Quy trình hình thành tư duy logic trong dạy học phần sinh thái học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 36 - 38)

9. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Quy trình hình thành tư duy logic trong dạy học phần sinh thái học

Quy trình hình thành tư duy logic cho HS trọng dạy học phần sinh thái học SH 12 gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Ở bước này GV nêu tình huống có vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập cho HS bằng các yêu cầu như: câu hỏi, bài tập (nghiên cứu sơ đồ, quan sát tranh vẽ, hình ảnh,…) nhằm định hướng cho HS nhận ra vấn đề học tập, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng lĩnh hội tri thức.

Ví dụ: Khi dạy khái niệm Giới hạn sinh thái, GV yêu cầu HS làm thí nghiệm: gieo đậu xanh vào 5 chậu có cùng loại đất. Khi cây đã mọc, chọn tỉa để trong mỗi chậu còn cùng một số lượng từ 5 đến 10 cây có kích thước đều nhau. Rồi chăm sóc với chế độ tưới nước khác nhau. Sau khoảng 10 ngày yêu cầu HS quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng. Từ đó dự đoán kiến thức về khái niệm.

Bước 2: Huy động vốn tri thức của người học

Để huy động vốn tri thức, HS phải thực hiện các yêu cầu mà GV đưa ra như: trả lời câu hỏi, giải bài tập, hoàn thành bảng… nhằm huy động vốn kiến thức HS đã biết hoặc đã học ở các lớp dưới. Ở bước này GV có thể đưa ra những câu hỏi khái quát để hướng dẫn cho HS. Ví dụ: Để hình thành khái niệm lưới thức ăn: GV đưa ra câu hỏi “ Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ về chuỗi thức ăn?”

Bước 3: HS làm việc với tài liệu học tập

Trên cơ sở nhiệm vụ đặt ra, tùy theo yêu cầu phân tích SGK, bảng biểu, sơ đồ... HS suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để trả lời những câu hỏi, hoàn thành bảng, sơ đồ, điền vào chỗ trống, giải thích hiện tượng, sự kiện, rút ra nhận xét, kết luận.

Ví dụ: Dựa vào sơ đồ sau, kết hợp thông tin trang 151 SGK, bài: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Hãy thiết kế sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam, biết rằng: Loài cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 50C-420C. Nhiệt độ 50C gọi là giới hạn dưới, 420C là giới hạn trên. Nhiệt độ thuận lợi cho cơ thể sinh trưởng và phát triển là từ 200C-350C.

Ngoài giới hạn chịu đựng Khoảng chống chịu Khoảng chống chịu Ngoài giới hạn chịu đựng

Khoảng thuận lợi Khoảng giới hạn sinh thái

Sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Nhân tố sinh thái Điểm gây chết

(Giới hạn dưới) (Giới hạn trên) Điểm gây chết

Sơ đồ 2.2. Tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của SV

Bước 4: Tổ chức thảo luận toàn lớp, tự đánh giá và đánh giá giữa các nhóm để chuẩn hóa kiến thức dưới sự chỉ đạo của GV

Các nhóm báo cáo kết quả, HS nghiên cứu kết quả thảo luận nhóm của nhóm khác, sau đó nhận xét, bổ sung. Sau khi cho HS hoặc các nhóm đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá chung và chính xác hóa kiến thức. Ở bước này, HS được trao đổi, được đưa ra ý kiến của mình, từ đó giúp HS tự tin hơn, hăng hái hơn và có hứng thú học tập hơn.

Bước 5: Vận dụng xử lí các tình huống thực tế

Để giúp HS thành thạo các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa thì GV yêu cầu HS sử dụng các thao tác trên đối với một số đối tượng tương tự, theo trình tự tương ứng để vận dụng và ghi nhớ. Sau đó, GV có thể đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS độc lập phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa ở mức cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 36 - 38)