Kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 79 - 91)

9. Cấu trúc của đề tài

3.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Ở các lớp TN, HS đều tỏ ra hăng hái, chủ động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp. Mức độ tích cực, sáng tạo và tư duy logic của HS ở nhóm TN ngày càng cao và kiến thức lĩnh hội được chắc chắn hơn. Điều này thể hiện, trong các câu hỏi thực hiện kĩ năng sử dụng thao tác tư duy PT - SS, KQK - TTH, số HS trả lời đầy đủ, sự chính xác ở nhóm TN cao hơn ở nhóm ĐC. Về cách trình bày, diễn đạt của HS ở nhóm ĐC có sự khác biệt rõ rệt. HS ở nhóm TN diễn đạt kiến thức một cách rõ ràng, cô đọng và đầy đủ. Trong khi đó, nhóm lớp ĐC diễn đạt nội dung gần như “đọc thuộc” các ý trong SGK hoặc trình bày còn lủng củng, thiếu chính xác.

Kết luận chương 3

Qua phân tích kết quả TNSP về định lượng và định tính cho thấy: việc sử dụng quy trình rèn luyện KNTD logic trong dạy học phần sinh thái học SH 12 - THPT mà luận văn đề xuất có tác dụng vừa nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức phần sinh thái học vừa rèn luyện KNTD logic cho HS. Qua rèn luyện các thao tác tư duy nói trên đã thực sự nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo cho HS trên cơ sở quy trình rèn luyện được đề xuất hợp lý. Bên cạnh đó, việc sử dụng quy trình này trong dạy học có tác dụng tạo hứng thú, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức của HS, đồng thời giúp GV khai thác kiến thức trọng tâm của bài học.

Từ các kết quả của quá trình TNSP tôi có thể khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đề ra là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian thực hiện nhiệm vụ của đề tài, tôi đã giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản của luận văn đó là:

Dựa trên việc phân tích cơ sở lí luận, chúng tôi đã xác định được khái niệm KNTD logic và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ: nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thưc phần sinh thái học SH 12 - THPT thông qua việc sử dụng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS.

Qua phân tích đặc điểm nội dung phần sinh thái học SH 12 - THPT đã xác định được các thao tác tư duy để rèn luyện KNTD logic.

Vận dụng PPDH tích cực và các thao tác tư duy logic để rèn luyện KNTD cho HS, chúng tôi xây dựng quy trình hình thành tư duy logic cho HS gồm 5 bước.

Xây dựng và sử dụng quy trình rèn luyện KNTD logic gồm ba giai đoạn. Kết quả TNSP đã khẳng định hiệu quả của quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS phần sinh thái học SH 12, phù hợp với giả thuyết khoa học của luận văn.

2. Đề nghị

- Cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho GV cách hướng dẫn rèn luyện KNTD logic cho HS; cần đưa nội dung rèn luyện KNTD logic vào học phần PPDH sinh học trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành SH, nhằm nâng cao năng lực cho GV tương lai, góp phần nâng cao chất lượng dạy học SH.

- Cần có nghiên cứu về KNTD trong mối tương quan với động cơ học tập và cách học nhằm xây dựng các biện pháp phát triển năng lực tự học của HS theo chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Đinh Quang Báo (1986), Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài sinh học ở trường phổ thông Việt Nam, NCGD số 2/1986. 2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học SH phần

đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Benjamin Bloom (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu dạy học - lĩnh vực nhận thức, NXB Giáo dục.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn SH, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2000), Dạy các kĩ năng tư duy.\

7. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, NXB Giáo dục.

8. Hồ Ngọc Đại (1995), CGD - Công nghệ giáo dục, tập hai - kỹ thuật cơ bản, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn (2007), Sinh học 12, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục. 10. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2008),

Sách Giáo viên Sinh Học 12, NXB Giáo dục.

11. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Sinh Học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Hồng (2003), Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa cho HS lớp 12 THPT trong dạy học tiến hóa, luận văn thạc sĩ.

13. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Sinh Học 12, NXB Giáo dục.

14. Ngô Văn Hưng, Hoàng Thanh Hồng, Phan Thị Bích Ngân, Kiều Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang (2008), Giới thiệu giáo án Sinh Học 12, NXB Hà Nội.

