Câu hỏi, bài tập định hướng rèn luyện thao tác trừu tượng hó a khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 46 - 50)

9. Cấu trúc của đề tài

2.4.2. Câu hỏi, bài tập định hướng rèn luyện thao tác trừu tượng hó a khá

quát hóa

- Ví dụ ở Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

CH 35.1

Giải thích như thế nào về hiện tượng ngủ đông ở động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt?

CH 35.2

Xác định được giới hạn sinh thái có ý nghĩa gì trong chăn nuôi, trồng trọt?

CH 35.3

Tại sao nói ánh sáng là một nhân tố sinh thái quan trọng? Ảnh hưởng của nó tới nhịp điệu sinh học ở SV như thế nào?

CH 35.4

Tại sao nói bảo vệ rừng là bảo vệ MT? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ MT ở địa phương của mình?

CH 35.5

Hãy khái quát về giới hạn chịu đựng của các SV đối với các NTST có trong MT?

- Ví dụ ở bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

CH 39.1

Sử dụng sơ đồ biểu diễn cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần thể để giải thích câu: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ“.

CH 39.2

Hiện tượng tự tỉa thưa ở TV, hay việc tiết ra các chất hóa học làm suy yếu đồng loại có phải là cơ chế điều hòa mật độ QT không?

Hiện tượng cá lớn nuốt cá bé có phải là cơ chế điều hòa mật độ QT không? Rút ra ý nghĩa của cơ chế điều hòa mật độ trong việc đánh bắt hai thác các nguồn lợi tự nhiên và bảo vệ MT?

- Ví dụ ở bải 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

CH 40.1

Giải thích tại sao QX là một cấu trúc động?

a. Quần xã tương tác với môi trường như thế nào?

b. Vẽ sơ đồ quá trình tương tác giữa QX với MT? Rút ra thế nào là cấu trúc động của QX?

CH 40.2

Khi QT ưu thế bị tiêu diệt thì dẫn tới hậu quả gì trong quần xã?

CH 40.3

Vì sao QX thường có cấu trúc phân tầng? Khái quát quá trình hình thành sự phân tầng của một QXSV. Từ đó rút ra ý nghĩa của quá trình trong việc trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc?

- Ví dụ ở Bài 41: Diễn thế sinh thái

CH 41.1

Vì sao trong DTST, hệ thực vật lại có vai trò quan trọng bậc nhất? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ MT?

CH 41.2

Từ bản chất của DTST có thể rút ra kết luận gì về sự tiến hóa của QX trong quá trình diễn thế?

- Ví dụ ở bài 42: Hệ sinh thái

CH 42.1

Vòng tuần hoàn vật chất và chuyển hóa năng lượng trong HST diễn ra như thế nào? Tại sao vòng tuần hoàn vật chất là vòng khép kín? Vòng tuần hoàn năng lượng lại không khép kín?

CH 42.2

Mô hình VAC có phải là một HST không? Giải thích cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình này?

- Ví dụ ở bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

CH 43.1

Cho một sơ đồ hệ sinh thái. Từ đó hãy:

a. Chỉ ra sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ các cấp ( dùng ký hiệu tương ứng: A,B,C) để chỉ các sinh vật trên hình.

b. Căn cứ thông tin trên hình và nội dung trong SGK bằng ký hiệu mũi tên hãy vẽ một sơ đồ khái quát các yếu tố cấu trúc chính của một HST hoàn chỉnh thể hiện sự tuần hoàn vật chất và năng lượng.

c. Từ sơ đồ HST ở trên hãy giải thích ý nghĩa sinh học của bảo vệ tính đa dạng sinh học?

CH 43.2

Hãy giải thích tại sao hình tháp có đáy rộng đỉnh hẹp? Có trường hợp nào ngược lại không?

- Ví dụ ở Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

CH 44.1

Tại sao nói chu trình sinh địa hóa các chất là cơ chế trao đổi chất giữa QX và sinh cảnh? Nếu chỉ có quá trình trao đổi chất bên trong (chuỗi thức ăn và lưới thức ăn) có đảm bảo tính khép kín của HST không? Tại sao?

CH 44.2

Giải thích câu: “Thân cát bụi lại trở về cát bụi“

CH 44.3

Có phải tất cả lượng cacbon của QXSV được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Tại sao?

CH 44.4

Tại sao nói chu trình nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của sinh giới?

- Ví dụ ở Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

CH 45.1

Hãy giải thích tại sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần?

CH 45.2

Vẽ sơ đồ tổng quát một chuỗi thức ăn, sau đó rút ra nhận xét về quy luật biến đổi sinh khối, năng lượng từ bậc dinh dưỡng này đến bậc dinh dưỡng khác trong chuỗi thức ăn đó. Từ quy luật đó hãy giải thích tại sao HST nông nghiệp ở các nước nghèo thì khó có điều kiện để phấn đấu có nhiều bậc dinh dưỡng so với các nước phát triển?

CH 45.3

Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 mắt xích)?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 46 - 50)