Biện pháp 3: Thành lập nhóm học hợp tác phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 69 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Biện pháp 3: Thành lập nhóm học hợp tác phù hợp

2.3.3.1. Mục tiêu hoạt động

Thành lập nhóm học tập phù hợp với nội dung các hoạt động HHT đã thiết kế, phù hợp với những điều kiện thực tế của lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi để HS tiến hành các hoạt động nhóm, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng HHT.

2.3.3.2. Tổ chức thực hiện

Khi thành lập nhóm HHT, GV cần căn cứ vào nội dung bài học, nội dung các hoạt động HHT và những điều kiện về cơ sở vật chất lớp học, sĩ số HS trong lớp để lựa chọn hình thức chia nhóm và số lượng thành viên trong mỗi nhóm.

Có nhiều tiêu chí để thành lập nhóm khác nhau, những phương án thường được sử dụng được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các kiểu chia nhóm học tập

Kiểu nhóm Đặc điểm

Nhóm có cùng mối quan tâm

Thành phần: Gồm những HS có cùng sở thích, cùng

quan điểm.

Ưu điểm: Dễ thực hiện, đảm bảo quá trình hoạt động nhóm

diễn ra hiệu quả. Thích hợp với dạy học phân hóa.

Hạn chế: Có thể dẫn đến sự tách biệt giữa các nhóm HS

trong lớp, kéo bè phái, dẫn tới những mâu thuẫn.

Nhóm có đặc điểm

chung

Thành phần: Gồm những HS có cùng đặc điểm như: cùng

giới tính, cùng làng, cùng cao thấp,...

Ưu điểm: Cách chia nhóm mới lạ, gây hứng thú cho HS. Hạn chế: Sẽ mất đi tính thú vị, độc đáo nếu thường xuyên

được sử dụng.

Nhóm cố định

Thành phần: Các nhóm học tập được thành lập và duy trì

hoạt động trong thời gian dài.

Ưu điểm: Quá trình hoạt động nhóm diễn ra thuận lợi vì HS

đã làm việc với nhau trong thời gian dài.

Hạn chế: Dễ xuất hiện tình trạng ỷ nại và khó khăn khi lập

nhóm mới.

Nhóm ngẫu nhiên

Thành phần: Các thành viên trong nhóm được lựa chọn

ngẫu nhiên dựa theo: số thứ tự trong danh sách lớp, ngày sinh, tháng sinh, ...

Kiểu nhóm Đặc điểm

Ưu điểm: HS có cơ hội hoạt động trong những môi trường

thay đổi khác nhau, được tiếp xúc và làm việc chung với tất cả các bạn học cùng lớp.

Hạn chế: HS mất nhiều thời gian để thành lập nhóm, làm

quen với phong cách làm việc của các thành viên khác.

Nhóm theo năng lực học

tập

Thành phần: Những nhóm HS có học lực trung bình, yếu

được giao những nhiệm vụ học tập cơ bản, nhóm những HS có học lực khá, giỏi sẽ được giao thêm những nhiệm vụ nâng cao.

Ưu điểm: HS thực hiện những nhiệm vụ vừa sức, GV có thể

quan tâm, hướng dẫn tất cả HS trong lớp.

Hạn chế: Có thể dẫn tới sự tách biệt giữa các nhóm HS học

lực khá, giỏi và nhóm HS học lực trung bình, yếu trong lớp.

Nhóm hỗ trợ

Thành phần: Những HS học lực khá, giỏi trong lớp cùng

luyện tập với những HS có học lực trung bình, yếu.

Ưu điểm: Những HS học lực khá, giỏi học được cách trình

bày, hướng dẫn người khác, nhận ra những sai lầm của bản thân và những HS có học lực yếu hơn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ cần thiết trong học tâp.

Hạn chế: Xuất hiện tình trạng làm việc trễ nải, ỷ nại của một

số HS có học lực trung bình, yếu.

Như vậy có nhiều phương án chia nhóm khác nhau, có thể chia làm hai dạng chính là:

- Nhóm đồng nhất: Tập hợp những HS có cùng trình độ, cùng mức độ nhận thức và một số điều kiện khác.

- Nhóm hỗn hợp: Tập hợp các HS có sự khác biệt về trình độ, mức độ nhận thức và một số đặc điểm khác.

Trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động HHT, GV cần lựa chọn phương án chia nhóm phù hợp, có sự thay đổi giữa các phương án chia nhóm thuộc hai kiểu nhóm trên để quá trình HHT theo nhóm đạt hiệu quả cao nhất.

Mỗi HS tham gia vào các hoạt động HHT có thể là thành viên của nhóm đồng nhất hoặc nhóm hỗn hợp. Và để tiến hành thành lập nhóm thì GV cần tiến hành phân loại HS trong lớp theo trình độ và khả năng nhận thức: giỏi, khá, trung bình và yếu. Căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, sự phân hóa về trình độ của HS để GV có thể lựa chọn hình thức chia nhóm và số lượng thành viên mỗi nhóm phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và từ thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy kiểu nhóm hỗn hợp có nhiều ưu thế hơn trong thực tế dạy học.

