Ví dụ vận dụng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 40 - 43)

9. Cấu trúc của đề tài

2.3.4. Ví dụ vận dụng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy

phần sinh thái học (SH 12 - THPT)

Ví dụ khi dạy khái niệm hệ sinh thái

Giai đoạn 1: Trải nghiệm quy trình tư duy logic Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

GV nêu CH để HS xác định nhiệm vụ học tập: hãy cho biết các QTSV khác nhau sống trong MT ao, hồ. Từ đó hãy:

1. Phân tích mối quan hệ giữa các quần thể có trong quần xã với nhau? 2. Phân tích mối quan hệ giữa QXSV và sinh cảnh như thế nào?

3. Khái quát thành sơ đồ về mối liên hệ giữa các yếu tố cấu trúc của HST? 4. Phát biểu định nghĩa HST?

Mục tiêu: phát triển kĩ năng phân tích - tổng hợp

HS xác định được đây là thao tác phân tích - tổng hợp để hình thành khái niệm hệ sinh thái. Nhiệm vụ cần giải quyết gồm:

- Phân tích để xác định thành phần cấu trúc và chức năng của các thành phần trong hệ sinh thái.

- Sơ đồ hóa sự tác động qua lại giữa các thành phần cấu trúc quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh.

Bước 2: Huy động vốn tri thức

GV đặt CH: Các sinh vật sống trong ao, hồ, rừng,..được gọi là gì? Các sinh vật trong các ao, hồ, rừng tồn tại và phát triển được dựa vào những điều kiện nào?

HS tái hiện được kiến thức về quần xã trong bài 40: “Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã“ và bài 41:“Diễn thế sinh thái“.

Bước 3: HS làm việc với tài liệu học tập

HS nghiên cứu SGK, cá nhân trả lời CH hoặc có thể thảo luận nhóm để thống nhất nội dung trả lời.

Bước 4: Tổ chức tự đánh giá giữa các nhóm HS để chính xác hóa kiến thức có sự chỉ đạo của GV

GV thu kết quả thảo luận của nhóm, yêu cầu một vài HS hoặc đại diện nhóm lên trình bày và nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại kiến thức:

HST có thể bao gồm nhiều QXSV. Một QXSV bao gồm nhiều QTSV của nhiều loài. Một QTSV bao gồm các cá thể cùng loài, có khả năng giao phối với nhau và cùng sống với nhau trong một sinh cảnh. Các HST, các QX và các QT tất cả được tạo nên từ các cơ thể sống ảnh hưởng lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của MT.

Các QXSV là những tác nhân vận chuyển và là những bộ máy trao đổi vật chất và năng lượng. Mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần cơ bản của HST được đặc trưng bởi chu trình sinh địa hóa các chất. Dòng chuyển dịch năng lượng ánh sáng mặt trời qua các bậc dinh dưỡng thông qua các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Sự tác động giữa SC và QXSV tạo thành chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên làm cho sự sống trên Trái Đất được duy trì và phát triển. Trên cơ sở về mối quan hệ giữa các QT trong QX, mối quan hệ giữa QX và SC, khái quát về mối quan hệ giữa các thành phần trong HST:

Sơ đồ 2.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc của hệ sinh thái

Bước 5: vận dụng xử lí các tình huống thực tế

Sau khi định nghĩa khái niệm HST, GV yêu cầu HS trả lời CH: hiện nay do hiện tượng khai thác cát, sỏi trong các sông, hồ diễn ra bừa bãi đã làm cho số lượng tôm, cá trong lòng sông, hồ giảm sút nghiêm trọng. Nhằm khôi phục quần xã SV trong sông, hồ, đã có nhiều giải pháp được đưa ra trong đó có ý kiến đề nghị thả bổ sung tôm, cá vào sông, hồ. Theo em, giải pháp này có thể cứu được QXSV trong sông, hồ hay không? Giải thích vì sao?

Giai đoạn 2: Đánh giá, thảo luận và rút ra quy trình tư duy logic qua việc rèn luyện các thao tác tư duy logic

Sau khi HS được rèn luyện KNTD logic để giải quyết nhiệm vụ học tập, GV tiến hành cho HS thảo luận để đánh giá theo trật tự của các bước trong quy trình tư duy logic, phản ánh logic lĩnh hội tri thức; đồng thời đánh giá được ý nghĩa từng bước trong quy trình.

HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả thực hiện nhiệm vụ, từng bước hiểu rõ và rút ra quy trình tư duy logic gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức Bước 2: Huy động vốn tri thức

Bước 4: Tổ chức tự đánh giá giữa các nhóm để chính xác hóa kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV

Bước 5: Vận dụng xử lí các tình huống thực tế

Giai đoạn 3: Giao nhiệm vụ mới

Gv giao nhiệm vụ mới để HS tiếp tục rèn luyện. Đây là bước giúp HS củng cố, rèn luyện tiếp các thao tác tư duy logic khi thực hiện một nhiệm vụ học tập mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 40 - 43)