Xuất phương án giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 91 - 107)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. xuất phương án giải quyết

Từ thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đề xuất một số phương án để việc triển khai các biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT cho HS đạt hiệu quả như sau:

- Cần rèn luyện cho HS những kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hoạt động nhóm. - Cần chuẩn bị kỹ càng về kế hoạch dạy học và nội dung thực hiện. - Cần kết hợp với các PPDH khác để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, phân tích và đánh giá những kết quả thu được chúng tôi nhận thấy những giáo án thiết kế với mục đích hướng tới rèn luyện kỹ năng HHT cho HS mà đề tài xây dựng đã đem lại những hiệu quả trong dạy học như sau:

1. Sau khi thực hiện giảng dạy những giáo án được thiết kế với mục đích hướng tới rèn luyện kỹ năng HHT cho HS, chúng tôi nhận thấy rằng HS cảm thấy hứng thú với bài học trên lớp, tích cực tham gia các hoạt động học tập và chủ động nghiên cứu nội dung kiến thức bài học. Từ đó HS có thể hiểu sâu sắc hơn những nội dung kiến thức trên lớp, ghi nhớ kiến thức tốt hơn và có khả năng vận dụng linh hoạt hiệu quả. Đồng thời, quá trình hoạt động HHT theo nhóm cũng tạo điều kiện thuận lợi để mỗi HS có cơ hội học tập từ những bạn học khác, cả nhóm cùng nhau học tập, từ đó tạo nên kết quả học tập đồng đều giữa những HS trong lớp. Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm được nâng cao cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT cho HS.

2. Qua quá trình hợp tác và giúp đỡ nhau hoàn thành những nhiệm vụ nhóm, chúng tôi nhận thấy rằng HS đã có thể nhận ra được trách nghiệm xã hội của bản thân, học được cách tôn trọng lợi ích tập thể, coi trọng sự đoàn kết, nhận thấy được sức mạnh của việc hợp tác với toàn thể mọi người. HS tự tin hơn trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè, hòa đồng với tập thể, các kỹ năng giao tiếp xã hội và các kỹ năng làm việc tập thể được rèn luyện và phát triển, từ đó có thể dần hình thành những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, đáp ứng những mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã thực hiện:

- Nghiên cứu và tổng hợp được một số kết quả nghiên cứu về DHHT để củng cố cơ sở lý luận, định hướng cho việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT HS lớp 10 trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình.

- Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng HHT trong môn Toán ở trường trung học phổ thông và đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng HHT cho HS lớp 10 trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT cho HS lớp 10 trong dạy học nội dung hàm số, phương trình và bất phương trình.

Dựa vào những kết quả nghiên cứu về DHHT; tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng HHT cho HS lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình; đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT cho HS và tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có thể đưa ra kết luận như sau:

- Các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng HHT cho HS lớp 10 trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình có tính khả thi và hiệu quả, vừa giúp truyền thụ kiến thức hiệu quả vừa phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tiềm năng của mỗi HS, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

- Để các biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT cho HS đạt hiệu quả thì cần thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV về PPDH hợp tác, về những kỹ năng HHT cần thiết rèn luyện cho HS, GV cần hiểu rõ về các biện pháp rèn luyện kỹ năng HHT cho HS và có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo, HS cần được thường xuyên rèn luyện những kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng HHT.

2. Đề xuất và kiến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục

- Nhận thức về ý nghĩa của HHT trong việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS.

- Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV trung học phổ thông về PPDH nói chung và PPDH hợp tác nói riêng.

- Đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để thuận lợi cho việc đổi mới PPDH.

- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội hướng tới xây dựng môi trường học tập mang tính xã hội, thuận lợi cho việc hình thành các kỹ năng học hợp tác và các kỹ năng giao tiếp cần thiết ở HS.

2.2. Đối với giáo viên trung học phổ thông

- Cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng về PPDH nói chung và PPDH hợp tác nói riêng, nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho HS bên cạnh việc truyền thụ kiến thức.

- Cần có sự đổi mới về công tác kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, kết hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giáo dục, hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), “Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể”, Hà Nội.

2. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Từ điển Bách khoa.

3. Nguyễn Kế Hào (2009), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm.

4. Lưu Thị Thu Hằng (2017), “Xây dựng các mô hình hợp tác nhằm hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12, tr 9-12.

5. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp tích cực”,

Tạp chí Giáo dục Số 32, tr. 25-28.

7. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hồng (2010), Dạy học hợp tác - nhóm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 48.

9. Đặng Thành Hưng (2004), “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại”, Tạp chí Giáo dục số 78, tr. 7-8.

10. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm.

11. Nguyễn Thành Kỉnh (2016), Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở, Nxb Đại học Thái Nguyên.

12. Trần Ngọc Lan (2007), “Kỹ thuật chia nhóm và điều khiển nhóm học tập hợp tác”, Tạp chí Giáo dục số 157.

13. Hoàng Lê Minh (2007), “Tổ chức dạy học hợp tác bài Dấu tam thức”, Tạp chí Giáo dục số 169.

14. Vũ Thị Nhân (2018), “Kỹ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo”, Tạp chí giáo dục số 444.

15. Nông Thị Quỳnh Phương (2008), “Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh THPT thông qua hình thức tổ chức học tập theo nhóm tại lớp”, Tạp chí Giáo dục số 186.

16. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), “Nghị quyết số 88”, Hà Nội.

17. Sách giáo khoa đại số 10 cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam. 18. Sách bài tập đại số 10 cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

19. Nguyễn Triệu Sơn (2007), “Vận dụng dạy học theo quan điểm hợp tác”, Tạp chí Giáo dục số 154.

20. Nguyễn Trọng Sửu (2007), “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí giáo dục số 171.

21. Lê Văn Tạo (2004), “Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí giáo dục số 81.

22. Trần Thị Bích Trà (2006), “Một số trao đổi về dạy học hợp tác ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 146.

23. Thái Duy Tuyên (1998), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục Hà Nội.

24. Nguyễn Như Ý (2011), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

25. A.J.Romiszowski (1980), Designing Instructional Systems, Nichols Pub Co, pp. 20.

26. Richard A. Schmuck và Phillip J. Runkel (1994), The Handbook of Organizational Development in Schools (4rd edition), Waveland Pr Inc, pp. 19.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

1. Câu hỏi điều tra số 1: Thầy (cô) thường sử dụng những phương pháp

dạy học nào?

2. Câu hỏi điều tra số 2: Mục đích của thầy (cô) khi sử dụng PPDH hợp

tác trong dạy học là gì ?

3. Câu hỏi điều tra số 3 : Các em đã được làm quen với hình thức học

hợp tác theo nhóm và được hướng dẫn những kỹ năng học hợp tác chưa? Các em có thường xuyên được rèn luyện kỹ năng học hợp tác không?

4. Phiếu điều tra số 1: Thầy (cô) thường vận dụng những dạng mô hình

tổ chức dạy học nào?

STT Các dạng mô hình tổ chức dạy học

Mức độ sử dụng

thường xuyên đôi khi chưa từng 1 Dạng cá nhân

2 Dạng toàn lớp 3 Dạng nhóm

5. Phiếu điều tra số 2: Thầy (cô) thường vận dụng những dạng tổ chức

dạy học hợp tác nhóm nào? STT Các dạng tổ chức DHHT nhóm Thường xuyên Đôi Khi Chưa bao giờ 1 Thống nhất về nhiệm vụ giữa các nhóm trong lớp

2 Phân hoá về nhiệm vụ giữa các nhóm trong lớp

3 Thống nhất ở cấp độ lớp nhưng phân hoá nhiệm vụ ở cấp độ nhóm 4 Kết hợp giữa dạng 2 và dạng 3

PHỤ LỤC 2

GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM

BÀI 3: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT NHIỀU ẨN

I. KẾ HOẠCH CHUNG

Tiến trình dạy học

Tiết 1

Phương trình bậc nhất hai ẩn và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn Tiết 2 Hoạt động luyện tập và nâng cao

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức:

- HS nhớ lại và sử dụng thành thạo những cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- HS nhận dạng được những hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn. - HS hiểu được cách giải những hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn.

b. Kỹ năng:

- Giải được những hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và những hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.

- Biết chuyển những bài toán có nội dung thực tế hoặc bài toán của những môn học khác về bài toán giải được bằng cách lập hệ phương trình.

c. Thái độ:

- Tích cực và chủ động học tập.

- Nhiệt tình tham gia hoạt động học tập nhóm.