15. I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục.

16. Luật giáo dục của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005

17. Vũ Đức Lưu (2009), Sinh học 12 chuyên sâu tập 2 - tiến hóa và sinh thái học, NXB ĐHQG.

18. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), (2013).

19. Trần Thị Thu Ngọc (1986), Hệ thống các biện pháp hoạt động trí tuệ của HS trong DH sinh học đại cương lớp 11. Luận văn sau đại học về PPDH sinh học. 20. Lê Thanh Oai (2003), Sử dụng câu hỏi và bài tập để tích cực hóa hoạt

động nhận thức của HS trong DH Sinh thái học lớp 11 THPT. Luận án tiến sĩ, năm 2003.

21. Lê Thanh Oai (2011), Cơ sở phân loại câu hỏi bài tập trong dạy học STH ở phổ thông, tạp chí giáo dục số 255 kì 1 (2/2011).

22. Hoàng Phê, 2000. Từ điển Tiếng Việt, Tr 42.Viện ngôn ngữ học, Hà Nội. 23. Quốc hội khóa 12, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục số

44/2009/QH12 25 tháng 11 năm 2009.

24. Nguyễn Văn Thuận (2004), Góp phần phát triển năng lực tư duy logic và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho HS đầu cấp THPT trong dạy học đại số. Luận án tiến sĩ giáo dục, trường ĐH Vinh.

25. Lâm Hàn Thủy (1983), Hình thành và phát triển các biện pháp hoạt động trí tuệ của HS trong DH sinh học. Luận văn sau đại học, năm 1983

26. TOM. Korrzuh, B.A Ozahecrh (1980), Phương pháp dạy toán ở trung học, Người dịch: Nguyễn Đức Thuần, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Từ điển thuật ngữ giáo dục (2001), NXB Giáo dục.

28. Vũ Văn Viên (2006), Tư duy logic các bộ phận hợp thành của tư duy khoa học, Triết học, số 12, 2006.

Tài liệu tiếng Anh

29. Francis Galton, Brian, Relation between genealogy and intelligent, 1879, Oxford Univesity Press.

30. Spearman, C. (1904). ”General Intelligence”, Objectively Determined and Measured. The American Journal of Psychology 15 (2): 201 - 292. Doi: 10.2307/1412107

31. Vygotsky, (1980). Mind in society: The development of higher psychologycal processes, Cambridge, MA: Harvard University Press

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập số 36.1 Thời gian: 5 phút

MT: phát triển kĩ năng phân tích - so sánh

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

Nghiên cứu mục II, trang 157 SGK, quan sát hình 36.2,3,4. Bài 36: QT và các mối quan hệ trong QT. Hãy hoàn thành PHT sau:

Nội dung Quan hệ hỗ trợ Quan hệ cạnh tranh

Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa

Đáp án: Phiếu học tập số 36.1

Thời gian: 5 phút

MT: phát triển kĩ năng phân tích - so sánh

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

Nghiên cứu mục II, trang 157 SGK, quan sát hình 36.2,3,4. Bài 36 : QT và các mối quan hệ trong QT. Hãy hoàn thành PHT sau:

Nội

dung Quan hệ hỗ trợ Quan hệ cạnh tranh

Khái niệm

Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống

Quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.

Ví dụ

- Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông. - Chó rừng thường quần tụ từng đàn….. - Thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…. Ý nghĩa

- Đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định

- Giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống. Tăng khả năng sống sót và sinh sản

- Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể

- Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển

Phiếu học tập 41.1 Thời gian: 7 phút

MT: phát triển kĩ năng phân tích - so sánh

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

Nghiên cứu nội dung mục II trang 182 SGK, bài 41: Diễn thế sinh thái. Hoàn thành PHT sau:

Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh

Các giai

đoạn của diễn thế

Giai đoạn đầu Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối Nguyên nhân

Ví dụ

Đáp án: Phiếu học tập số 41.1

MT: phát triển kĩ năng phân tích - so sánh

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm

Nghiên cứu nội dung mục II trang 182 SGK, bài 41: Diễn thế sinh thái. Hoàn thành PHT sau:

Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh

Các giai đoạn của diễn thế Giai đoạn đầu

Khởi đầu từ môi trường

chưa có hoặc có rất ít SV. Khởi đầu từ môi trường đã có một QX SV phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người.

