù hợp và tiến hành tổ chức hoạt động nhóm để tăng cường sự phụ

thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm, rèn luyện cho HS những kỹ năng HHT. Việc thành lập và tổ chức hoạt động nhóm sẽ được trình bày ở phần sau của luận văn.

Ở phần lớn các lớp học hiện nay, chỗ ngồi của HS lấy bảng làm trung tâm, HS tập trung chú ý lên bảng nghe thầy giảng bài. Để thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động DHHT thì việc sắp xếp lại chỗ ngồi của HS là vấn đề được nhiều GV quan tâm.

Ví dụ 7: Đối với những lớp học có sĩ số HS đông, bàn ghế nhiều dẫn tới

không gian hoạt động chật hẹp, GV thường tổ chức hoạt động nhóm theo từng bàn (những HS ngồi cùng bàn là một nhóm) hoặc nhóm hai bàn (những HS ở hai bàn gần nhau quay lại với nhau lập thành một nhóm), những HS dư sẽ được chia đều vào các nhóm trước đó. Cách sắp xếp có nhược điểm là số nhóm hoạt động lớn trong khi số thành viên mỗi nhóm thường ít, GV gặp khó khăn trong việc quan sát, hướng dẫn quá trình hoạt động nhóm.

Hình 2.6: Học sinh học tập nhóm theo nhóm hai bàn

Ví dụ 8: Những phòng học chức năng được bố trí phù hợp với việc tổ chức

hoạt động nhóm (hình 2.5). Bàn ghế được thiết kế hình tam giác thuận tiện cho việc di chuyển tạo ra bàn tròn lớn để tiến hành các hoạt động, mỗi nhóm có không

gian riêng để hoạt động mà không ảnh hưởng đến hoạt động của những nhóm khác, GV có nhiều khoảng trống để di chuyển quan sát hơn.

Hoạt động học hợp tác nhóm sẽ không thể thành công nếu các thành viên trong những nhóm HHT không phụ thuộc tích cực lẫn nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau chính là yếu tố quan trọng nhất gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau, thể hiện thông qua sự phân công nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, tích cực tương tác với nhau, nỗ lực phối hợp để có thể hoàn thành nhiệm vụ chung.

Để tăng cường tính phụ thuộc tích cực lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm HHT, cần đảm bảo một số điều kiện:

- GV cần giải thích rõ nhiệm vụ học tập cho HS để HS có thể thấy được sự cần thiết của lao động tập thể, nhiệm vụ chỉ có thể hoàn thành khi có sự tham gia đóng góp của các thành viên trong nhóm. Đồng thời GV cần giúp mỗi HS nhận ra trách nghiệm cá nhân đối với nhiệm vụ chung của cả nhóm bằng một số cách như: gọi một HS bất kỳ trong nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, trình bày những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động của nhóm, bảo vệ thành quả của nhóm mình trước những ý kiến của nhóm khác. Vì vậy nếu muốn đạt kết quả hoạt động tốt, mỗi thành viên trong nhóm đều phải cố gắng, không chỉ là cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải tích cực phối hợp với các thành viên khác, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, qua đó tạo nên một tập thể gắn kết.

- GV cần tăng cường tính ganh đua trong hoạt động học tập. GV có thể tiến hành phát động thi đua giữa các nhóm, kết quả hoạt động của các nhóm sẽ được đánh giá dựa vào những tiêu chí khác nhau, từ đó xếp hạng đánh giá thi đua. Lợi ích của tập thể gắn liền với lợi ích của mỗi cá nhân. Mỗi thành viên trong nhóm đều cố gắng học tập, học hỏi từ các thành viên khác hay giúp đỡ các thành viên khác học tập, tất cả cùng cố gắng hoàn thành công việc chung một cách tốt nhất.