- Nghiêm túc và độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

d. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở HS:

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: HS chủ động chuẩn bị cho các hoạt động học tập, chủ động tìm hiểu về kiến thức bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS có khả năng suy luận, huy động các kiến thức và kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề học tập.

- Năng lực hợp tác: HS biết cách phối hợp hoạt động với những bạn học khác, phân chia công việc và hỗ trợ lẫn nhau.

- Năng lực giao tiếp: HS học cách giao tiếp với thầy cô và bạn bè thông qua ánh mắt, cử chỉ và giọng nói.

- Năng lực thuyết trình và phản biện: HS có khả năng trình bày quan điểm và biết cách bảo vệ quan điểm ấy.

- Năng lực xử lý số liệu và tính toán.

2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV:

- Soạn giáo án và thiết kế các nội hoạt động.

- Chuẩn bị phương tiện dạy học: phấn, thước kẻ, máy chiếu...

b. Chuẩn bị của HS:

- Hoàn thành bài tập về nhà và các nghiệm vụ được giao. - Tìm hiểu và chuẩn bị trước nội dung bài mới.

3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành Nội dung Nhận thức Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Nhớ lại cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Sử dụng thành thạo các phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Giải được các bài toán thực tế. Giải và biện luận một số hệ phương trình bậc nhất hai ẩn chứa tham số. Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn - Nhận dạng được hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn. - Biết cách giải hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn. Sử dụng thành thạo các phương pháp thế và phương pháp cộng đại số để giải hệ ba phương Biết chuyển bài toán có nội dung thực tế về bài toán giải được bằng cách lập hệ phương trình Giải và biện luận một số hệ phương trình bậc nhất ba ẩn chứa tham số.

Nội dung Nhận thức Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

trình bậc nhất ba ẩn.

bậc nhất ba ẩn.

4. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu:

+ Thu hút sự chú ý của HS đến nội dung bài học.

+ Giúp HS nhớ lại những cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Nội dung và phương thức tổ chức: + Chuyển giao:

GV: Hôm trước thầy (cô) đã chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc ở nhà. Sau đây mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình về vấn đề mà nhóm mình đã được giao. Mỗi nhóm tiến hành chuẩn bị và trình bày trong khoảng thời gian 3 phút. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, đưa ra nhận xét và bổ sung.

Câu 1: Yêu nhau cau sáu bổ ba,

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười. Mỗi người một miếng trăm người, Có mười bảy quả hỏi người ghét yêu.

Câu 2: Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng,

Người ùa vây kín cả đình đông. Tranh nhau đánh đấm đòi mâm lớn, Tiên chỉ hò la để chỗ ông.

Bốn người một cỗ thừa một cỗ, Ba người một cỗ bốn người không. Ngoài đình chè chén bao người nhỉ, Tính thử xem rằng có mấy ông ?

+ Thực hiện: Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình, các thành viên còn lại chú ý bổ sung những thiếu sót.

+ Báo cáo và thảo luận: Các nhóm trình bày kết quả hoạt động trước lớp, các nhóm khác chú ý theo dõi, đưa ra những câu hỏi về những vấn đề còn thắc mắc, đóng góp những ý kiến bổ sung. Giáo viên điều khiển và hướng dẫn quá trình thảo luận lớp.

- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của các nhóm. - Kỹ năng học hợp tác được rèn luyện:

 Kỹ năng phân công công việc, nhiệm vụ: Nhiệm vụ của mỗi nhóm cần chuẩn bị trước ở nhà nên mỗi nhóm cần phân chia công việc hợp lý để mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trước khi thảo luận nhóm.

 Kỹ năng chia sẻ: Các thành viên trong nhóm cần giúp đỡ, chia sẻ thông tin với nhau để hiểu được nội dung bài toán dân gian.

 Kỹ năng lắng nghe: Các thành viên trong nhóm cần lắng nghe để tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm và của các nhóm khác trong quá trình thảo luận lớp để tránh những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến xảy ra.

 Kỹ năng phối hợp hành động: Các thành viên trong nhóm cần phối hợp hành động với nhau, điều chỉnh hành vi để hoàn thành nhiệm vụ chung và trình bày trước lớp.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Ôn tập về phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông trong dạy học hàm số, phương trình và bất phương trình​ (Trang 91 - 107)