Khi xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm, GV cần lưu ý rằng nếu số lượng HS trong mỗi nhóm nhiều thì HS có nhiều cơ hội để trao đổi, hợp tác với nhau, rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Tuy nhiên số lượng thành viên mỗi nhóm nhiều sẽ dẫn đến một số khó khăn trong quá trình hoạt động nhóm như: sự phân công công việc, quản lý và tổ chức các hoạt động,… Để HS có thể làm quen với hình thức HHT theo nhóm và để phát huy tính tích cực của hoạt động HHT, GV nên tổ chức những nhóm nhỏ với số lượng thành viên từ hai đến năm em một nhóm.

Sau một thời gian hoạt động, một số nhóm HHT sẽ không còn hoạt động hiệu quả do xuất hiện tình trạng ỷ nại, dựa dẫm và cần được thay thế bằng nhóm học tập mới. Vì vậy khi thành lập nhóm HHT, GV cần xác định thời gian duy trì nhóm để tiến hành hoạt động hiệu quả, tạo cơ hội cho HS có thể tham gia nhiều nhóm học tập khác nhau, đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trò khác nhau.

Do đặc thù của trường trung học phổ thông là gồm HS từ các trường trung học cơ sở khác nhau trên địa bàn huyện tập trung lại nên có thể có một số em vẫn chưa được làm quen hay chưa được rèn luyện nhiều về cách học tập nhóm, các kỹ năng làm việc nhóm ở những lớp dưới. Để quá trình HHT theo nhóm diễn ra hiệu quả thì GV cần nhắc lại, rèn luyện cho HS một số kỹ năng cần thiết như:

- Kỹ năng thành lập nhóm: Di chuyển, tập hợp với nhau tạo thành một nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành hoạt động nhóm.

- Kỹ năng giao tiếp: Những kỹ năng truyền đạt thông tin (tài liệu học tập, ý tưởng,…) và những kỹ năng tiếp nhận thông tin (lắng nghe, đánh giá nhận xét, tiếp thu ý kiến,…).

- Kỹ năng duy trì hoạt động nhóm: Xây dựng và duy trì không khí làm việc nhóm thoải mái, thân thiện và tin tưởng lẫn nhau.

Ví dụ 11: Để tổ chức hoạt động trò chơi “Ngôi sao hy vọng” (Hình 2.2)

thì GV có thể lựa chọn phương án chia nhóm theo tổ học tập. Những nhóm này có đặc điểm là nhóm hỗn hợp, tồn tại trong thời gian dài, có thể có cả tên riêng của mỗi nhóm vì vậy quá trình hoạt động nhóm sẽ diễn ra thuận lợi.

Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm ra đáp án của bài toán đố dân gian. Để hiểu được những dữ kiện bài toán cho yêu cầu của bài toán thì tất cả HS trong nhóm đều phải tham gia hoạt động, tích cực suy nghĩ và đóng góp ý kiến. Những HS có năng khiếu về các môn xã hội, khả năng sử dụng ngôn từ có thế mạnh trong hoạt động này và dẫn dắt cả nhóm hiểu được bài toán. Những HS có năng khiếu về các môn tự nhiên sẽ dẫn dắt cả nhóm giải quyết vấn đề bài toán đặt ra. Mỗi HS trong nhóm đều có những năng khiếu riêng và sự kết hợp trí tuệ tập thể sẽ giúp các nhóm đạt được thành công.

Tuy nhiên một số khó khăn xuất hiện trong quá trình hoạt động nhóm như thói quen phụ thuộc, ỷ nại do các thành viên trong nhóm đã làm việc với nhau trong thời gian dài. Vì vậy hình thức chia nhóm này chỉ duy trì đến hết hoạt động trò chơi “Ngôi sao hy vọng”, sau đó các nhóm sẽ bị giải thể để chuẩn bị cho các hoạt động học tập khác.

Ví dụ 12: Khi tổ chức hoạt động HHT thông qua trò chơi “Vượt chướng

ngại vật” (Hình 2.2), GV có thể chia nhóm theo dãy bàn học và mỗi dãy bàn học trong lớp là một nhóm. Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” là trò chơi được thiết

kế với số lượng câu hỏi nhiều và được phân hóa mức độ từ dễ tới khó. Để có thể trả lời các câu hỏi của các từ hàng ngang và tìm ra chướng ngại vật trong thời gian yêu cầu, mỗi nhóm phải phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm để có thể hoàn thành trong thời gian yêu cầu, có thể là mỗi bàn trả lời một câu hỏi, những thành viên học lực tốt sẽ chịu trách nghiệm làm câu khó, những thành viên học lực yếu hơn sẽ trả lời những câu hỏi dễ hơn.

Phương án chia nhóm này có đặc điểm là số lượng thành viên trong mỗi nhóm khá đông tạo điều kiện để HS có thể giao tiếp và làm việc chung với nhiều bạn học khác, tuy nhiên cũng gây khó khăn cho việc phân công nhiệm vụ, phối hợp hoạt động của các thành viên trong nhóm, gây khó khăn cho GV trong việc giám sát và điều khiển hoạt động nhóm. Vì vậy thời gian duy trì hoạt động của các nhóm là đến hết trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 69 - 74)