- GV cần xây dựng sự phụ thuộc về thông tin trong các nhóm hoạt động. Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau về thông tin diễn ra khi nhiệm vụ của nhóm yêu cầu sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cần chia sẻ tài liệu học tập với nhau thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chung. Để tạo nên sự phụ thuộc tích cực về thông tin thì GV có thể đưa ra những nhiệm vụ với nhiều yêu cầu, cần tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thu thập từ nhiều địa điểm khác nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ nhóm cần thu thập thông tin từ các thành viên, tổng hợp lại để giải quyết nhiệm vụ.

Ví dụ 9: Khi GV tổ chức hoạt động hoạt động HHT thông qua trò chơi

“Vượt chướng ngại vật” (Hình 2.1) khi dạy học nội dung “Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai - Sách giáo khoa Đại Số 10” thì phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học và sĩ số HS của lớp, GV lựa chọn hình thức chia nhóm phù hợp. Với số lượng câu hỏi nhiều, GV có thể chia nhóm theo tổ học tập, mỗi tổ là một nhóm, thành viên mỗi tổ sẽ tập trung lại với nhau, di chuyển bàn ghế để tạo không gian làm việc nhóm.

GV sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm và giải thích rõ nhiệm vụ học tập. Số lượng câu hỏi lớn phân hóa từ dễ tới khó dẫn đến một khối lượng công việc lớn cần chia nhỏ để có thể hoàn thành trong thời gian giới hạn. Điều này yêu cầu mỗi nhóm phải tiến hành phân công công việc, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên như: nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm, thư ký thu thập thông tin và ghi chép lại, phân chia câu hỏi ở các từ hàng ngang cần giải quyết,…Để đạt được số điểm cao nhất thì yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực hoạt động. Mỗi thành viên trong nhóm phải tích cực suy nghĩ tìm đáp án cho các câu hỏi từ hàng ngang, chia sẻ với nhau các tài liệu học tập cần thiết, giúp đỡ nhau giải quyết những câu hỏi khó, cùng thảo luận để tìm ra chướng ngại vật.

Ví dụ 10: Khi dạy nội dung “Giải bất phương trình P x   Q x ” bằng phương pháp bình phương hai vế, GV có thể đưa ra ví dụ như sau:

2

4 1

x    x x .

Sau đó HS trong lớp được chia thành các nhóm nhỏ như hai HS cùng bàn hoặc hai bàn gần nhau tạo thành một nhóm để tìm cách giải bài toán. HS ngồi tại chỗ hoặc ngồi quay vào nhau để tiến hành hoạt động nhóm, cùng tìm hướng giải bài toán. HS sẽ nhận thấy hai vế của bất phương trình có nghĩa với mọi x, tuy nhiên không thể trực tiếp bình phương hai vế của bất phương trình để giải mà phải phân chia các trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất là nếu vế phải của bất phương trình nhỏ hơn 0, tức x 1 0 hay x 1 và trường hợp thứ hai là vế phải của bất phương trình lớn hơn hoặc bằng 0, tức x 1 0 hay x 1. Một số nhóm có thể chia làm ba trường hợp là: x 1 0, x 1 0 và x 1 0. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ giải quyết một trường hợp, sau đó kết quả sẽ được tổng hợp lại, được các thành viên kiểm tra trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Để tìm được lời giải chính xác cho bài toán thì yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải tìm ra lời giải đúng cho trường hợp của mình, nếu gặp khó khăn cần nhờ đến sự giúp đỡ của những thành viên khác trong nhóm để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả của mỗi trường hợp sẽ được tổng kết lại, cả nhóm cùng tổng hợp nghiệm của bất phương trình.

Quá trình hoạt động nhóm theo bàn thường đem lại kết quả tốt, tiết kiệm thời gian vì những HS ngồi cùng bàn hay ngồi gần nhau đã cùng học tập với nhau trong thời gian dài, thường xuyên có sự trao đổi giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, biết được điểm mạnh, điểm yếu và phong cách học tập của nhau, từ đó có sự phân công, phối hợp làm việc hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)