Giai đoạn giữa

Các QX SV biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.

Một QX mới phục hồi thay thế QX bị hủy diệt, các QX biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Giai đoạn cuối

Hình thành QX tương đối ổn định.

Có thể hình thành nên QX tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều QX bị suy thoái.

Nguyên nhân

Tác động mạnh của ngoại cảnh lên QX. Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX.

Tác động mạnh của ngoại cảnh lên QX. Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX, khai thác của con người.

Phiếu học tập số 36.2 Thời gian: 5 phút

MT: phát triển kĩ năng khái quát hóa - trừu tượng hóa

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào là quần thể sinh vật? Vì sao? (Tham khảo mục I, trang 156 SGK)

- Nêu các dấu hiệu để nhận biết 1 quần thể, từ đó phát biểu khái niệm quần thể sinh vật?

- Từ các ví dụ trên hãy cho biết quá trình hình thành 1 quần thể diễn ra như thế nào?

Ví dụ 1: bầy chim cánh cụt Ví dụ 2: Các cây thông trong rừng

Ví dụ 4: Bể cá cảnh Ví dụ 3:Đàn gà trong chuồng

Đáp án PHT số 36.2 Thời gian: 5 phút

MT: phát triển kĩ năng khái quát hóa - trừu tượng hóa

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

1. Ví dụ 1 đàn chim cánh cụt, ví dụ 2 các cây thông trong rừng là quần thể vì đó là các sinh vật cùng loài, có cùng lịch sử hình thành, sống trong một sinh cảnh trải qua nhiều thế hệ. Ví dụ 3: đàn gà trong chuồng, ví dụ 4: cá trong bể là các nhóm cá thể ngẫu nhiên được tập hợp với nhau.

2. Nêu các dấu hiệu để nhận biết 1 quần thể:

+Sinh sống trong một khoảng không gian xác định +Thời gian nhất định

+Sinh sản và tạo ra thế hệ mới Khái niệm quần thể sinh vật:

Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời gian nhất định có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

3. Quá trình hình thành 1 quần thể:

Cá thể phát tán  môi trường mới  CLTN tác động  cá thể thích nghi

Phiếu học tập số 36.3 Thời gian: 5 phút

MT: phát triển kĩ năng khái quát hóa - trừu tượng hóa Họ và tên:...

Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

Nghiên cứu mục II trang 157 SGK, quan sát hình 36.2,3,4. Bài 36: QT và các mối quan hệ trong QT. Hãy dùng mũi tên nối các cột lại với nhau sao cho phù hợp:

Quan hệ hỗ trợ

Hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống Cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống. Số lượng cá thể trong QT được duy trì phù hợp

Quan hệ cạnh tranh

Giúp khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật

Đáp án: Phiếu học tập số 36.3 Thời gian: 5 phút

MT: phát triển kĩ năng khái quát hóa - trừu tượng hóa

Họ và tên:... Nhóm:...

Yêu cầu: HS thảo luận từng nhóm.

Nghiên cứu mục II trang 157 SGK, quan sát hình 36.2,3,4. Bài 36: QT và các mối quan hệ trong QT. Hãy dùng mũi tên nối các cột lại với nhau sao cho phù hợp:

Quan hệ hỗ trợ

Hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống Cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống. Số lượng cá thể trong QT được duy trì phù hợp

Quan hệ cạnh tranh

Giúp khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật

Đề kiểm tra 45 phút

Câu 1: (2,5 điểm). Quan sát “Sơ đồ tác động của nhiệt độ lên cá Rô Phi ở Việt

Nam” (hình 35.1 SH 12). Hãy nhận xét về giới hạn nhiệt độ của cá Rô Phi ở Việt Nam?

Câu 2: (2,5 điểm). Các nhân tố sinh thái khác có giới hạn cho mỗi loài sinh vật

không? Và giới hạn của mỗi nhân tố có giống nhau cho tất cả các loài không? Vì sao?

Câu 3: (5 điểm). Để một tập hợp các cá thể trở thành quần tụ sinh vật cần có điều

kiện gì? Từ đó phát biểu định nghĩa khái niệm quần thể và giải thích vì sao quần thể là một cấp độ tổ chức sống?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 79 - 91)