Quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 38 - 40)

9. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần sinh

học (SH 12)

Dựa trên quy trình tư duy logic, chúng tôi thiết kế quy trình rèn KNTD logic cho HS gốm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trải nghiệm quy trình tư duy

Ở giai đoạn này, HS được học tập theo hướng rèn luyện tư duy logic nhằm mục đích vừa hình thành KNTD vừa kĩnh hội kiến thức.

Quy trình rèn luyện KNTD logic

GĐ 1: Trải nghiệm quy trình tư duy logic

GĐ 2: Đánh giá, thảo luận và rút ra quy trình tư duy logic

Đây là giai đoạn GV thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tập ở trên lớp theo quy trình tư duy logic để từ đó HS lĩnh hội được tri thức phần sinh thái học, đồng thời rèn luyện KNTD logic tương ứng. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi HS cần học tập theo các bước của quy trình tư duy logic, đồng thời GV cũng phải đưa ra những hướng dẫn tương ứng với các bước trong quy trình tư duy logic.

Việc trải nghiệm được thực hiện thông qua sự phức tạp dần các nhiệm vụ, đối tượng nhận thức. Bắt đầu từ nhiệm vụ tái hiện, sau đó đến những nhiệm vụ cao hơn theo mức độ hoạt động tư duy. Bên cạnh đó, để tăng dần tính chủ động, tích cực học tập của HS và hiệu quả của việc rèn luyện KNTD, tiến trình hoạt động nên được thiết kế theo kiểu “buông lỏng“ dần, từ mức cần nhiều sự tổ chức, hướng dẫn của GV đến nức HS tự vận dụng thao tác logic để học các nội dung mới.

PPDH là nhóm các phương pháp tích cực và sử dụng các CH, BT làm công cụ rèn luyện: CH yêu cầu phân tích - so sánh, CH yêu cầu khái quát hóa, trừu tượng hóa.

Giai đoạn 2: Đánh giá, thảo luận và rút ra quy trình tư duy logic

Giai đoạn này có mục tiêu chính là giúp HS ôn lại kiến thức về tư duy logic và hiểu rõ ý nghĩa từng bước trong quy trình để thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện KNTD logic.

Trong giai đoạn này, GV để HS đánh giá và thảo luận về tư duy logic diễn ra như thế nào? Cách thức để tiến hành các hoạt động đó? Từ đó hướng dẫn HS rút ra các bước của quy trình tư duy logic. Những điểm cần lưu ý, điều chỉnh hoặc chuẩn hóa các bước trong quy trình tư duy logic mà HS đưa ra. Cuối cùng, GV đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc rèn KNTD logic.

Hoạt động đánh giá, thảo luận có thể diễn ra sau khi HS học xong một mục, cuối tiết học, hoặc học xong một chương, một phần.

Ví dụ các câu hỏi gợi ý mà GV có thể đưa ra để HS thảo luận và đánh giá: 1. Trong mục này tiến trình học tập đã diễn ra như thế nào? Các em đã thực hiện những thao tác tư duy nào trong quá trình học tập đó? Kể tên các thao tác tư duy đó?

2. Hoạt động nào trong bài thể hiện việc huy động vốn tri thức? Việc vận dụng kiến thức đó diễn ra ở mức độ nào?

Giai đoạn 3: Giao nhiệm vụ mới

Mục tiêu của giai đoạn này là tiếp tục rèn luyện tư duy logic. Giao cho HS bài tập tư duy logic tiếp. Cuối cùng là HS vận dụng thao tác tư duy để nhận thức mọi sự vật, hiện tượng trong thực tiễn.

Đây chính là cơ sở giải thích nhiệm vụ của các môn học góp phần hình thành nhân cách sáng tạo cho HS. Khả năng vận dụng thao tác tư duy trong tình huống mới là nhiệm vụ của nhiều giáo viên thực hiện có hệ thống, bài này qua bài khác, môn học này qua môn học khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học (SH 12 THPT) (Trang 38 - 40)