Một số giáo án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 50)

9. Cấu trúc của đề tài

2.5. Một số giáo án

SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

Ngày soạn: 03/03/2017 Tiết:38

Bài 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.

- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.

- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức học tập môn học, xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Thiết bị dạy học

- Hình 35.1-2 SGK, hình 35 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

III. Phương pháp

-Dạy học theo vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình tổ chức bài học

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

- Đi thẳng bằng hai chân đã đem tới cho vượn người những ưu thế gì? Loài người hiện đại H.sapiens đã tiến hóa qua các loài trung gian nào?

- Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa? Những đặc điểm thích nghi đã giúp con người có được khả năng tiến hóa văn hóa?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I SGK, quan sát 1 số hình ảnh về môi trường tự nhiên sưu tầm từ internet kết hợp với kiến thức SH 9. Trả lời các câu hỏi:

+ Môi trường sống là gì?

+ Trong thiên nhiên có những loại môi trường sống nào?

+ Môi trường sống có những loại nhân tố sinh thái nào? VD cho thấy nhân tố sinh thái tác động tới đời sống sinh vật?

+ Ảnh hưởng của con người tới môi trường sống?

- HS hoạt động cá nhân, nhận biết kiến thức từ việc nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi. - HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- GV nêu yêu cầu:

+ Nghiên cứu SGK trang 151, quan sát hình 35.1 và trả lời câu hỏi:

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

- Môi trường sống: Tất cả những nhân tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng hoặc tác động tới sự tồn tại, sinh trưởng - phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường: Trên cạn, nước, đất, sinh vật.

- Nhân tố sinh thái: Nhân tố môi trường có ảnh hưởng tới đời sống sinh vật.

+ Nhân tố vô sinh: Khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, nước ...

+ Nhân tố hữu sinh: Quan hệ giữa các sinh vật.

+ Giới hạn sinh thái là gì? Phân tích đặc điểm giới hạn sinh thái? Từ đó rút ra kết luận về quy luật giới hạn sinh thái? + Giải thích sự khác nhau về sức sống của sinh vật ở các khoảng thuận lời và khoảng chống chịu theo nhân tố nhiệt độ?

- HS hoạt động cá nhân: nhận biết kiến thức từ việc nghiên cứu SGK. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến - Đại diện HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung

- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II SGK, quan sát hình 35.2. Trả lời các câu hỏi:

+ Thế nào là ổ sinh thái?

+ Trong tự nhiên, SV có phải chỉ chịu tác động của 1 nhân tố hay không? Tại sao?

- Các dạng ổ sinh thái? VD minh họa

II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

1. Giới hạn sinh thái - Giới hạn sinh

thái: Khoảng giá trị xác định của 1 NTST mà SV có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- VD: Giới hạn về To của cá Chép từ 2 - 440C, khoảng thuận lợi 280- 320C.  Quy luật giới hạn sinh thái: Mỗi sinh vật có giới hạn nhất định đối với mỗi NTST.

- Đặc điểm:

+ Khoảng thuận lợi: Các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu: là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.

2 . Ổ sinh thái.

- Ổ sinh thái: Không gian sinh thái mà tất cả các NTST đều nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại và phát triển không hạn định.

+ Ổ sinh thái riêng: Giới hạn sinh thái của 1 nhân tố sinh thái.

+ Ổ sinh thái chung: Tập hợp tất cả các ổ sinh thái riêng.

- Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? VD minh họa

- HS hoạt động cá nhân: nhận biết kiến thức từ việc nghiên cứu SGK. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến - Đại diện HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung

- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- Gv dẫn dắt: Để tồn tại và phát triển trong tự nhiên sinh vật luôn thích nghi với môi trường.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục III SGK, trả lời câu hỏi: + Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng đã biểu hiện như thế nào? VD minh họa?

- HS vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức SH THCS có thể trả lời: + Có nhiều loài cây sống ở nơi nhiều ánh sáng như : lúa, chè,...

+ Có nhiều loài cây chỉ sống ở dưới tán của cây khác như: phong lan, lá lốt,... + Tùy theo nhu cầu ánh sáng mà thực vật biến đổi cấu tạo màu sắc và chức năng sinh lí

- GV nhận xét, đánh giá, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 152,153 và phân biệt các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng,...

- Ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài, nơi ở là nơi cư trú.

III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

- Ánh sáng chi phối đến mọi hoạt động của đời sống thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm cấu tạo, sinh lí và sinh thái của chúng. - Thực vật chia làm 2 nhóm thích nghi với điều kiện và nhu cầu ánh sáng khác nhau:

+ Nhóm ưa sáng: mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng, có những đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá nằm nghiêng. + Nhóm ưa bóng: mọc ở dưới

- HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- GV giảng giải: Khác với thực vật, ánh sáng không có giới hạn thích hợp với động vật. Hầu hết động vật đều có khả năng phát triển trong tối và ngoài sáng. - GV nêu câu hỏi: Kể tên những động vật thường xuyên sống trong bóng tối và đặc điểm nổi bật của nó là gì? - HS vận dụng kiến thức SH THCS để trả lời:

+ Cá sống ở đáy biển + Thị giác kém phát triển

+ Cơ quan phát sáng phát triển mạnh. - GV nêu vấn đề: Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng đã biểu hiện như thế nào?

- HS nghiên cứu SGK để nhận biết kiến thức.

- HS có thể trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi:

+ ĐV có 2 nhóm là: nhóm ưa hoạt động ngày và nhóm ưa hoạt động đêm. Liên hệ: Trong chăn nuôi con người vận dụng ảnh hưởng của ánh sáng như thế nào?

bóng của cây khác, có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.

- Động vật: Nhóm ưa hoạt động ngày, nhóm ưa hoạt động đêm.

- HS có thể trả lời: Tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm gà sẽ đẻ 2 trứng/ngày.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 153, trả lời các câu hỏi:

+ Sinh vật hằng nhiệt biểu hiện sự thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường như thế nào? VD minh họa? + Thực vật ở nước có những đặt điểm gì khác thực vật ở cạn?

- Nội dung quy tắc Becman, quy tắc Anlen? VD minh họa?

- Tại sao ĐV hằng nhiệt vùng ôn đới lại có kích thước cơ thể lớn hơn vùng nhiệt đới? Kết luận về tỉ lệ S/V và ý nghĩa của nó?

- HS hoạt động cá nhân, nhận biết kiến thức từ việc nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức sinh học THPT. - HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và giúp HS khái quát kiến thức.

2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

a. Quy tắc quy tắc kích thước cơ thể (quy tắc Becmam)

- Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài (hoặc có quan hệ họ hàng gần) sống ở vùng nhiệt.

b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi … của cơ thể (quy tắc Anlen)

- Động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi và chi ... bé hơn động vật cùng loài sống ở vùng nóng.  Động vật hằng nhiệt sống nơi T0 thấp có tỉ lệ S/V giảm nhằm hạn chế sự mất nhiệt.

4. Củng cố

- Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật?

- Hãy lấy hai ví dụ về các ổ sinh thái? Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong ví dụ đó?

5. Dặn dò

- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị nội dung bài 36 “Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá

Ngày soạn: 06/03/2017 Tiết 39

Bài 36

QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể.

- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể; lấy được ví dụ minh họa, nêu được nguyên nhân - ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên kiến thức thực tế.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức học tập bộ môn, xây dựng được ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Thiết bị dạy học

- Hình 35.1-3, bảng 36 SGK, và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

III. Phương pháp

- Dạy học theo vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình tổ chức bài học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái? VD minh họa? Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái?

- Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- GV nêu câu hỏi:

+ Quần thể là gì? VD về 1 số quần thể sinh vật ở địa phương em?

- HS vận dụng kiến thức sinh học lớp 9 trả lời:

+ Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống.

+ Các cá thể trong quần thể giao phối, sinh con.

+ Ví dụ: đàn chim sẻ trên cây, hoa súng trong đầm,...

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức, giúp HS khái quát kiến thức.

- GV nêu câu hỏi:

+ Quần thể được hình thành như thế nào?

+ Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, giúp HS khái quát kiến thức.

- GV nêu câu hỏi: bằng quan sát thực tế em hãy cho biết trong quần thể có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ?

I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể

- Quần thể: Tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong 1 không gian xác định, vào 1 thời

điểm nhất định, có khả năng sinh sản hình thành thế hệ mới.

- Quá trình hình thành quần thể: Một số cá thể phát tán đến môi trường mới. CLTN tác động giữ lại những cá thể thích nghi  quần thể.

- HS vận dụng kiến thức trả lời: + Quan hệ hỗ trợ: cá heo, kiến, ong,... + Quan hệ cạnh tranh: gà trống đánh nhau giành gà mái,...

- GV khẳng định hai mối quan hệ chủ yếu trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II trang 157,158. Hãy chỉ ra nét cơ bản trong quan hệ hỗ trợ của quần thể.

- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: + Sự sống bầy đàn phổ biến và duy trì. + Sống quần tụ mang tính tạm thời. + Ý nghĩa của sống bầy đàn: bảo vệ nhau, chia sẻ.

+ Ý nghĩa sống quần tụ: chống kẻ thù, săn mồi, sinh sản.

+ Ví dụ: Đàn kiến quần tụ để cùng mang miếng mồi lớn, Tre quần tụ bảo vệ nhau.

- GV nhận xét, đánh giá. - GV tiếp tục đưa câu hỏi:

+ Trong cách sống bầy đàn các cá thể nhận biết nhau bằng tín hiệu đặc trưng nào?

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. Quan hệ hỗ trợ

- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau tìm kiếm thức ăn, chống lại kẻ thù... đảm bảo cho QT thích nghi hơn, khai thác nguồn sống hiệu quả hơn, tăng khả năng sống sót và sinh sản. - VD:

+ Hiện tượng rừng thông nối liền rễ. + Linh cẩu hoạt động theo đàn.

+ Hiệu suất nhóm là gì? Ý nghĩa của hiệu suất nhóm đối với sinh vật? - HS vận dụng kiến thức để trả lời - GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS: Hoàn thành phiếu học tập (bảng 36 SGK)

- GV nêu vấn đề:

+ Vì sao cạnh tranh cùng loài rất khốc liệt? Trong thực tế cạnh tranh cùng loài ít khi xảy ra vì sao?

- HS vận dụng kiến thức bài 35 trả lời: + Cạnh tranh cùng loài khốc liệt vì các cá thể có ổ sinh thái trùng nhau. + Thực tế cạnh tranh cùng loài ít xảy ra vì số lượng quần thể thường dưới ngưỡng môi trường cho phép. + Cá thể cùng loài có xu hướng phân li ổ sinh thái dinh dưỡng để tránh đối đầu.

- GV nhận xét, đánh giá. - GV nêu yêu cầu:

+ Điều kiện nào dẫn đến cạnh tranh cùng loài?

+ Cạnh tranh có lợi hay có hại cho loài? Cho ví dụ về sự cạnh tranh. - Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật?

- Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra

khỏi đàn là gì? VD minh họa - HS tiếp tục nghiên cứu và trả lời. - GV nhận xét, khái quát kiến thức.

2. Quan hệ cạnh tranh

- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài, xuất hiện khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống hạn hẹp ... các cá thể trong quần thể cạnh tranh thức ăn, nơi ở ... nhằm đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định.

- Hiệu suất nhóm là hiện tượng hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài để kiếm ăn, chống lại tác động bất lợi cho đời sống. - VD: Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 50)